41. tabine shite kigen ga yokute Shimonoseki! (đêm nay ngủ xa nhà cảm thấy lòng nhẹ nhàng vui ca Shimonoseki!) (1974)
42. Heike ondo* taiko to kakegoe** Heike odori (Heike ondo tiếng trống và kakegoe điệu Obon nhịp nhàng) (1974)
*) Bài folksong từ vùng Shimonoseki. Bài này diễn tả về “The Battle of Dan-no-ura”-, trận đánh quyết định số phận của Genpei War, xảy ra ngay tại eo biển Shimonoseki. **) Kakegoe: tiếng hét gọi thường dùng trong Bon odori, Kabuki và ngay cả trong võ thuật (kiai).
31. aru shoojo eki no kaisatsu ni nakinureru jibun no jinsei wa sonnari tsurai kana! (có một người con gái để nước mắt thấm đôi gò má nơi cổng soát vé một trạm ga nghĩ về cuộc đời đã đi qua chắc gặp phải nhiều gian truân lắm!?) (1972)
32. Kouyou ya soshite rakuyou aki no kure! (lá đổi màu vào thu rồi những cánh lá rơi tơi tả gần đến cuối thu rồi!) (1972)
33. Hiroshima ya Miyajima akaki shima ya shima* (kìa, Hiroshima Miyajima màu đỏ chói shima và shima) (1972)
21. hana ga bara bara ame ga potsu potsu hana to ame! (cánh hoa rơi lả tả giọt mưa rơi xuống đất lộp độp hoa rơi hay mưa rơi?) (1973)
22. shiden wo orite Tanga Ichiba wo miru to Kokura ni akogareru (khi xuống bến xe điện nhìn lại Tanga Ichiba chạnh nhớ Kokura năm nào) (1975)
Hình 3. Hình bên trái: Kokura Uomachi Gintentai (小倉魚町銀天街) nơi tôi thường đến vào những lúc rảnh rỗi để đọc sách hay vào quán cà phê ngồi tán dóc với bạn bè. Hình bên phải: Kokurajoo (小倉城). Thật là thú vị khi ngồi bên bờ Murasaki nhìn bóng thành Kokura lăn tăn trên mặt sông. Một cảm giác chông chênh giữa hiện thực và quá khứ!(Google Images).
Một chuyện gì đó đã thay đổi. Mọi chuyện đã thay đổi, như ngày hôm qua. Mùa hè bỗng dưng trở thành cuối hè. Dường như cơn mưa hoàn toàn không giống mưa mùa hè, bụi gió ẩm ướt, sẽ không ngừng trước khi mùa thu. Những cây dẻ vỏ méo mó nhìn giống như những dòng suối kỳ cục chảy ra từ nước mưa.
Tôi không ngăn được nước chảy khi nhúng tay xuống một dòng suối như vậy — nước tự động chảy rẽ qua một hướng khác.
Nhưng tôi sẽ nắm bắt mùa thu này. Sẽ không để nó thoát qua tay.
Ngày 27 tháng 4 năm 2020, vào khoảng trưa, điện thoại reo. Bên kia đầu dây giọng quen thuộc của Đường Anh Đồng, đương kim Hội Trưởng Hội Tây Sơn Bình Định Bắc California, nhưng hôm nay có vẻ thảng thốt:
- Em Đồng đây! Anh Bích chết rồi!”
Tai tôi còn thính, nhưng vẫn không tin mình đã nghe chính xác. Tôi hỏi lại:
- Sao? Đồng nói lại đi.
- Anh Bích chết khoảng nửa đêm về sáng hôm nay. Em vừa hay tin, vội báo cho Anh đây.
Nghe tin đột ngột, đầu óc tôi bổng trở nên hụt hẫng…
Với tôi, nói đến anh Đặng Đức Bích là cả một Khung Trời Kỷ Niệm:
Nguyên tác: Vasyl Gabor, “Potrapyty v sad,” trong “Knyha ekzotychnykh sniv ta real’nykh podii” [A Book of Exotic Dreams and Real Events], Lviv: 1999, trang 13–17. Nguyễn Sĩ Hạnh phỏng dịch từ bản dịch tiếng Anh của Patrick Corness và Natalia Pomirko, “Finding the Way to the Garden”.
(cho Natalia)
Khu vườn đã có ở đó từ lâu rồi, nhưng không ai tới được, và điều này làm cho thiên hạ mất vui vô cùng.
Những ý tưởng này chợt lóe lên trong trí nhớ của tôi, tôi biết rất rõ vì sao lại như vậy và điều này càng làm tôi thêm đau lòng. Niềm đau còn dữ dội hơn vì nơi chốn và thời điểm khi những ý tưởng này bất chợt đến với tôi. Khu vườn cũ này nằm ở ngoại ô thị trấn. Trời đang cuối thu, ấm áp gắng gượng kiểu mùa thu, và tôi đang nhặt táo chín bỏ vô cái túi lính bạc màu. Dưới những tàn cây, mặt đất phủ đầy táo trắng xóa. Dưới ánh sáng mặt trời, vỏ của những trái táo nhìn thấy mỏng tanh và trong suốt. Tôi nhớ lại là mình đã không cưỡng lại được cái cám dỗ hái táo ở trên cây, mặc dù tôi đã hứa với bà lão chủ vườn rằng tôi sẽ không làm như vậy. Tôi bứt những trái táo một cách nhẹ nhàng nhưng mấy ngón tay tôi vẫn để lại những dấu ấn nhanh chóng trở thành những vết lở lạt màu. Khi tôi ăn táo, nước táo sủi bọt trắng đục chảy ra dính bết đầy tay, nên tôi chùi tay mình lên bãi cỏ ẩm ướt gần với sát mặt đất. Đây rõ ràng là những giống táo mùa hè, mặc dù tôi chưa bao giờ thấy táo mùa hè nào mà vẫn còn trái trên cây vào cuối mùa thu, khi những đám mây tuyết màu nâu phủ đen bầu trời buổi tối chiều và cái lạnh thấu xương như thể tuyết sắp bắt đầu rơi tới nơi, và bao phủ trái cây trên cây và mặt đất.
(Đầu năm 2011, tôi dự tính sẽ làm một chuyến đi giảng dạy ở Nhật Bản, Việt Nam và vài nước lân cận vào tháng tư năm đó. Trước để giao du với sinh viên và giáo chức sở tại, sau đó đi thăm quan. Nhưng rồi đột nhiên trận động đất và sóng thần “Higashi Nihon Daishinsai” xảy ra, nên tôi không ghé Nhật mà chỉ đi Việt Nam và Thái Lan mà thôi… Tôi xin chia sẻ với các bạn một số bài thơ tôi viết vào năm 2011: một số bằng tiếng Nhật và một số bằng tiếng Việt theo thể loại Haiku; một số còn lại thuộc loại thơ ngắn khi tôi theo dõi trên mạng những đổ vỡ, tang thương do thiên nhiên và con người gây ra…)
1. san ten ichi- ichi Higashi Daishinsai owari no nai roku fun kan! (tháng ba ngày mười một! chỉ có sáu phút thôi mà hình như dài vô tận Higashi Daishinsai trùng trùng đau khổ kéo dài) (2011)