Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • DaiThinhDuong1200
  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • NhaGiuXe1200

Lịch Sử

Quốc Học Qui Nhơn, cái tên và đôi điều suy nghĩ.

LTS : Nhiều học sinh Trường Quốc Học Quy Nhơn hiện nay và cả những cựu HS Trường Cường Để Quy Nhơn vẫn chưa thực sự biết rõ tiền thân của ngôi trường nổi tiếng mình đã , đang theo học.
BBT Xin trích đăng bài viết của bạn VXĐ trên trang cuongdequynhon.wordpress.com nhằm cung cấp thêm thông tin lịch sử tiền thân của Trường Cường Để Quy Nhơn để rộng đường dư luận ,nhằm khẳng định lại tên tuổi của ngôi trường công lập nổi tiếng ở Quy Nhơn này .

truong-cuong-de

Trường Cường Để Quy Nhơn
Sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), tất cả học sinh, sinh viên các trường học của miền Nam trước đây được tiếp tục trở lại trường để tiếp tục việc học của mình trong một không khí hòa bình, nhân ái và đón chào một nền giáo dục mới không có tiếng súng đạn, không phải âu lo chuyện trở thành lính tráng cận kề giữa cái chết và sự sống như trước nữa. Học trò ở Bình Định nói chung, Quy Nhơn nói riêng cũng thế, nhưng những tên gọi như "Trung học Cường Để", "Nữ Trung học Ngô Chi Lan", "Trinh Vương", "Vi Nhân", "Tư thục Tây Sơn" hay "Nhân Thảo", "Bồ Đề", "Tăng Bạt Hổ", "Trung học Kỹ thuật" v.v... vốn dĩ đã quen thuộc không tồn tại nữa mà thay vào đó bằng những tên gọi mới: "Trường cấp III Quang Trung", "Trường cấp III Trưng Vương". Học sinh (và cả người dân) Qui Nhơn – Bình Định đón nhận những danh xưng trường lớp mới với một chút ngỡ ngàng, xao xuyến; đặc biệt là với những học sinh các trường "Cường Để", "Nữ trung học Ngô Chi Lan", nhưng họ hân hoan tiếp bước đến trường để tiếp tục việc học tập, hoạch định tương lai của mình, để đón nhận đường hướng giáo dục mới và dù tên trường có đổi thay, song nó được mang tên những anh hùng dân tộc, những người con kiệt xuất của quê hương Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước.

Xem tiếp...