Ngày xưa đôi khi lên thị trấn Bình Đình ở chơi vài ngày, tôi thường gặp ông cùng một số bạn bè tụ tập chơi đàn trước nhà ông Ba Đờn. Các ông chỉ xử dụng nhạc cụ dân tộc, chơi nhạc một cách mê say quên cả đất trời chung quanh, quên đi quốc lộ 1 bên cạnh với xe cộ qua lại ồn ào và chợ Bình Định chỉ cách nơi các ông chơi nhạc chỉ vài chục mét.
em là con gái sài gòn không đi tải đạn như đồn nghe chưa em là con gái gò dưa không đi tải đạn như xưa nó đồn cha căng chú kiết rất ồn thân như đuốc sống vẫn còn chạy xa con người đâu phải là ma những em tuổi nhỏ rất là siêu nhân
mấy hôm nay người ta phẫn nộ với tin một bé gái mới 8 tuổi bị hành hạ đánh đập cho đến chết tôi cũng có những đứa cháu ngây thơ bất giác tôi lại nhớ cái câu của ông hiệu trưởng trường văn học gần chợ vườn chuối nói với học sinh trong buổi chào cờ thứ hai cuối cùng trước khi thầy trò tan hàng con người có hai điều lớn lao cần lựa chọn nếu chọn điều thứ nhất thì mất cả hai nếu chọn điều thứ hai thì điều thứ nhất luôn ở trong tâm tưởng
Trong giới xích lô bất đắc dĩ sau 1975, còn có Tô Minh Tâm (1944-2017), một người bạn chí thân của tôi trong suốt 7 năm trung học. Sau khi hết bậc trung học (1962), mỗi đứa một đường đi, Tâm tốt nghiệp ban Triết Đại học sư phạm (1967), dạy Triết học vả Công dân Giáo dục lớp đệ nhất tại trường trung học Cường Để, Qui Nhơn. Hiện nay, có một vài người bạn Facebook của tôi từng học với anh ta.
Tất nhiên, sau tháng 4.1975, triết học duy tâm không có chỗ đứng trong chương trình giáo dục, Tâm còn có chút may mắn, đã không phải đi cải tạo, còn được cho dạy môn sinh vật lớp 6 tại một trường trung học cơ sở ở Gia Định. Lương giáo viên thời bao cấp không đủ sống, hàng ngày anh dành cả buổi sáng để đạp xích lô, trưa về lua vội 1- 2 chén cơm rồi đạp xe đi dạy. Bữa nọ, anh ta nhận đưa một phong thư của ai đó nhờ chuyển đến một địa chỉ lạ, với thù lao trả trước. Tất nhiên là chở một phong thư hời hơn chở một người năm sáu mươi ký, anh ta phấn khởi nhận thư, nhận tiền và lên đường.
(Về đây để thăm viếng…Để tìm về…Để cảm nhận thấm thía sự mong manh của kiếp người!)
Năm 2013, chúng tôi có đến thăm Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) nhân dịp kỷ niệm ngày Hải Quân Đế Quốc Nhật Bản (Imperial Japanese Navy) tấn công Mỹ - buổi sáng chủ nhật, 7 tháng 12 năm 1941. Trung tâm chính của khu vực này là USS Arizona Memorial được xây vào năm 1962 ngay ở nơi mà thiết giáp hạm USS Arizona (BB-39) bị đánh chìm và là nơi an nghỉ của hơn 1,102 lính Mỹ. Tòa nhà này dài 184 foot (56 m), có lối kiến trúc với hai đỉnh cao nối liền với nhau bởi một khoảng thủng ngay ở chính giữa [Hình 1]. Theo ông Alfred Preis, kiến trúc sư xây tòa nhà, hai đỉnh cao tượng trưng cho niềm kiêu hãnh của nước Mỹ trước chiến tranh và sự bình phục trở lại sau chiến tranh; đoạn thủng ở giữa tượng trưng cho tình trạng trầm cảm bất ngờ xảy ra tại nước này sau cuộc tấn công bất ngờ ở Pearl Harbor [1].
Gió biển hơi lành lạnh, vấn vít chung quanh ngôi nhà cho chúng tôi một cảm giác nhẹ nhàng thoải mái. Đoàn người tiếp tục đi ngang qua những vòng hoa mặc niệm [Hình 2, bên trái] và dừng lại trước đài tưởng niệm với danh sách những người quá cố. Lá cờ Mỹ treo nửa chừng tung bay trong gió lúc nhẹ nhàng, lúc mãnh liệt như tâm sự hỗn mang của những người đến đây hôm nay. Không khí ở đây khá trầm mặc. Không nghe thấy tiếng cười nói. Hình như mọi người cùng nhau đón mời, đưa tiễn những linh hồn mới đến và ra đi. Trong niềm khắc khoải nghẹn ngào của một thảm kịch con người!
“Khi sự kiện Pearl Harbor xảy ra/ Những người đến đây hôm nay hầu như chưa có mặt/ Trên mảnh đất thân yêu được gọi là nhà/ Thời gian trôi qua biết bao chuyện xảy ra/ Người vẫn sống, vẫn vui, vẫn những tháng ngày vội vả/ Bươn chải tất bật đi làm trong cuộc sống mưu sinh/Biển vẫn xanh, bờ biển đẹp bao tình/Rặng núi phía xa vẫn tắm mình trong nắng ấm.”
(Bài thuyết trình nhân lễ giỗ lần thứ 340 của Lộc Khê Hầu ngày 17- 10- Giáp Dần tức ngày 30- 11- 1974 tổ chức tại sân Trường Trung học Đào Duy Từ, An Nhơn; bổ chính ngày 12- 09- 2020 tại San Jose.)
H 1: Chiêng trống gióng lên, Quan khách đứng nghiêm chỉnh, Ban Tổ Chức cử hành tế lễ.
I - GIA THẾ VÀ THÂN THẾ
Nha Úy Nội Tán Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ (陶 維 慈) nguyên quán làng Hoa Trai (華 斎 村) [1], xã Vân Trai (雲 斎 社), tổng Liên Trì (蓮 池 總), huyện Ngọc Sơn (玉 山 縣), phủ Tĩnh Gia (靜 嘉 府), trấn Thanh Hoa (清 花 鎭) [2]; sau là thôn Sơn Thắng, xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia [3], tỉnh Thanh Hóa (清 化 省). Ông sinh năm Nhâm Thân tức năm 1572 đời Lê Anh Tông (1557 - 1573) trong thời Nam Bắc Triều và mất ngày 17/ 10/ Giáp Tuất tức năm 1634, hưởng thọ 63 tuổi ta.
“Mùa Vu Lan lại về. Càng nhớ má nhiều hơn! Mới ngày nào còn má. Giờ mồ côi thật rồi!”
Mùa Vu Lan
Chiếc ghế trắng nằm trong khu vườn Bên cạnh những bụi chi diên vĩ vừa mới nở hoa Gió ru nhẹ đu đưa từng cánh lá Còn đâu má ngồi đợi cháu lúc trường tan!
Lại một năm qua. Lại một mùa Vu Lan! Trở lại đây cho lòng con thêm chớm lạnh Thấy thấm thía một cái gì thiếu vắng Má bây giờ má con ở nơi đâu!?
Con chim non nhảy nhót đỏ sắc màu Bên cạnh mẹ mớm mồi nuôi con trẻ Con lạc lõng trên con đường vắng vẻ Lặng lẽ đi về thân phận kẻ mồ côi!