Sài Gòn giới nghiêm không còn thương xá Tax Nhìn bong bóng nước nhớ Tô Thùy Yên Sài Gòn giới nghiêm không còn pháo kích Quán nước u buồn còi hụ liên miên
Sài Gòn giới nghiêm mùa covid Mạng người rẻ rúng như chiến tranh Ai đây mới đó bữa nay chết Chẳng kịp hỏi thăm chết đoạn đành
Tôi bỏ vùng kinh tế mới ở Bình Long, về Sài Gòn sinh sống. Trong thời gian này, tôi suy nghĩ mãi, chẵng lẽ mình chịu chết già để rồi mục nát với cỏ cây hay sao? Món nợ “Cơm cha, Áo mẹ, Chữ thầy,” quên hết hay sao. Bài thơ Quê Tôi viết năm 1960, lúc tôi học ở Huế (1960), vẫn còn đó:
Tôi lớn lên trong vườn khoai ruộng thóc Đọt rau bùi, trái chín ngọt tình thương... Nhờ hai buổi trường làng, tôi biết đọc Luyện tay mềm, tôi viết chữ “Quê Hương.” (Trích Quê Tôi, đoạn 8)
Cho dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã, không còn cầm phấn trên bục giảng, tôi phải cầm bút tô điểm cho Quê Hương. Đề tài đầu tiên tôi viết trong thời kỳ này là “Thổ Âm Và Thổ Ngữ Bình Định” và đang biên soạn đề tài “Thể Thơ Đường Luật.” Hai đề tài đó hợp với hoàn cảnh biên soạn của tôi lúc ấy, là không có tài liệu tham khảo. Vốn liếng về thổ âm và thổ ngữ Bình Định, tôi đã góp nhặt vào trí nhớ trong 12 năm dạy học tại quê nhà thường tiếp xúc dân chúng vùng An Nhơn và Tuy Phước; lúc tù “cải tạo” ở K 18 (Kim Sơn, Bình Định) hằng ngày gần gũi với đồng hương khắp tỉnh cùng cảnh ngộ. Còn với thể thơ Đường luật, kiến thức đã có sẵn trong đầu bởi những năm tháng dạy môn Quốc văn, mỗi lần bình giảng một bài thơ luật Đường của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,… tôi thường đề cập đến 10 luật cấm của thơ này; nào Luật Bằng trắc, Niêm, Vận, Đối, Khổ độc, Diễn đề, Phạm đề, Nhất khí, Trùng chữ, Trùng ý, và Kết cấu. Vâng, với tôi, các đề tài này không cần tài liệu, vẫn có thể tạm viết được, rồi chờ dịp tham khảo tài liệu sẽ bổ sung để được phong phú hơn.
Những âu sầu thành lệ đắng Những muộn phiền thành nổi đau sâu Có những vết thương rỉ rích mãi thời gian Có những hoang phế bao trùm cả không gian, che lấp vùng dĩ vãng.
Ngày trở về theo tiếng trống rền vang Con phố bừng lên với tiếng chó rủ nhau sủa vội vàng Cỏ ướt mịn giọt sương mai còn lóng lánh Anh sáng lăn tăn trên màu con nước trắng bạc phau.
Das Lied von der Erde ("The Song of the Earth") - tạm dịch là "Bài Ca Của Đất" - là một tác phẩm của nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo Gustav Mahler, viết trong hai năm 1908-1909. Được coi như là một bản giao hưởng (symphony), tác phẩm này gồm một chuổi sáu bài hát cho hai giọng tenor và alto (hay baritone) thay phiên nhau mỗi bài. Mahler viết bản giao hưởng này trong giai đoạn đau khổ nhất của cuộc đời ông, và nhừng bài hát này thể hiện những chủ đề như sự tồn tại, chia ly và cứu rỗi . Ngày nay tác phẩm này được coi như là bản giao hưởng vĩ đại nhất trong số chín bản giao hưởng của ông .
Lời của sáu bài hát trong Das Lied von der Erde Mahler lấy ý từ nhiều bài thơ Đường trong bản dịch tiếng Đức Die chinesische Flöte (1907) của Hans Bethge. Bài ca thứ nhất "Das Trinklied vom Jammer der Erde" ("The Drinking Song of Earth's Sorrow") lấy ý từ bài thơ Bi Ca Hành của Lý Thái Bạch .