Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200
  • hinhCu 1200

CHỦ ĐỀ: Hoi thu 25

└(≣) Hoi thu 25 06 05 2012 19:25 #7

Hồi thứ 62

Chư hầu đồng tâm vi Tề quốc
Tấn thần hợp kế trục Loan Doanh

(Chư hầu đồng lòng vây nước Tề
Tôi thần nước Tấn cùng mưu trục xuất Loan Doanh)

Kẻ làm vua tuy vô đạo, nhưng là thần mà trục xuất vua, rốt cuộc là một chuyện nghịch lý, cho dù là dân trong nước muốn như vậy, cũng phải hưng sư đến đó, chờ thần dân của họ lấy lời lẽ thỉnh gọi, rồi do cả nước đồng lòng, mới theo đó mà quyết định mới được. Vậy mà cứ tự ý làm không cho ai biết, mất đi cái đạo làm bá chủ hỷ! Huống chi lập Phiêu bởi là người trong nước muốn vậy, Trung Hoành Yêm làm sao biết được ? Rõ ràng là trước giờ đã có kết giao, do đó mà nói vậy thôi, Tề Linh công thừa cơ tranh bá là có cớ nhĩ.

Tấn làm bá chủ lâu đời, chư hầu phục tòng đã quen, nước Tề cũng đã từng ở dưới tay, chỉ có một lý do không trị tội nước Vệ, Tề Linh công đã xông lên tranh giành, mới thấy địa vị càng cao, càng không thể sai lầm tơ hào gì. Nước Tấn không đi thảo tội nước Vệ, là cớ cho nước khác nổi lên tranh bá, nhưng người tranh bá phải là vì chuyện nưỚc làm bá chủ phải làm mà không làm để tranh, thì mới có chỗ mà phục người ta. Tề Linh công muốn tranh bá phải lấy cớ chinh thảo nước Vệ, mà kế hoạch lại không như thế, lại đi đánh nước Lỗ, còn muốn giết kẻ đã được phong nối ngôi lâu nay để lập con của một người thiếp. Nghịch lý trái nghĩa, không ai bằng vậy, người ta dở mà mình cũng chẳng hơn gì, thật là chuyện buồn cười. Do đó mà rốt cuộc bị nước Tấn đánh cho gần mất nước.

Tấn Lệ công bị thí đã lâu năm, như nếu tranh tụng ở âm tào thì sao phải đợi đến đời Bình công mới ra chuyện ? Như nếu không phải thẩm cung định tội thì tại sao lại đem Tuẩn Yêm ra tới tòa ? Đã ra tới đó, tại sao lại không có lời gì truy cập đến tội của Loan Thư ? Tuy là lời của Diêm vương nhưng chưa hề đề cập đến Tuẩn Yêm, chặt đầu Tuẩn Yêm, là chính Tấn Lệ công động thủ, tại sao giữa tòa có Diêm vưƠng đó lại để cho người ta tự ý làm càn như vậy ? Vả lại đang cãi cọ với nhau, đao thương làm sao mà có ? Tuẩn Yêm bị rơi đầu trong mộng, tại sao lại bị ung thư mấy tháng sau mới chết ? Nếu nói chuyện không có thì còn được, nếu nói có thì chuyện có vẻ hoang đường quá không đủ tin. Nếu năm xưa Tấn Lệ công không nghe lời Trường Ngư Kiểu, còn có lương tâm thì Loan Thư, Tuẩn Yêm thí vua, mới quả là phụ đức, tự vấn lương tâm làm sao mà không thấy xấu hỗ ? Hôm nay đại hán đã đến, trong lòng không yên ổn, mới ra tới chuyện mộng mỵ, kẻ đồng bóng đoán mộng nhân cơ hội làm ra vẻ thần bí phụ họa thêm cho giống. Kẻ quân tử đời sau, nên dùng lý để căn cứ, mà quên đi những chuyện tầm phào khác mới được.

Chỉ vào lời nói của Kỳ Di, họ Loan có nhiều người oán ghét, đều là do họ Loan làm ra tội; có tội mà lại chiêu oán như vậy, có thể nói là tích ác hỷ. Thế nhưng chuyện Loan Kỳ dâm đãng, Loan Doanh bị trục xuất, đều là chuyện hiển nhiên của đạo trời đạo người, có gì là lạ ?

Loan Kỳ tiếm lời làm hại Loan Doanh, lời lẽ cũng hợp tình hợp lý; bởi họ Loan trước giờ hành vi quả thật có chỗ làm cho người ta thừa cơ. Có biết đâu trong đó còn có ẩn tình gì khác không biết tới ? Mới chỉ nghe không thôi cũng còn chưa biết gì cả.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

└(≣) Hoi thu 25 22 04 2012 21:26 #8

Hồi 61

Tấn Trinh công giá Sở hội Tiêu Ngư
Tôn Lâm Phụ nhân ca trục Hiến công

(Tấn Trinh công đè Sở, hội minh ở Tiêu Ngư
Tôn Lâm Phụ vì lời ca ép Vệ Hiến công ra khỏi nước)

Trận Biện Dương, lúc đầu Trí Doanh không muốn đánh, chỉ vì Trí Doanh là kẻ lão thành biết chuyện; đến lúc Tuẩn Yêm, Sĩ Quân muốn ban sư, cũng là vì hai người là kẻ lão thành biết chuyện. Bởi biết khó mà lui, được toàn quân trở về, không đến nổi phải bị tổn thất nặng nề. Nếu cứ dầm mưa không ngơi, ba con sông bành trướng lên, tuy là kỳ hạn bảy ngày, ma chưa chắc đã kịp ? Tiến không đưỢc mà thoái cũng không xong, quân Biện Lương lại thừa dịp, càng nguy ngập hỷ! Do đó Trí Doanh nổi giận, tuy được Biện Dương, nhưng chỉ là may mắn mà thành công, không bằng ban sư là ổn thỏa! Có điều Trí Doanh là tướng tài, tại sao lại không biết vậy ? Chắc là đã biết trước thiên văn, mưa không bao lâu nữa sẽ ngừng; hoặc biết trước địa lợi, nước không đủ để làm tai ương, với lại vốn biết tài sức hai tướng, chắc chắn sẽ đánh được Biện Lương, do đó mà nổi giận lên để kiên lòng hai tướng và lấy khí thế chăng ?

Trịnh bị Tấn, Sở tranh nhau, nhưng Tấn gần còn Sở xa, cái thế của Sở không bàng Tấn hỷ. Huống hồ Tấn dùng phương pháp đổi quân làm khổ Sở, Sở tranh không được với Tấn là chuyện quá rõ ràng. Có điều, chuyện làm thành ước và bỏ thành trì là do Tấn Trinh công hiền minh độ lượng, thức kiến rộng rãi, không phải là một ông vua bình thường nào theo kịp.

Thà để hư vị chờ người, không thể đem người vào lạm vị, không những không phải chỉ là lời của một người một thời, mà là tiêu chuẩn cho cả vạn thế của thiên hạ hỷ. Lạm vị thời này đầy rẫy, làm sao mà thi hành lại được lời của tấn Trinh công đây ?

Ba quân tuy là do ba vị soái chỉ huy, nhưng soái của trung quân quả thật là soái của ba quân, do đó mà gọi là nguyên soái. Nguyên soái ra lệnh, cho dù là không thỏa đáng, cũng không phải là hai soái kia có thể muốn làm gì thì làm. Trận Hoắc Lâm, có người thì đi về đông, người thì đánh Tần, hai người đổi lệnh đều là từ họ Loan, kiêu hoạnh quá chừng, do đó mà gia tộc sau này không tiếp tục được, đến nổi bị diệt tộc, triệu chứng đã rõ ràng ở nơi này hỷ.

Vệ Hiến công bị loạn bị bội phản đều là do không có pháp độ kỷ cương, con đường bại vong hỷ, huống hồ có Công Tôn Phiêu đang lõ mắt dòm ngó ở đó ? Tín là cơ bản của con người trong chuyện giao tế, từ thiên tử xuống tới thứ dân, không ai là dám vi phạm. Ăn uống tuy là chuyện nhỏ, nhưng ước hẹn với người ta mà quên, vô tín quá chừng hỷ. Vệ Hiến công kho6ng cho là chuyện gì, là ỷ làm vua mà khinh khi thần tử nhĩ, có biết đâu đến lúc trở mặt rồi, đâu còn chuyện phân biệt vua với tôi, có thể nói là một lời cảnh giới cho những kẻ bội tín.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

└(≣) Hoi thu 25 08 04 2012 22:33 #9

Hồi thứ 60

Trí Vũ Tử phân quân ngự địch
Biện Dương thành tam tướng đấu lực

(Trí Vũ tử chia quân đánh giáp vòng
Thành Biện Dương ba tướng Lỗ ra oai)

Lỗ, Thạch đám năm người, bán chúa cầu vinh, bởi vậy cuối cùng không được bách tính đồng tình, mới thấy làm chuyện không hợp lẽ trời, tự nhiên là không được lòng người thôi.

Tấn mưu đồ đưỢc nước Trịnh, có thể nói là vô cùng khó khăn, xây thành củng cố Hỗ Lao, dẫn Ngô lại đánh Sở, đều là những kế hay để được Trịnh; mà một kế là do Lỗ đại phu, một kế từ hàng thần nước Sở. Nước Tấn quân thần không ai nghi kỵ gì, tiếp nạp thi hành mà được Trịnh, mới thấy tự mình mình làm, không đủ để làm nên chuyện gì nhĩ.

Tiến cử kẻ thù, nhân tình thế thái là chuyện khó; tiến cử con mình, nhân tình thế thái là chuyện cố kỵ, Đặng Khê hai lần tiến cử đều không nằm trong ý liệu thường tình của ngưỜi ta, chỉ vì nhìn thấu đạo lý, vì vậy mà không bị chuyện gì làm trở ngại.

Chuyện Ngụyy Phong nghị hòa với nước Nhung, phân bổ lợi hại rõ ràng, hậu thế dùng lý lẽ để làm hòa với Nhung, không ai là không mượn lời của Ngụy Phong; nhưng không biết rằng, bởi người ta úy phục mình mà lại cầu hòa, thì có thể bảo đảm an ninh cho Trung quốc. Còn nếu người đưa ra nghị hòa là mình, thì sẽ làm cho kẻ man di khinh mạn, không những nghị hòa không thành, cho dù có thành cũng không giữ được lâu dài.

Bành Ngoạn vua nước Trịnh tâm cao khí ngạo, không lễ mạo với quý thích trưởng bối là tìm con đường rước họa vào mình; có điều lục khanh ỷ mình trưởng bối không kính nễ kẻ làm vua, lại không lo gì đến chuyện lợi hại của nước nhà, có phải là kẻ lương thiện đâu ? Còn nói đến chuyện đem ngọc đem gia súc bày ra biên giới, Tấn lại thì theo Tấn, Sở lại thì theo Sở, đấy là chuyện con nít náo loạn với nhau, vô tín vô nghĩa, há có phải là thể cách của một kẻ có nước có nhà ?

Ngụy Phong chấp pháp vô tư, Dương Thiệt Chức biết kẻ hiền, liệu sự giỏi, Sĩ Phương, Trương Lão làm việc nưỚc bảo tồn tài năng, không ngại mang tiếng bệnh vực bạn bè, đều là cái đạo của người quân tử. Đến ngay Tấn Linh công dũng cảm hối lỗi đến mức lụp chụp té lên té xuống, hiền đạt đến thế có phải chỉ là bình thường một thứ hiền đạt thôi đâu ? Một triều vua và thần đều như thế, làm gì phải lo bá nghiệp không chấn hưng ?

Nước có dũng tướng nhờ đó mà cường thịnh. Xem trận đánh ở Biện Dương, ba tướng nước Lỗ có thể nói là thần dũng mà Lỗ chẳng thấy tự cường nổi, ắt là không có kẻ hiền tài làm mưu sĩ vậy. Than ôi, mưu sĩ không phải là cần thiết lắm sao ?

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

└(≣) Hoi thu 25 25 03 2012 20:51 #10

Hồi thứ 59

Sủng Phú Đồng Tấn quốc đại loạn
Tru Ngạn Gia Triệu thị phục hưng

(Sủng ái Phú Đồng nước Tấn bị loạn
Tru diệt Ngạn Gia họ Triệu phục hưng)

Binh pháp có câu: "Tướng tướng bất hòa giả, kỳ quốc dị loạn", lại có câu: "Đại thần bất hòa bất khả dĩ dụng binh." Bởi tể tướng đại tướng bất hòa, dù là thời thái bình, còn sợ gây loạn huống hồ gì là thời nhiễu nhương ? Còn đại thần, không chỉ nói tể tướng đại tướng gì cả, phàm là công khanh một nước cũng thế. Tuy chỉ phù tá thôi mà bất hòa cũng trở ngại cho chuyện dùng binh, huống hồ gì là tể tướng đại tướng ? Lệnh doãn và tư mã nước Sở tương đương với tể tướng đại tướng. Không giúp đở nhau mà còn thù hằn nhau, tuy không có việc gì còn không khỏi có chuyện phiền phức, huống hồ gì là đang tranh ngôi vị bá chủ với Tấn bá ? Hai người không ai chết giữa trận tiền cũng là phúc của nước Sở.

Chuyện lớn nhất nguy nhất của thiên hạ, không có chi bằng chiến trận, mà chủ chốt trong đó, chính là trung quân nguyên soái, chỗ ba quân nghe hiệu lệnh. Sở, Tấn đánh nhau đang lúc nghiêm trọng, ngày nào cũng giao chiến, dù thắng thua còn chưa biết, nhưng cũng là trong phút chốc, huống hồ ông vua bị hư mắt, quân sũi bị tổn thương, đay có phải là lúc bình thường ? Tử Trắc lại hứng chí uống rượu đến say mèm, không còn biết đâu là đâu, chết cũng là may lắm! Tử Trọng tuy lấy lời lẽ ép chết, nhưng án lý mà nói, cũng không phải là sai lầm.

Phú Đồng, Di Dương một đám tiểu nhân, không có đức không có tài, chỉ lấy siễm nịnh đẻ làm vua sủng ái, được chức vụ đại phu đã là quá đáng, lại đi vọng tưởng đòi làm khanh tướng, lại vì nóng lòng được tước vị, sàm tấu giết đại thần. Kết cuộc không được mấy ngày đã bị tóm cổ chém đầu, mang tiếng ác mà chẳng được hưởng gì, ích lợi gì mà làm nhĩ ?

Đám Phú Đồng tiểu nhân, gian ác tiếm vị sát hại đại thần, chết không đáng tiếc, chỉ tiếc một ông vua, vì mấy đứa tiểu nhân không ra gì mà bị mất mạng oan uổng, thật không đáng tý nào! Kẻ có nước nhà, trong chuyện dùng người, nghe lời khuyên gián, phải biết cẩn thận thay! Phàm là kẻ gian ác hại người, sau này không ai không bị ác báo, như đám Phú Đồng, Đồ Ngạn Gia đều là một kiểu như vậy, thế mà không biết tại sao người ta lại tự làm khổ mình đi hại người khác để tự hại ?

Tấn Trinh công vừa mới lên ngôi, thưởng công phạt tội, tiến cử người hiền, trọng nhiệm kẻ năng cán, đã thấy được có cái cương lãnh của một ông vua, bá nghiệp trung hưng lẫy lừng là có lý do của nó. Chuyện phế lập la do đại thần, lúc trước khi lên ngôi không thể mềm yếu được, không thể nóng nảy được. Tấn Trinh công trình bày chỉ mấy lời, không cao không thấp, vừa có địa thế, vừa có đại thể, kẻ tôi thần không xứng tôi thần, không chờ bị xử tội đã run rẫy, có thể nói là phương pháp ngự cường địch, định gian nan hay tuyệt.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

└(≣) Hoi thu 25 17 03 2012 13:08 #11

Hồi thứ 58

Thuyết Tần bá Ngụy Tướng nghinh y
Báo Ngụy Y Dưỡng Thúc hiến nghệ

(Thuyết phục vua Tần, Ngụy Tướng rước danh y về
Báo thù Ngụy Y, Dưỡng Thúc biểu diễn tài bắn cung)

Ngụy Tướng biết rõ Tần là nước cừu địch, mà khẳng khái xin đi qua đó mời thầy thuốc, có thể gọi là kẻ trung nghĩa, đến lúc lấy đại nghĩa trách Tần Hoàn công, lời lẽ chính đại quang minh, do đó mà mời được, thì tài năng cũng là phi thường vậy. Thần tử nước tấn bởi vì bệnh của vua, đi mời Cao thần y, không tiếc lời mềm mỏng với nước cừu địch để mời cho được, đủ thấy lòng tương ái. Cao thần y lại mà không làm gì được, chỉ còn xem đó là số mệnh thôi nhĩ. Nhưng cũng phải có lời nói của thần y xác nhận mới biết quả là vậy, lòng kẻ thần tử mới không bị áy náy đã không tận sức. Thời nay, đã không biết thần y là ai, kẻ làm vua làm cha có bệnh, đã không cẩn thận tìm thầy tìm thuốc, mời lang băm lại, bệnh nhẹ thì nặng thêm, bệnh nặng thì có thể nguy ngập tính mạng, lại đổ thừa cho số mạng không cứu được, thương thay, buồn thay!

Tấn Sở giảng hòa vốn là chuyện đại sự, Tử Trắc là tư mã của nước Sở, cũng là một đại thần, Tử Trọng lại không để tham dự vào cũng là điều không phải. Có điều nam bắc giao binh, sinh linh đồ thán đã lâu, may mà được giảng hòa, không phải chỉ là phúc của hai nưỚc thôi, còn có ảnh hưởng lớn lao đến cả thiên hạ. Mình không được dự hội nghị, cho dù không được chút công lao gì, không phải là không được hưởng lợi lộc từ đó. Tử Trắc lại vì chuyện tranh công, bụng dạ ganh ghét mà bội minh đi tìm khổ, tội ác to lớn hỷ! Sau này lại vì bại trận mà treo cổ, tuy là do Tử Trọng báo oán, nhưng khi có kẻ ngăn cản mà không kịp, thì cũng là có đạo trời trong đó nhĩ.

Trận Yên Lăng, Sĩ Doanh không muốn thắng Sở, cho là ngoài mà thắng thì bên trong sẽ có vấn đề, đó là kiến thức của bậc lão thành, nhưng lấy thế cuộc mà bàn luận, lại không phải như thế là hết. Nước Sở trước giờ vốn đã hoạnh họe cường bạo, Trung Quốc đã bị họ đàn áp khổ sở từ lâu, tuy Tề Hoàn công hiền đức, mưu đồ đã mấy chục năm mà cũng chẳng khuất phục được họ. May mà một trận ở Thành Bộc làm tỏa đi nhuệ khí, Trung Quốc mới có được chút bình an, vậy mà còn chưa nhằm gì cả. Đến lúc nước tấn bị bại trận ở Bí, Sở lại hoạnh họe như cũ. Trung Quốc mà mong chống cự lại với Sở, chỉ có Tấn, nếu Tấn cũng nhượng họ thì nước Sở sẽ hung hăng xông tới. Chư hầu thấy Tấn không bảo vệ được họ được cũng sẽ ly tán, thì cảnh tĩnh vua Tấn sẽ mất đi bá nghiệp xây dựng đưỢc bao nhiêu lâu nay, không thể nói là kế hoạch gì hay ho cả. Huống hồ gì ông vua không hiền, cho dù có sợ bên ngoài, cũng làm sao đủ để làm ngay cái tâm của ông ta được. So với bên ngoài bên trong đều hư cả, chi bằng đánh bên ngoài cho yên ổn rồi từ từ tính chuyện bên trong. Đánh bên ngoài đã yên rồi mà không có kế hoạch gì để an ổn bên trong thì đó là lỗi lầm của kẻ chấp chính, làm sao đổ thừa được cho chuyện đi đánh bên ngoài ?

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

└(≣) Hoi thu 25 10 03 2012 12:55 #12

Hồi thứ 57

Thú Hạ Cơ Vu Thần đào Tấn
Vi hạ cung Trình Anh nặc cô

(Lấy Hạ Cơ Vu Thần chạy qua nước Tấn
Bao vây cung cấm, Trình Anh dấu đứa con côi)

Chuyện Khước Khắc liên minh với Tề, thật là buồn cười, ý là muốn đòi mẹ của vua nước người ta làm con tin, mà lại cũng muốn đổi đất đai của người ta để tiện cho việc của mình, một chuyện ngàn vạn lần không thể xảy ra, ngay cả con nít còn biết vậy. Nếu như Khước Khắc vì hận Tề quá, dự định một kế hoạch chắc thắng, rồi đưa ra điều kiện ngặt nghèo, nếu không chịu là đánh, diệt luôn nước Tề cho hả hận thì còn có chỗ giải thích, đã không có thâm mưu viễn kiến, ngược lại còn làm cho Tề có cớ trách cứ cho một phen thật xấu hỗ mất mặt, rồi đến lúc Quốc Tá nói đến chuyện tụ binh tàn đánh tiếp trận nữa, chào một tiếng rồi bỏ đi, cũng chẳng có kế gì để bắt giữ người ta lại, còn phải sai người đuổi theo mời về lập hòa ước, hành động thất thường, ngôn từ nóng nãy, thật đáng cười hỷ! Khước Khắc làm công khanh, có chỗ không làm người ta thỏa mãn cho lắm.

Khuất Vu ở Phần, cũng làm một đại thần, vì một Hạ Cơ mà phí không biết bao nhiêu tâm sức, lừa vua dấu diếm bạn bè, bỏ chức tước và hại cả gia đình, làm không biết bao nhiêu điều không ra gì, cũng chỉ vì một ý niệm dâm đãng. Sắc đẹp mê người, kinh khủng như thế! Một người bạn nói: "Thời nay vì một con điếm không ra gì, làm cho thân thích xa rời, ban bè khinh miệt, anh em không nhìn nhau, vợ chồng trợn ngược mắt, mọi chuyện đảo lộn tứ tung, táng gia bại sản, chuyện xảy ra như cơm bữa; huống hồ là một vưu vật như thế, chết cũng đành!" cả bàn nghe nói, không ai là không nghiêng ngửa.

Khuất Vu chạy qua Tấn thông qua Ngô, do đó mà đem Ngô về đánh Sở, làm Tử Trắc, Tử trọng chạy đôn chạy đáo, một kẻ thần tử năng cán đi hay ở lại, hậu quả đâu phải tầm thường nhĩ ?

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Đăng Nhập / Đăng Xuất