Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • NhaGiuXe1200
  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200

Văn Học

Giới thiệu: Tiểu thuyết lịch sử: "Nhất thống sơn hà"

Thanh

Sau khi hoàn tất xuất sắc công việc biên soạn, xuất bản và ra mắt phần I: Én Liệng Truông Mây của bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử Tây Sơn Tam Kiệt, nhà văn Vũ Thanh đã miệt mài gần hai năm dài để hoàn thành tiếp phần hai: Nhất Thống Sơn Hà mà quý độc giả đang có trong tay. Ðây là tác phẩm đồ sộ đã được tác giả nghiên cứu thật tỉ mỉ, sâu rộng và diễn dịch qua hàng ngàn tài liệu lịch sử từ Việt Nam, Tây Phương và Trung Quốc để sáng tác nên bộ tiểu thuyết lịch sử này. Một tiểu thuyết lịch sử mà phần lớn những sự kiện dựa vào chính sử, được tác giả khéo léo hư cấu thêm những tình tiết để câu chuyện thêm phần hấp dẫn và lý giải những khúc mắc trong chính sử đã không làm rõ.

Xem tiếp...

Thêm một tác phẩm viết về Vua Quang Trung

Đó là tác phẩm Áo vải cờ đào của tác giả Lam Hồng, Nhà xuất bản Văn nghệ TP HCM ấn hành tháng 8 năm 2005. Với gần 200 trang sách, Áo vải cờ đào là bản anh hùng ca ngợi ca vị Hoàng đế Quang Trung vĩ đại.

Hầu hết mọi sự kiện lịch sử to lớn, có khả năng soi sáng phẩm chất anh hùng của Nguyễn Huệ - Quang Trung đều được tác giả quan tâm khai thác. Có thể thấy, tác giả là người am tường lịch sử, say mê lịch sử. Cho nên, lịch sử qua ngòi bút của tác giả hiện ra một cách sáng rõ, sinh động và không kém phần cuốn hút.

Xem tiếp...

Anh Bình Định

Nguồn: Giai phẩm TÂY SƠN Xuân Ất Hợi

Ðề tựa một cuốn sách của ông Nguyễn Ðình Tư, ông Nguyễn Hiến Lê cho biết đã từng muốn kiếm một khu vườn ở lại vũng Lắm hay Xuân đài.

Vị học giả từ đất Bắc vào toan mua vườn làm nhà ở Phú yên vì ông "thương" cảnh đẹp Phú yên, muốn thưởng ngoạn cho thỏa thích. (Thương là chữ của ông Nguyễn, nhại một tiếng trong ca dao địa phương). Làm dân Bình định, tôi có hơn ông Nguyễn thêm một lý do nữa để lưu luyến Phú yên: ở đây, người ta "thương" trai Bình định. "Người ta" là con gái, thế mới càng thú vị. Thú vị và hiếm có. Bởi vì trong văn chương bình dân của từng địa phương không dễ tìm ra một câu thắm thiết tình tứ của miền này hướng về miền kia như câu hát của gái Phú yên:

Xem tiếp...

Ngày xuân nghĩ về quê hương

LTS. Bài này đã đăng trên Ðặc san QUANG TRUNG TÂY SƠN - Xuân Kỷ Mão 1999 và đã được đăng lại trên nhiều websites. Cuongde.org xin chân thành cám ơn Thầy Giác đã cho phép đăng lại ở đây. Ngày xưa không phải ai cũng may mắn được Thầy Nguyễn Mộng Giác dạy trong lớp, nay mời các bạn đọc (hay đọc lại) như là một lần ngồi dự thính trong lớp của Thầy.

Cách đây ít lâu, một chị bạn kể chuyện cô con gái của chị về thăm Việt Nam. Cháu qua Mỹ hồi còn bé, lớn lên, học hành, trưởng thành trong khung cảnh mới nơi xứ người, kỷ niệm về quê hương chỉ là những mảng nhớ mơ hồ. Cháu về thăm quê hương một tháng, trở về Mỹ ngẩn ngơ như người mất hồn suốt hai ba tháng. Cháu cứ hỏi tại sao đồng bào mình sống khổ đến như thế, và ngẩn ngơ tuyệt vọng vì biết chắc còn lâu, lâu lắm, những người thân ở Việt Nam mới thoát được căn bệnh khổ nghèo triền miên kéo dài hằng thế kỷ qua.

Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm đời, cháu cũng nhận ra được thực tế căn bản của đời sống nơi quê nhà: những trù phú sang trọng giả tạo và bấp bênh ở thành thị, những thiếu thốn cơ cực không lối thoát ở nông thôn, sự bất công lộ liễu trong xã hội, chênh lệch khủng khiếp giữa người giàu và người nghèo, ...

Xem tiếp...

Đăng Nhập / Đăng Xuất