một ngày tháng giêng bị lừa bỡi thằng mãi võ đổ thừa sơn đông con khỉ xanh đỏ chạy vòng cao đơn hoàn tán từ trong ra ngoài
31.01.2023
tối giản
nhà cao cửa rộng mệt thân lâu đài tráng lệ leo gần đứt hơi thơ cần ít chữ mà thôi dài dòng vô nghĩa nhiều lời nói dai phân số một phần hai đẹp hơn năm trăm ngàn phần một triệu
Tôi viết xong bài “Ngày Xuân Và Lễ Hội Cầu Ngư” tại San Jose, ngày 30 tháng 10 năm 1998. Rồi tiếp soạn xong bài “Hát Bả Trạo” ngày 09 tháng 03 năm 1999. Bởi cơ duyên nào tôi hoàn thành được hai đề tài này.
Với loạt bài ấy là cả một sự đầu tư lâu dài, tưởng chừng đề tài không bao giờ thành tựu.
- Cái duyên đầu tiên đến rất sớm, từ lúc tôi còn là học sinh của Trường Trung Học Cường Để Qui Nhơn (1955 - 1958). Thời ấy, tôi được may mắn chứng kiến đám tang cá voi tại Khu Hai ở Qui Nhơn. Dân chài vùng này vớt được một cá voi dài khoảng 2 mét, đã chết, xác trôi dạt vào bờ. Họ che rạp trên bãi cát Khu Hai, đặt cá ông trên một sạp gỗ, thiết bàn án có đủ tam sơn ngũ sự, hương trầm nghi ngút khói, rất uy nghiêm trọng thể. Dân chài Khu Hai tụ họp đông đủ, đầu chít khăn tang, lần lượt vào lễ bái trong trật tự và yên lặng. Có một người mặc áo tang trắng toát, đầu đội dây rơm mũ bạc, tay chống gậy, đứng hầu cạnh xác “Ông lụy.” Hỏi ra mới biết, đây là người đầu tiên nhìn thấy “Ông lụy bờ.”
Làng Hưng Lương và Xương Lý [1] chỉ cách nhau một đồi cát, đều ngó ra biển và nằm về phía Đông bán đảo Triều Sơn. Hưng Lương xoay mình hứng gió bấc nên thường gọi là Vũng Bấc. Xương Lý lại nghiêng về Đông Nam hưởng trọn gió nồm nên gọi là Vũng Nồm. Ở vào địa thế ba mặt cát trắng vây phủ, dân chúng hai làng này sống về nghề đánh cá biển; cuộc đời gắn bó với sóng nước, may ít rủi nhiều. Vì thế họ tin rằng, có đấng thần linh cứu giúp họ.
Ngày xuân đối với ngư dân là những ngày bận rộn nhất trong năm, vì đang mùa cá. Ăn Tết Nguyên Đán xong, dân chài làm lễ cáo Thủy Thần, trước khi ồ ạt ra quân cho vụ mùa năm mới. Tuy hai làng nằm sát cạnh nhau, nhưng Xương Lý tổ chức lễ vào mồng 10 tháng giêng âm lịch, còn Hưng Lương vào mồng 10 tháng 5 âm lịch, và cũng gọi là Lễ Cầu Ngư. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của hai làng này [2].
H 1: Toàn cảnh làng Xương Lý và Vũng Nồm. (Ảnh: Phan Minh Châu cung cấp)
Thừa lệnh vua Càn Long, Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn quân sang chiếm nước ta. Trong chiến dịch đại phá quân Thanh, Nguyễn Huệ đã đem võ lý vào chiến thuật một cách khoa học và sáng tạo.
1 - Thế phục hồi:
Trong võ lý, thời gian ra thế võ cần phải cân bằng với thời gian nghỉ ngơi, gọi là thế phục hồi. Chính nhờ có phương pháp lấy lại sức lực, nên cuộc đấu võ có thể kéo dài hàng giờ. Với võ Bình Định, nếu đánh bằng roi, thế phục hồi được gọi là “đứng chong roi”; nếu đánh bằng tay, gọi là “đứng ngựa.” Tiếng là nghỉ ngơi, nhưng đúng ra là cách đứng để vừa được nghỉ, vừa đón đối thủ xông tới; hoặc đứng để nghỉ, vừa chọn thế trận tốt nhất tấn công đối phương. Vì vậy, trong thế nghỉ, võ sĩ không bao giờ đứng thẳng 180 độ, mà khủy đầu gối và khủy tay hơi co lại trong thế thủ, người hơi khom, thu mình lại để toàn thân được bảo vệ.
H 1: Lễ Đống Đa tại Kiên Mỹ, Bình Định, 1972, biểu diễn thế võ phục hồi trong quân đội Tây Sơn. (Ảnh: cuongde.org)
Cô Phan Thị Kiều Nhi, hiền thê của giáo sư Nguyễn Văn Độ Cựu giáo sư trường Nữ Trung Học Qui Nhơn đã từ trần vào lúc 23 giờ 20 phút ngày 05 tháng 11 năm 2022 nhằm ngày 12 tháng 10 năm Nhân Dần tại thành phố Qui Nhơn, hưởng thọ 89 tuổi.
Xin thành kính chia buồn cùng tang quyến. Nguyện cầu hương linh Cô sớm vãng sanh miền cực lạc.
Trước kia tôi định viết bài “Các Trường Trung Học Và Cao Đẳng Ở Tỉnh Bình Định Trong Thời VNCH” chừng vài chục trang, để vừa đủ cho một chương sách, chương thứ 7 trong tác phẩm “Giáo Dục Và Khoa Cử” gồm 10 chương. Nhưng sau nhiều lần bổ chính, nhất là đợt bổ chính mới đây, tôi đã đem hết những hình ảnh sinh hoạt của một số Trường Trung Học mà tôi đã từng cất giữ trên dưới 60 năm qua. Vì nếu hôm nay tôi không nhân đề tài này gửi các hình ảnh Trường cũ vào bài, thì mai kia tôi lìa đời, các hình ấy cũng sẽ tan biến. Bởi thế, bài viết có đến 144 hình ảnh, và cũng bổ sung nhiều chi tiết, tăng đến 112 trang đánh máy, nên đề tài này không còn là một chương sách mà trở thành một quyển sách, và nếu layout với khổ sách thông thường 13,5x21 cm, cũng sẽ tăng lên gần 200 trang.
41. tabine shite kigen ga yokute Shimonoseki! (đêm nay ngủ xa nhà cảm thấy lòng nhẹ nhàng vui ca Shimonoseki!) (1974)
42. Heike ondo* taiko to kakegoe** Heike odori (Heike ondo tiếng trống và kakegoe điệu Obon nhịp nhàng) (1974)
*) Bài folksong từ vùng Shimonoseki. Bài này diễn tả về “The Battle of Dan-no-ura”-, trận đánh quyết định số phận của Genpei War, xảy ra ngay tại eo biển Shimonoseki. **) Kakegoe: tiếng hét gọi thường dùng trong Bon odori, Kabuki và ngay cả trong võ thuật (kiai).