Hoa sen là một loài hoa quí tượng trưng cho sự thanh khiết, thánh thiện chẳng lạ gì với người vn nói riêng và các nuớc đông phương như Nhật, Tàu, Đại Hàn nói chung. VN và Ấn Độ là hai quốc gia trên thế giới chọn hoa sen là quốc hoa. Hoa sen ít nhiều có liên hệ với Phật Giáo, thường được chọn là hoa cúng phật. Theo truyền thuyết ngày xưa mỗi bước chân của phật nở ra ra một cánh sen, có lẽ vì vậy nên chúng ta thường thấy những hình vẽ tượng phật đứng trên tòa sen. Có người cho rằng hoa sen ở Vn có nguồn gốc từ Thiên Trúc đã du nhập vào Vn cùng với phật giáo, dĩ nhiên họ không có gì chứng minh giả thuyết trên. Một website du lịch Vn, bản tiếng anh, nói rằng hoa sen đã tồn tại ở Vn hằng triệu năm. Ghê thật, chẳng phải hoa sen, mà các ông nhà báo ở Vn quen nổ, lại viết bằng tiếng anh mới ghê chứ. Với đội ngũ tiến sĩ hùng hậu ở Vn hiện nay không hiểu có bao nhiêu ông có khả năng xác định tuổi các cổ vật ngàn năm, nói chi đến chuyện triệu năm.
1-Tháp cổ Bình Thạnh Tháp cổ Bình Thạnh là một trong số 2 ngôi tháp cổ còn sót lại ở Tây Ninh; tháp nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; gần cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.
Tháp Yang Prông - thần Vĩ Đại giữa rừng xanh (một số ảnh cũ tháp Chăm Yang Prông giữa rừng Tây Nguyên)Tháp Yang Prông (Thần Vĩ Đại) là một ngôi tháp Chăm ở xã Ea Rốk, huyện vùng sâu Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, cách thị trấn Ea Súp khoảng 15 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 km, nằm gần biên giới Việt-Miên.
Hầu hết các tháp Chăm đều được xây dựng trên đồi và ở hướng Đông không có cây cối cao gần cửa tháp để tháp đón ánh mặt trời; nhưng tháp Yang Prông lại nằm trên vùng đất bằng phẳng; khuất sâu dưới những tán cổ thụ rừng già huyện biên giới Ea Súp; đây cũng chính là ngọn tháp Chăm duy nhất được tìm thấy trên Tây Nguyên. Theo các tài liệu khảo cổ học, tháp Yang Prông được người Chăm xây dựng từ thế kỷ XIII, dưới thời vua Chế Mân, chồng của công chúa Huyền Trân, tương ứng với triều đại nhà Trần của nước ta.
Kính gửi : - Quý Thầy Cô cựu giáo sư trung học Cường Để và Nữ Trung Học Quinhon - Anh chị em cựu HS Cường Để và Nữ Trung Học Quinhon . - Anh chị em cựu học sinh Liên Trường Quinhon .
Thưa quý Thầy Cô và anh chj em , Sau bao ngày phân vân , suy nghĩ khi nhận được những lời đầy khích lệ quý báu của quý Thầy Cô và anh chị em yêu cầu tiếp tục cho phát hành đặc san CĐ/NTH sau đặc san MỘT LẦN CHO MÃI MÃI của đại hội " Thêm một lần vui " được tổ chức tại Houston tháng sáu 2016 . Đặc san Một Lần Cho Mãi Mãi với ý nghĩa ban biên tập sẽ chấm dứt không phát hành nữa . Bởi trong Một Lần Cho Mãi Mãi đã gói trọn tất cả bài viết của gần hai trăm tác giả đã đóng góp bài vở , hình ảnh suốt hai mươi năm qua . Ban biên tập đặc san CĐ/NTH mạn phép cho là đủ . Nên dừng ở thời điểm này .
Nhưng sau khi tân ban chấp hành được thành lập đã nhận được những lời khích lệ ưu ái và đầy tình nghĩa của Thầy trò , đồng môn và bằng hữu " Hãy tiếp tục phát hành đặc san CĐ/NTH là sợi giây nối kết thân ái siết chặt chúng ta lại với nhau trong sân trường xưa lớp học cũ " . Nhận được sự khích lệ lớn lao này , tân ban chấp hành đã ngồi lại và sau khi bàn bạc lấy ý kiến : Chúng tôi đi đến quyết định : tân ban biên tập sẽ nhận trách nhiệm cho phát hành đặc san CĐ/NTH tiếp theo bước chân của cựu ban biên tập cho ngày đại hội 23 , 24 / 6 / 2018 tổ chức tại Houston .
Ảnh : đêm giao thừa Sài Gòn 2016 1. Sài Gòn, đằng sau 2 tiếng thân quen ấy là không biết bao nhiêu từ, cụm từ định danh, định tính mà chắc không ai là người Việt Nam chưa một lần điền vào dấu chấm lửng cho "Sài Gòn của riêng mình". Tôi cũng vậy, chỉ vỏn vẹn có 4 năm sống nơi này. Nói gắn bó cho thực sự đúng nghĩa thì không hẳn. Vì thực ra thời gian sinh hoạt của một thằng sinh viên trong ngoài đôi mươi cách đây trên 30 thì chẳng có gì phong phú. Chỉ quẩn quanh giảng đường, trường học, thư viện và những con đường. Ôi chao Sài Gòn có lẽ hấp dẫn và thú vị nhất là ở những con đường. Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, lúc chúng tôi đến từ tỉnh lẻ, vẫn còn nghe người SG gọi tên đường, tên khu phố, những tòa nhà thương mại, những công sở, khách sạn,... theo tên cũ vốn gắn bó với người "Hòn ngọc viễn đông" từ trước 1975. Ví dụ lúc bấy giờ con đường nối dài từ Ngã 6 Cộng Hòa cho đến ngã ba rẽ vào Cư xá Thanh Đa mà hằng ngày chúng tôi vẫn đạp xe từ KTX đến trường ĐH Tổng Hợp số 10_12 Đinh Tiên Hoàng (Văn Khoa) có tên mới là Xô Viết Nghệ Tĩnh mà sau này, 2 phần 3 con đường này đổi thành Nguyễn Thị Minh Khai nhưng người SG vẫn cứ quen gọi là đường Hồng Thập Tự. Rồi đường Tự Do, Thương Xá Tax,... Vài dòng lan man về tên gọi xưa và nay của những con đường SG là để gợi lại hình ảnh một SG thời thắt lưng buộc bụng. Thời ấy đời sống thường nhật vẫn để lại trong trí nhớ bọn thanh niên chúng tôi về những cảnh đời không vui thậm chí là ảm đạm của những người từ vùng KTM về lại, tá túc dưới những hàng me, hàng dầu, hàng xà cừ,... chạy hai bên hè phố bên những bờ tường hay những trạm chờ xe bus.
Phu nhân thầy Nguyễn Văn Hùng (trước 1975 thầy dạy môn Pháp Văn tại Trường TH Cường Để) vừa tạ thế. Trân trọng báo tin đến quý Thầy Cô, đồng môn và thân hữu được biết để đến tư gia Thầy thăm viếng và phúng điếu.
Đêm qua hiu quạnh về ngang cửa Ai giữ giùm ai nửa nụ cười Tôi nhớ Trúc Phương cùng mưa gió Cuối tuần dựa phố đứng mà chơi Một chuyến tàu đi vài chuyến đến Ga buồn leo lét vết thương sâu Gửi hết cho nhau lời tri kỷ Gió mưa giờ nhạt nụ hôn đầu
Ảnh : Suối đá đập_Tây Ninh Em có về nơi tôi đã ra đ Câu hỏi quen tưởng bâng quơ hoài niệm Có thể xanh nụ tầm xuân nuối tiếc Màu hoa xưa trốn tuổi trẻ nơi nào Có những chiều biền biệt một ngôi sao Tiếng guitar thập thò bờ tường cũ