Trong thời Việt Nam Cộng Hòa (1954 - 1975), tỉnh Bình Định có đủ sáu hệ thống trường trung học: Công lập (gồm Phổ thông, Kỹ thuật, Chuyên nghiệp) Tỉnh hạt, Văn hóa Quân đội, Bán công, Nghĩa thục, Tư thục cùng hoạt động, khiến cho nền giáo dục tỉnh nhà càng ngày càng đa dạng và phong phú.
Công lập là trường của Bộ Quốc Gia Giáo Dục thiết lập và đài thọ hoàn toàn từ nhân sự, phòng ốc đến lương bỗng. Giáo sư do bộ bổ nhiệm, gồm bốn thành phần: chánh ngạch, khế ước, lương khoán, tư nhân dạy giờ. Ba thành phần trước, số giờ dạy được quy định, dạy các lớp Đệ Nhất cấp (lớp 6, 7, 8, 9) thì 18 giờ/ tuần, các lớp Đệ Nhị cấp (lớp 10, 11, 12) là 16 giờ/ tuần, nếu dạy quá số giờ ấn định sẽ được tính trả giờ phụ. Giáo sư tư nhân, dạy giờ nào tính tiền giờ ấy, số giờ không hạn định. Trường công lập, tiêu biểu có Trung Học Cường Để Qui Nhơn (phổ thông), Trung Học Kỹ Thuật Qui Nhơn (kỹ thuật), trường Sư Phạm Qui Nhơn (chuyên nghiệp). Ngoài ra còn có trường Sư Phạm Thực Hành, vừa luyện tay nghề cho giáo sinh (chuyên nghiệp), vừa dạy chương trình tiểu học cho học sinh (phổ thông).
Trung Học Cường Để, nằm trên đường Cường Để, gần Tòa Tỉnh, phía Sân bay (Phi trường Qui Nhơn). Một trường Công lập Đệ Nhị cấp có tuổi đời cao nhất và lớn nhất của tỉnh Bình Định (65 lớp). Để kỷ niệm đúng 60 năm Trung Học Cường Để ra đời (1955 - 2015), chúng tôi xin được ghi lại lai lịch, và những sự kiện quan trọng của Trường trong 20 niên khóa (1955 - 1975) sống với đời.
Phan Rí ăn cá bỏ đầu Phan rang thấy dậy xỏ xâu đem dìa (Ca dao Nam Trung bộ) Mấy hôm rày trời âm u, mưa giông. Mưa mùa hạ. Bắt đầu một mùa lá me non. Những cây me đủ loại từ già cỗi cho đến những cây còn trẻ chừng mươi năm đổ lại dường như đã chờ đợi lâu lắm rồi, chờ ngày trút bỏ bộ áo cũ kỹ thâm rì để thay bộ cánh mới non tươi xanh mát. Có thể cây lãng mạn, hồn nhiên nhưng người đâu hẳn nhìn cây bằng con mắt thi vị vô tư vậy! Nói cho vui, chứ thực ra người xứ Tam Phan, có lẽ vậy, Phan rang, Phan rí, Phan Thiết hay rộng hơn là một vùng duyên hải niềm Trung ai mà không thích món canh chua lá me! Món này từ nhỏ tôi đã được thấy bà ngoại và má nấu, từ khi lấy vợ thì vợ nấu rồi bây giờ thì tui cũng biết nấu luôn. Ngon lắm! Này nhé, món canh lá me vô cùng đơn giản. Nếu cá đồng, cá sông thường nấu với khế chua, me trái và bông chuối thì cá biển thường ngon hơn khi chỉ với một nắm lá me non, một nhúm hành é, muỗng nước mắm ngon. Nhiêu đó thôi. Vậy, mà nên chuyện. Mùa nồm, nam, cuối xuân đầu hè là mùa cá nục, bạc má, ngân, ngừ,... và đặc biệt là cá cơm. Cá lặt mang, rửa sạch, ướp tí hành ớt, đợi cho nồi nước sôi bùng là cho vào. Đợi cá chín tới, vò nắm lá me non, đợi tí, sao cho lá me chuyển từ màu xanh mạ sang màu vàng chanh là đã đủ chua thì tắt bếp. Xắt nhúm hành é, nêm thêm chút mắm ngon là đã có nồi canh chua cá lá me, ngon đã đời. Mâm cơm nhà quê, mà bây giờ đã là "nhà phố"cứ lua thăm thẳm mấy chén trưa hè. Haha. Tôi đang tả món ngon nhà quê mà lại "lồng ghép thơ phú" thì e hơi dị! Bịnh mà. Biết nhưng cai không được. Nhưng xin thưa bạn, tánh tui, "thực" và "mộng" (hay "đạo") cùng chia đều 50/50. Viết chuyện ẩm thực thì lái sang thơ. Nhưng lúc làm thơ lại nhớ chuyện "ăn uống"!
Photo : Yousuke Abe bữa xưa tôi nhớ một ngày cắm đầu mà chạy chỗ này chỗ kia cạn chiều cho đến tàn khuya cười trong khốc lệ đầm đìa khói nhang nắm tay kể chuyện hợp tan bỗng dưng ngó lại ngỡ ngàng lạ quen
Cây me già trong ngõ Hoa lá đổ về khuya Mùi hương lối xóm bay đi tràn trề (Phạm Duy)
1. Đêm qua trò chuyện với con gái ở Thủ Đức. Nghe tiếng chó sủa, rồi gà gáy. Tiếng gà tre é é e nghe gần lắm. Hỏi con. Nó bảo của nhà bà cố đó ba. À, tôi nhớ ra. Mấy lần có dịp vào thăm con gái, lúc xuống nhà dưới chỗ phòng khách tôi có thấy mấy con gà đuôi tôm chạy nhảy lung tung. Chợt nghĩ, Sài Gòn nhiều chuyện cũng khác chi quê mình. Gà qué, mèo chó nhà này chạy sang nhà khác tùm lum. Ờ, hàng xóm với nhau mà!
"Bà cố" hàng xóm vói con tôi là một cụ bà ngoài tám mươi, lưng còng nhưng trông còn khỏe và khá vui tính. Bà gốc Bắc vào Nam độ 54. Nghe kể đời bà nhiều lận đận. Cuối cùng sống với 2 cháu nội. Cô cháu gái đã có con. Hàng xóm gọi bà là bà cố vì bà có cháu cố. Con gái tôi quý bà vì bà vừa vui tính vừa luôn quan tâm hàng xóm. Buổi tối gặp con gái tôi vừa làm về, bà hỏi, cô cơm chiều chưa. Dạ chưa, vậy sao chưa nấu cơm. Dạ, con chuẩn bị nấu đây. À, cô mới đi làm về à. Ăn ngoài hả. Dạ không. Vậy cô ăn gì chưa. Dạ chưa. Nếu chưa sao không chịu nấu cơm. Dạ. Ừ chắc cô chưa ăn cơm ha? Cứ thế, bà cụ lẩn quẩn mãi, kiểu người già mà cũng dễ thương!
Tôi ở tù ra, phải đi kinh tế mới ở huyện Bình Long tỉnh Sông Bé, rồi bỏ về Sài Gòn sinh sống. Quãng đời thầm lặng, mượn tiếng chim, màu hoa khuây khỏa nỗi buồn:
Sân nhỏ, mảng trời, mấy khóm hoa Lai rai bạn nhớ đến chơi nhà Mười hai năm ở âm thầm đó Hỏi đất Sài Thành có trách ta. (Việt Thao – Lòng Khách)
Dịp Tết, nhà thơ Hồng Tâm, một đồng hương ở huyện Phù Mỹ đến thăm. Anh trịnh trọng đặt cuộn giấy trên bàn rồi chậm rải trải ra. Mắt tôi hoa lên. Bức tranh thủy mạc, đường cong sông núi? Không! Vẽ hoa? Cũng không! Ồ, chữ viết, viết ở dạng đặc biệt. Viết như vẽ. Đúng thế. Vẽ chữ, gọi là thư họa (Shu hua).
Tôi đã đọc qua vài tài liệu về thư pháp, đã xem nét viết chữ Việt của Đông Hồ. Nhưng lần này, tôi ngây ngất trước bức hoành phi này.