Những con chữ dệt nên bài thơ nhỏ Một đêm khuya, tôi đọc sách dưới đèn Đêm tĩnh lặng, ngoài kia vầng trăng tỏ Có tiếng côn trùng rỉ rả dưới hàng hiên
Những trang sách đưa tôi về quá khứ Đọc chuyên xưa mà thấy chuyện đương thời Những thao thức, băn khoăn và tư lự Không hỏi được trời, nên lòng lắm chơi vơi !
Đêm cô tịch, đêm khuya sâu hun hút Chỉ một mình và một bóng bên đèn Tôi găp tôi giữa suy tư thế sự Ngao ngán cuộc đời luôn đổi trắng thay đen
tôi yêu quê hương như tình yêu của anh Bốn Thôi (*) xắn miếng bùn có dấu chân của vợ như tình yêu với những hũ mắm đem phơi của người bà trong những ngày nắng lớn như tình yêu bà con chòm xóm thương hoài ngàn năm
Những năm tháng theo học ở Huế, về mùa đông trời mưa rả rích dai dẳng, nhớ nhà vô cùng. Tôi trải lòng vào bài thơ Quê Tôi với cảm xúc tột cùng. Nay thêm ảnh minh họa cảnh Làng quê cho bài thơ thêm sinh động.
ĐÀO ĐỨC CHƯƠNG
Quê tôi đấy – nằm bên đường Quốc lộ, Rẽ vào đây – đường đất rộng thênh thang. Con mương nhỏ, cống xây, chiều nắng đổ, Tiếp cổng làng cao vút đứng hiên ngang.
Cổng Lý Môn mặt truóc ngó ra Quốc lộ 1.
Và mặt sau ngó vào dãy vườn nhà trên con đường làng.
Bạn Lê Thanh cựu HS Khóa 1967-1974 Sinh năm 1956 vừa qua đời lúc 16 giờ 30 ngày 07-03-2023 (Nhăm ngày 16 tháng 8 năm Quý Mão) Hưởng thọ 67 tuổi Lẽ di quan lúc 12 giơ Ngày 10 tháng 03 năm 2023 Hỏa táng lúc 14 giờ 30 Ngày 10 tháng 3 năm 2023 Tại Trung Tâm Hỏa Táng An Viên Bình Định Xin chia buồn và cầu mong linh hồn bạn sớm tiều diêu
một ngày tháng giêng bị lừa bỡi thằng mãi võ đổ thừa sơn đông con khỉ xanh đỏ chạy vòng cao đơn hoàn tán từ trong ra ngoài
31.01.2023
tối giản
nhà cao cửa rộng mệt thân lâu đài tráng lệ leo gần đứt hơi thơ cần ít chữ mà thôi dài dòng vô nghĩa nhiều lời nói dai phân số một phần hai đẹp hơn năm trăm ngàn phần một triệu
Tôi viết xong bài “Ngày Xuân Và Lễ Hội Cầu Ngư” tại San Jose, ngày 30 tháng 10 năm 1998. Rồi tiếp soạn xong bài “Hát Bả Trạo” ngày 09 tháng 03 năm 1999. Bởi cơ duyên nào tôi hoàn thành được hai đề tài này.
Với loạt bài ấy là cả một sự đầu tư lâu dài, tưởng chừng đề tài không bao giờ thành tựu.
- Cái duyên đầu tiên đến rất sớm, từ lúc tôi còn là học sinh của Trường Trung Học Cường Để Qui Nhơn (1955 - 1958). Thời ấy, tôi được may mắn chứng kiến đám tang cá voi tại Khu Hai ở Qui Nhơn. Dân chài vùng này vớt được một cá voi dài khoảng 2 mét, đã chết, xác trôi dạt vào bờ. Họ che rạp trên bãi cát Khu Hai, đặt cá ông trên một sạp gỗ, thiết bàn án có đủ tam sơn ngũ sự, hương trầm nghi ngút khói, rất uy nghiêm trọng thể. Dân chài Khu Hai tụ họp đông đủ, đầu chít khăn tang, lần lượt vào lễ bái trong trật tự và yên lặng. Có một người mặc áo tang trắng toát, đầu đội dây rơm mũ bạc, tay chống gậy, đứng hầu cạnh xác “Ông lụy.” Hỏi ra mới biết, đây là người đầu tiên nhìn thấy “Ông lụy bờ.”
Làng Hưng Lương và Xương Lý [1] chỉ cách nhau một đồi cát, đều ngó ra biển và nằm về phía Đông bán đảo Triều Sơn. Hưng Lương xoay mình hứng gió bấc nên thường gọi là Vũng Bấc. Xương Lý lại nghiêng về Đông Nam hưởng trọn gió nồm nên gọi là Vũng Nồm. Ở vào địa thế ba mặt cát trắng vây phủ, dân chúng hai làng này sống về nghề đánh cá biển; cuộc đời gắn bó với sóng nước, may ít rủi nhiều. Vì thế họ tin rằng, có đấng thần linh cứu giúp họ.
Ngày xuân đối với ngư dân là những ngày bận rộn nhất trong năm, vì đang mùa cá. Ăn Tết Nguyên Đán xong, dân chài làm lễ cáo Thủy Thần, trước khi ồ ạt ra quân cho vụ mùa năm mới. Tuy hai làng nằm sát cạnh nhau, nhưng Xương Lý tổ chức lễ vào mồng 10 tháng giêng âm lịch, còn Hưng Lương vào mồng 10 tháng 5 âm lịch, và cũng gọi là Lễ Cầu Ngư. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của hai làng này [2].
H 1: Toàn cảnh làng Xương Lý và Vũng Nồm. (Ảnh: Phan Minh Châu cung cấp)
Thừa lệnh vua Càn Long, Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn quân sang chiếm nước ta. Trong chiến dịch đại phá quân Thanh, Nguyễn Huệ đã đem võ lý vào chiến thuật một cách khoa học và sáng tạo.
1 - Thế phục hồi:
Trong võ lý, thời gian ra thế võ cần phải cân bằng với thời gian nghỉ ngơi, gọi là thế phục hồi. Chính nhờ có phương pháp lấy lại sức lực, nên cuộc đấu võ có thể kéo dài hàng giờ. Với võ Bình Định, nếu đánh bằng roi, thế phục hồi được gọi là “đứng chong roi”; nếu đánh bằng tay, gọi là “đứng ngựa.” Tiếng là nghỉ ngơi, nhưng đúng ra là cách đứng để vừa được nghỉ, vừa đón đối thủ xông tới; hoặc đứng để nghỉ, vừa chọn thế trận tốt nhất tấn công đối phương. Vì vậy, trong thế nghỉ, võ sĩ không bao giờ đứng thẳng 180 độ, mà khủy đầu gối và khủy tay hơi co lại trong thế thủ, người hơi khom, thu mình lại để toàn thân được bảo vệ.
H 1: Lễ Đống Đa tại Kiên Mỹ, Bình Định, 1972, biểu diễn thế võ phục hồi trong quân đội Tây Sơn. (Ảnh: cuongde.org)