Tìm khăn áo ấy trong mây
Làm sao tìm thấy của ngày trinh nguyên
Trăm năm còn chút niềm riêng
Thì xin gởi lại những miền cỏ hoa.
Phấn hương tưởng đã phôi pha
Xuân xưa lắng đọng vỡ oà thanh tân
Cho nhau một hạt muối nồng
Ngàn năm vẫn mặn trong hồn của nhau.
Trần Dao Chi
Số lần đọc: 3101
Trăm Năm Vẫn Mặn
Mặn nồng còn gởi cho nhau
Chuyện xưa còn nhớ, buổi đầu chưa quên
Thuyền tình còn mãi lênh đênh
Buồm căng nỗi nhớ, gió quên nỗi buồn
Niềm riêng nhớ nhớ thương thương
Ai đi biền biệt, ai còn tương tư
RE: Ngàn Năm Vẫn Mặn
Dao Chi ơi,
“Phấn hương tưởng đã nhạt nhòa” nghe nó “đã” hơn.Chúc vui.
RE: Ngàn Năm Vẫn Mặn
Một bài thơ hay của chị Dao Chi.
Và San Hô cảm thụ cũng tốt.
CGĐL thêm ý nhỏ:
Lục bát là thể thơ truyền thống, nên vần điệu phải “hợp vận”. Câu 7 không hợp vận với câu 6 rồi chị Dao Chi! (tân # nồng).
RE: Ngàn Năm Vẫn Mặn
Bạn CGĐL và San Hô thân mến,
Tôi xin trích dẫn hai tác giả đều là “vua”lục bát,một người”cổ” và một người”kim”:
[b]Nguyễn Du:[/b]
[i]Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
Rằng:Năm Gia Tĩnh triều Minh,
…
Gia tư nghỉ cũng thường bậc trung,
Một con trai thứ rốt lòng,[/i]
Đây mới là những câu mở đầu của Truyện Kiều(câu 7,8,9 và 12,13),còn rất nhiều nữa.
[b]Du Tử Lê:[/b]
[i]thân tôi củi nỏ lửa người
đêm,thu hồn ẩn-ngày,hồi xác ve.[/i]
(Nén đá giầm đời)
[i]hiên bưng bóng tối vai người
mưa quanh ghế gỗ hạt soi hiên ngoài.
…
mẹ ngồi giữa cõi chia tan,
óc moi xác những đứa con đã vùi.[/i]
(Đêm mưa về Chí Hòa thăm mẹ)
Và cũng còn nhiều nữa.
Theo tôi nghĩ”phôi pha” hợp với ngữ cảnh này hơn là “nhạt nhòa”.
NPN
Cảm Ơn
Cảm ơn Khách Vãng Lai, San Hô, Cô gái Đồ Long, Nguyễn Phương Nam đã đọc thơ, gởi thơ họa, có lời bàn và trích dẫn.
Mình đồng ý với bạn CGĐL niêm luật quan trọng trong một bài thơ nhất là thơ lục bát – một thể thơ thuần Việt gắn liền với ca dao Việt Nam – tuy nhiên giữa hiệp vận và ý thơ có khi người viết đành hy sinh vận để giữ ý thơ mình muốn gởi gắm.
San Hô ơi, [i]nhạt nhòa [/i] hay lắm nhưng sao Chi vẫn thấy thích [i]phôi pha [/i] đi sau [i]phấn hương [/i] hơn và hợp với ngữ cảnh hơn.
Một lần nữa cảm ơn các bạn.
Dao Chi
RE: Ngàn Năm Vẫn Mặn
Xin cho anh hạt đường
Anh giữ ngọt tình thương
Bỏ xuống sông hạt muối
Giữ cho cá khỏi ươn
Ngàn năm muối mặn quá
Anh chỉ thích vị đường
Nếu em còn nhớ thương
Ô Kìa Kìa!
Khách Vãng Lai – Xứ Lạ
Đọc thơ chẳng hiểu thơ
Thi sỹ nêm hạt muối
Y đòi bỏ thêm đường
Tình gửi người năm cũ
Y ra đứng chắn ngang
Kể lể rồi xin xỏ
Y đúng Đại Thi…Gàn
(Hổng lẻ từ kiếp trước
Y đã quen với Nàng?) 😳
RE: Ngàn Năm Vẫn Mặn
Thấy mà tội cho cô Dao Chi nhà mình,
làm bài thơ đăng lên mà bị thiên hạ người thì sửa từ kẻ thì đảo vận,
lại có người muốn nêm muối nêm đừơng vào thơ…
thiệt là bế tắc!
Bế tắc tui thấy đọc thơ và cảm thơ là đủ rồi, hay rồi.
Còn sửa thơ và bình thơ thì các bác nên [i]uốn lưỡi mười lần[/i]… 😆
NBT
RE: Ngàn Năm Vẫn Mặn
Tui nhứt trí dới anh Bế Tắc đó! Theo tui mấy bác í nên quấn lữ mừ bảy lần.
RE: Ngàn Năm Vẫn Mặn
Anh Bế Tắc và KVT Qui Nhơn ui,
Thì ra lâu nay 2 anh đọc thơ thiên hạ, 2 anh yên lặng cảm thơ thôi nên chẳng thấy 2 anh nhả một câu thơ nào để khuyến khích hay chia sẻ với tác giả cả. Thiệt buồn.
Còn Ông Đồ Thơ thì bắt đầu hồ đồ. Ông đi ăn phở mà phở mặn chát, ông có xin miếng chanh không hay ông nhắm mắt mà nuốt? Dường như ông ít đọc thơ chua, thơ ghẹo thì phải.
Hồ Đồ ư?
Xướng- Họa:
Gặp một bài thơ tâm đắc bạn có thể “họa” thơ. Cảm thơ thì có thể sáng tác một bài thơ khác để hòa âm với giai điệu của bài thơ chính. Xướng họa trong thơ như hát bè trong nhạc vậy.
Đồ Thơ:
Hiểu thơ mới dám đồ, đồ để thiên hạ cảm thêm bài thơ, để cho lấp lánh một bài thơ hay, đồ cho anh em vui. Đồ không sợ anh em chê khen, chỉ sợ anh em đồ thơ của Đồ trước khi post lên mạng.
Thơ Trêu:
Ôi, chữ Trêu với chữ Yêu cùng một vần. Trêu thì phải có người Tức chứ, tác giả làm thinh…Cảm tác giả (vd-Khách vãng Lai-Xứ lạ) thì nên viết thư riêng, email.