Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200
  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200

Cường Để 50 Năm Ngày Vào Trường

Một vài cảm nghĩ về ngày “ Kỉ niệm 50 năm ngày vào Trường Cường Đễ Qui Nhơn” tổ chức 5-8-2016 tại QN

50NamVaoTruong

Tôi đã nói với các bạn đừng quan tâm đến con số 50, vì có một số người vào trường một vài năm trong liên khóa 1966-1973. Với tôi đó chỉ là một cái cớ.Thông thường kỉ niệm cho ngày tốt nghiệp, cho ngày ra trường chứ ai kỉ niệm ngày vào trường, vả lại chúng ta đã làm kỉ niệm 20 năm ngày vào trường đâu, 30, 40 năm cũng không, hà cớ gì kỉ niệm 50 năm, nhưng tôi cho đây là một sáng kiến hay, một ý đẹp và kịp thời. Hay, vì nhờ thế bạn bè mới mặt gặp mặt, tay bắt tay, gặp lần đầu một số bạn và thầy cô hơn 40 năm không biết ở đâu .Đẹp, bởi tự dưng khơi lại những kỉ niệm nằm tận đáy lòng, như cùng nhắc nhớ một bóng hồng Trường Nữ hay những tà áo trắng Trinh Vương… và kịp thời vì để kỉ niệm 60 năm, có lẽ một nửa số ngồi đây không có mặt, không có mặt có thể vì bệnh tật già yếu không đi được cũng có thể họ đã đi về “ phương trời miên viễn chiêm bao “. Nhìn bạn bè cụng ly, cười nói, cả một không gian ấm áp tình người và đầy sức sống, ai dám nói họ đã qua tuổi 60.Tôi nhớ bài “Tình già “ của Phan Khôi:

Xem tiếp...

Lan Man Về Cường Để

Nhân dịp cựu học sinh Cường Đễ LK 66-73 tổ chức họp mặt Kỷ niệm 45 năm,ngày ra trường 8-7-2018 tôi đăng lại bài đã viết 2016 cho cuộc họp mặt 50 năm ngày vào trường của LK tổ chức 5-8-2016 tại Quy Nhơn. Trần Phi Hùng.



Thế hệ chúng tôi sinh bất phùng thời. Sớm hơn một tí sướng hơn. Trễ hơn một tí dễ thích ứng hơn. Khi mùa hè Quãng Trị đỏ lửa, học sinh chúng tôi đã nóng lên .Học và học,học là trên hết, rớt Tú tài phải đi lính. Ai trong túi cũng có Thẻ động viên tại chỗ, nếu đậu được thêm mấy chữ :” Hoãn dịch vì học vấn” còn không, cái chắc là đến quân trường, Chúng tôi học ngày học đêm, thiếu ngủ nhưng không dám ngủ, muốn thức dù uống coffee cũng chẳng ăn thua,Tôi có 1 tấm bảng dài gần 3m, khi buồn ngủ phải đi tắm rồi cầm cục phấn trắng đứng trước bảng. Tương lai chúng tôi là Tú tài hai, thời đó rớt Tú tài 1 đi trung sĩ, rớt Tú tái 2 đi chuẩn úy, có Tú tài 2 đi lính cũng đươc Võ bị Đà Lạt, nếu muốn vào Đại học ghi danh không được trường này thì cũng được trường kia.Rồi sự kiện 30_4 đến, chúng tôi như những con chim chưa đủ lông cánh phải bay vào đời, mà đời thì đầy đắng cay .

Xem tiếp...

Đến Như Vậy Đi Như Vậy

Đã lâu rồi tôi không còn tu học thường trú trong thiền viện nữa. Nhưng thỉnh thoảng vẫn ghi danh một vài khóa tu ngắn hạn ở những thiền viện mà mình đã từng tham gia.



Có lần đi dự khóa tu học một tuần ở San Francisco Zen Center. Tình cờ đó cũng là lúc mà thiền viện đang chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Roshi (Thầy) Shunryu Suzuki. Không khí ở thiền viện lúc nào cũng trang nghiêm, chậm rãi, im ắng, nhưng tuần đó lại rất nhộn nhịp, lễ hội.

Xem tiếp...

Một Thời Tuổi Thơ

Mến thương tặng những bạn bè của tôi và những người em nhỏ ở quê hương Đập-Đá – An-Nhơn – Bình-Định.

XÓM ĐẬP CỦA TÔI



Sau khi Tây giã “Mọt Chê” từ đèo An-Khê xuống Đồng-Phó, ba tôi đã đưa gia đình xuống ở nhờ nhà Ngoại tại xóm Đập. Lúc đó tôi chưa sinh ra. Khi tôi 5,6 tuổi mới biết xóm Đập nghèo lắm. Độ mươi cái nóc nhà, quây quần hai bên con mương được nối liền bằng cái cống nên còn gọi là xóm Cống.

Xem tiếp...

Arlington National Cemetery

Arlington.1
Sau khi thăm viếng phần mộ ba má như mọi năm, thằng em út hỏi tôi muốn đi đâu nó sẽ đưa đi. Virginia là nơi phần lớn anh em tôi đã chọn định cư. Tôi đã đến đây nhiều lần, thăm viếng hầu hết các địa danh nổi tiếng khu vực thủ đô Washington. Nhưng vẫn còn một nơi chưa đến, cách nghĩa trang Ba Má tôi yên nghỉ chỉ khoảng 15 phút lái xe, hợp với thời gian khá eo hẹp của chúng tôi. Thế là ba anh em thẳng tiến đến Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington (Arlington National Cemetery).
Đây là một nghĩa trang quân đội nằm trong một khu vực rộng 624 mẫu được thành lập năm 1866. Ngày xưa chủ nhân của miếng đất này là vợ của tướng Robert Lee, tướng miền nam thua trận trong chiến tranh Nam-Bắc, bà cũng là cháu gái của George Washington, tổng thống đầu tiên của Mỹ.

Xem tiếp...

Lan Man Niềm Nhớ

Lâu lâu về quê gặp lại năm ba người bạn cũ, hay tình cờ ở đâu đó, chúng ta hay nhắc lại những kỷ niệm của thời thơ ấu. Những lúc này tâm trí của chúng ta quả đúng thật là lan man!

Tôi không thể nhớ được hết những thầy, cô và các bạn bè cùng lớp từ Tiểu-Học cho đến Tú-Tài. Nhưng tất cả các thầy cô, trường học và bạn bè tôi đều yêu quý và mãi nằm ở trong ký ức tôi.

XÓM ĐẬP

Ông Nội tôi gốc Ba Tàu, chạy đói qua VN trú ngụ tại Đồng-Phó, thuộc hữu giang sông Côn, Tây-Sơn. Sau khi ông Nội mất, Tây nó kéo lính chiếm An-Khê rồi đặt Mọt Chê (Pháo; Canon) tại đèo “giã” xuống Đồng-Phó. Ba tôi phải bầu cọ gia đình chạy xuống tá túc nhà Ngoại tại xóm Đập, Đập-Đá, An-Nhơn, Bình-Định. Rồi sau đó tôi được sinh ra ở đây. Song sinh, nhưng mẹ bị bệnh không có sữa, em trai tôi bị mất. Thời nầy chúng tôi đang sống với Việt-Minh. Xóm Đập chúng tôi rất nghèo. Nhưng, với sự cần cù thương yêu của ba, hiền hòa của hàng xóm và tiếng đập chảy hằng đêm êm đềm ru tôi vào giấc ngủ. Cứ vậy mà tôi khôn lớn.

Đập Đá
Đập Đá

Xem tiếp...

Thượng thọ

Hôm về rồi về nhà nhân dịp 90 tuổi của ba, mình viết bài nhạc kỷ niệm, bỏ vào đây chia xẻ với mấy bạn, như ngày nào những năm trước.

Như chốn thân quen

dem_sai_gon
Ảnh : đêm giao thừa Sài Gòn 2016
1.
Sài Gòn, đằng sau 2 tiếng thân quen ấy là không biết bao nhiêu từ, cụm từ định danh, định tính mà chắc không ai là người Việt Nam chưa một lần điền vào dấu chấm lửng cho "Sài Gòn của riêng mình".
Tôi cũng vậy, chỉ vỏn vẹn có 4 năm sống nơi này. Nói gắn bó cho thực sự đúng nghĩa thì không hẳn. Vì thực ra thời gian sinh hoạt của một thằng sinh viên trong ngoài đôi mươi cách đây trên 30 thì chẳng có gì phong phú. Chỉ quẩn quanh giảng đường, trường học, thư viện và những con đường. Ôi chao Sài Gòn có lẽ hấp dẫn và thú vị nhất là ở những con đường. Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, lúc chúng tôi đến từ tỉnh lẻ, vẫn còn nghe người SG gọi tên đường, tên khu phố, những tòa nhà thương mại, những công sở, khách sạn,... theo tên cũ vốn gắn bó với người "Hòn ngọc viễn đông" từ trước 1975. Ví dụ lúc bấy giờ con đường nối dài từ Ngã 6 Cộng Hòa cho đến ngã ba rẽ vào Cư xá Thanh Đa mà hằng ngày chúng tôi vẫn đạp xe từ KTX đến trường ĐH Tổng Hợp số 10_12 Đinh Tiên Hoàng (Văn Khoa) có tên mới là Xô Viết Nghệ Tĩnh mà sau này, 2 phần 3 con đường này đổi thành Nguyễn Thị Minh Khai nhưng người SG vẫn cứ quen gọi là đường Hồng Thập Tự. Rồi đường Tự Do, Thương Xá Tax,... Vài dòng lan man về tên gọi xưa và nay của những con đường SG là để gợi lại hình ảnh một SG thời thắt lưng buộc bụng. Thời ấy đời sống thường nhật vẫn để lại trong trí nhớ bọn thanh niên chúng tôi về những cảnh đời không vui thậm chí là ảm đạm của những người từ vùng KTM về lại, tá túc dưới những hàng me, hàng dầu, hàng xà cừ,... chạy hai bên hè phố bên những bờ tường hay những trạm chờ xe bus.

Xem tiếp...

Cựu chiến binh Mỹ

Trên chuyến bay chuyển tiếp từ Baltimore đi Orlando vừa qua tôi tình cờ đi chung với một phái đoàn cựu chiến binh Mỹ tham quan Washington D.C về. Họ đã được các hành khách đi cùng chào đón,hoan hô nồng hậu. Nhất là khi khoảng 10 vị đi trên xe lăn xuất hiện, tất cả mọi người đứng lên vỗ tay hoan hô chào mừng, mọi việc đều xuất phát từ trái tim, sự biết ơn và cảm tình nồng ấm của người dân dành cho những người đã từng một thời vào sinh ra tử nơi chiến trường để phục vụ đất nước.

Tuy nhiên lịch sử Mỹ không phải lúc nào cũng đối xử công bằng với những chiến binh từ trận tuyến trở về, cụ thể là những chiến binh trở về từ chiến trường Vn. Thay vì được chào đón long trọng với những cuộc diễn hành, những bài diễn văn cám ơn, họ đã được đón tiếp với sự thờ ơ, lạnh nhạt, ngay cả với thái độ thù địch của một số người. Họ trở về với một nước Mỹ đầy phân hóa, bọn truyền thông cánh tả đã thao túng truyền thông với những phóng viên thích ngồi ở những quán ăn sang trọng SG viết bài hơn là từ thực tế chiến trường. Họ phải đối mặt với sự tẩy chay, phản đối của bọn phản chiến, gọi họ là những kẻ giết trẻ em( baby killers). Giới văn nghệ sĩ cũng cho việc chống đối chiến tranh Vn là một mode thời thượng, điển hình là cô ca sĩ dân ca Joan Baez và cô đào Jane Fonda. Jane Fonda đã đâm sau lưng chiến sĩ khi sang Hà Nội năm 1972 cười nói, diễn trò khỉ, khi trên chiến trường lính Mỹ vẫn hy sinh và đổ máu ngày đêm, cũng vì vậy mọi người chế diễu đặt cho bà danh hiệu Hanoi Jane.

Xem tiếp...

Món quê

doi-cat
Photo đồi cát

Phan Rí ăn cá bỏ đầu Phan rang thấy dậy xỏ xâu đem dìa

(Ca dao Nam Trung bộ)
Mấy hôm rày trời âm u, mưa giông. Mưa mùa hạ. Bắt đầu một mùa lá me non. Những cây me đủ loại từ già cỗi cho đến những cây còn trẻ chừng mươi năm đổ lại dường như đã chờ đợi lâu lắm rồi, chờ ngày trút bỏ bộ áo cũ kỹ thâm rì để thay bộ cánh mới non tươi xanh mát.
Có thể cây lãng mạn, hồn nhiên nhưng người đâu hẳn nhìn cây bằng con mắt thi vị vô tư vậy! Nói cho vui, chứ thực ra người xứ Tam Phan, có lẽ vậy, Phan rang, Phan rí, Phan Thiết hay rộng hơn là một vùng duyên hải niềm Trung ai mà không thích món canh chua lá me! Món này từ nhỏ tôi đã được thấy bà ngoại và má nấu, từ khi lấy vợ thì vợ nấu rồi bây giờ thì tui cũng biết nấu luôn. Ngon lắm! Này nhé, món canh lá me vô cùng đơn giản. Nếu cá đồng, cá sông thường nấu với khế chua, me trái và bông chuối thì cá biển thường ngon hơn khi chỉ với một nắm lá me non, một nhúm hành é, muỗng nước mắm ngon. Nhiêu đó thôi. Vậy, mà nên chuyện.
Mùa nồm, nam, cuối xuân đầu hè là mùa cá nục, bạc má, ngân, ngừ,... và đặc biệt là cá cơm. Cá lặt mang, rửa sạch, ướp tí hành ớt, đợi cho nồi nước sôi bùng là cho vào. Đợi cá chín tới, vò nắm lá me non, đợi tí, sao cho lá me chuyển từ màu xanh mạ sang màu vàng chanh là đã đủ chua thì tắt bếp. Xắt nhúm hành é, nêm thêm chút mắm ngon là đã có nồi canh chua cá lá me, ngon đã đời. Mâm cơm nhà quê, mà bây giờ đã là "nhà phố"cứ lua thăm thẳm mấy chén trưa hè. Haha. Tôi đang tả món ngon nhà quê mà lại "lồng ghép thơ phú" thì e hơi dị! Bịnh mà. Biết nhưng cai không được. Nhưng xin thưa bạn, tánh tui, "thực" và "mộng" (hay "đạo") cùng chia đều 50/50. Viết chuyện ẩm thực thì lái sang thơ. Nhưng lúc làm thơ lại nhớ chuyện "ăn uống"!

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Hình Đặc Biệt
Số bài viết:
4
Ngô Văn Tỏ
Số bài viết:
9
Nguyễn Trí Mẫn
Số bài viết:
13
Ngọc Dung
Số bài viết:
2
Nguyễn Trường Lưu
Số bài viết:
2
Lê Khắc Tưởng
Số bài viết:
4
Nguyễn Sĩ Hạnh
Số bài viết:
18
Khổng Xuân Hiền
Số bài viết:
23
Hạnh Nhân
Số bài viết:
6
Võ Như Vũ
Số bài viết:
1
1. Nhiều Tác Giả
Số bài viết:
76
Phạm Hữu Bình
Số bài viết:
3
Nguyễn Mỹ Nữ
Số bài viết:
9
Nguyễn Trác Hiếu
Số bài viết:
14
Phạm Thiên Thu
Số bài viết:
11
Nguyễn Kim Tiến
Số bài viết:
62
Nguyễn Mạnh An Dân
Số bài viết:
9
Phan Minh Chính
Số bài viết:
7
Lê Huy
Số bài viết:
22
Nguyễn Trí Minh
Số bài viết:
11
Trần Quang Khanh
Số bài viết:
1
Võ Phiến
Số bài viết:
1
Phạm Duy Tuấn
Số bài viết:
1
Trần Đông Oanh
Số bài viết:
2
Nguyễn Lệnh
Số bài viết:
1
Nguyễn Thị Tê Hát
Số bài viết:
5
Ngô Thành Hùng
Số bài viết:
6
Ngô Lạp
Số bài viết:
7
Nguyễn Hoàng Minh
Số bài viết:
1
Nguyễn Gia Thiện
Số bài viết:
1
Lê Quang Mỹ
Số bài viết:
4
Đỗ Ngọc Hoánh
Số bài viết:
3
Nguyễn Quang Quân
Số bài viết:
5
Hồ Sĩ Đình
Số bài viết:
6
Xuân Phong
Số bài viết:
12
Nguyễn Quốc Tuyên
Số bài viết:
17
Hà Xưa
Số bài viết:
3
Mai Xuân Vỹ
Số bài viết:
13
Huỳnh Kim Bửu
Số bài viết:
7
Bùi Đăng Khoa
Số bài viết:
6
Thanh Quí
Số bài viết:
15
Lê Khánh Luận
Số bài viết:
5
Đào Thanh Hòa
Số bài viết:
1
Huyền Nhung
Số bài viết:
2
Thanh Nguyên
Số bài viết:
2
Trần Dzạ Lữ
Số bài viết:
6
Hồ Ngạc Ngữ
Số bài viết:
3
Vũ Ngọc Toàn
Số bài viết:
3
Nguyên Thùy
Số bài viết:
4
Ngô Tấn Bình
Số bài viết:
9
Trần Mộng Tú
Số bài viết:
3
Tôn Thất Quyến
Số bài viết:
4
Từ Nguyễn
Số bài viết:
2
Nguyễn Văn Thịnh
Số bài viết:
1
Bùi Diệp
Số bài viết:
7
Trần Quang Kim
Số bài viết:
4

Đăng Nhập / Đăng Xuất