Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • DaiThinhDuong1200
  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • NhaGiuXe1200

Thái Cực Quyền

Lãm tước vĩ (kéo đuôi chim)

Lý thức

Tư thế trước đó

 

 

 

 

 

 

 

Động tác thứ nhất: Trọng tâm từ từ đi qua chân trái, thân thể đồng thời từ từ chuyển qua bên trái; đồng thời cánh tay trái "ngoại tuyền", cánh tay phải "nội tuyền", làm cho lòng bàn tay phải xoay xuống dưới, bàn tay trái xoay lên trên, hai bàn tay vừa xoay vừa kéo qua bên trái

 

 

 

 

 

 

Động tác thứ hai: Thân thể tiếp tục hơi chuyển qua bên trái; trọng tâm kế tiếp đi qua chân trái, chân trái "tọa thực" (chìm xuống), thành "hữu hư bộ"; hai cánh tay hơi chìm cùi chỏ xuống, theo thân thể tiếp tục kéo qua bên trái, bàn tay trái đi đến trước ngực bên trái, bàn tay phải đi đến trước ngực bên phải; lúc mới đầu kéo, nhãn thần trước tiên thoáng tới tay phải kéo qua trái, đến lúc kéo hết tận đầu rồi, nhãn thần hơi nhìn qua tay trái rồi từ từ hướng về phía trước

 

 

 

 

Yếu điểm:

1. Hai cánh tay phải tùy theo eo mà kéo qua bên trái, lúc kéo hai bàn tay không được dang xa ở ngoài, nhưng hai bắp tay cũng không được sát dính vào với ngực; chìm cùi chỏ xuống có tác dụng phòng vệ ở nách, nhưng hai nách cũng phải để hở một khoảng trống chừng đầu nắm taỵ Nguyên cả bài quyền cũng phải như vậy, thì mới khỏi làm thân thể bị bó buộc

 

2. Lúc kéo qua bên trái, thân thể chuyển động cần phải thẳng đứng, không được bổ về trước hoặc ngửa về sau, hoặc là nghiêng qua nghiêng lạị Chủ ý là tại "thượng hạ tương tùy" (trên dưới đi với nhau), "bất tiên bất hậu" (không trước không sau). Nếu phần phía dưới chìm xuống nhanh một chút thì sẽ bị bổ về trước, nếu chậm thì sẽ bị ngửa về phía sau

 

3. Trong lúc đang kéo, bởi vì bàn tay xoay, cùi chỏ chìm xuống, cùng với chân trái rún xuống, xem ra hai bàn tay có vẻ hơi kéo xuống dướị Thực ra, hai bàn tay không phải có ý kéo xuống. Trên điểm này, ở những lúc luyện tập "thôi thủ" (đẩy bằng tay) bốn chiêu bằng, lý, tê, án cũng quy định như vậy: trong đó chiêu "lý" cũng đồng dạng kéo qua bên trái hoặc bên phải, chứ không được kéo xuống dướị Do đó, nếu mà kéo xuống dưới bên trái hoặc bên phải, hoặc kéo xuống dưới, đều không phải chính xác, bởi không phù hợp với quy tắc của "thôi thủ"

 

4. Lúc kéo, cánh tay trái thì tung tung đở lấy, trong lúc kéo, hai bàn tay cần bảo trì khoảng cách như trong thôi thủ, đó cũng là cần dùng một bàn tay chạm lấy cổ tay đối phương, bàn tay kia chạm vào gần cùi chỏ phía trên bắp tay của đối phương, mà kéo qua, làm cho thế "lý" lúc biến hóa khoảng cách tương đẳng, không được kéo xa, đấy gọi là "thượng vu lưỡng bác tương hệ" (phía trên thì hai bắp tay đi với nhau)

 

Lãm tước vĩ (kéo đuôi chim)

Tả Hữu Bằng thế

Tư thế trước đó

 

 

 

 

 

 

 

Động tác thứ nhất: Mủi chân phải xoay qua bên phải 45 độ, thân thể đồng thời chuyển qua bên phải 45 độ; Tùy theo chuyển thể, trọng tâm từ từ di qua chân phải, chân phải cong đầu gối lại hơi hạ mình xuống; chân trái nhấc lên hướng mắt cá của chân phải đi qua, đồng thời, bàn tay phải tùy theo thân chuyển đi xuống tới trước bụng rồi đi lên, tại trước ngực bên phải chuyển một vòng nhỏ qua bên phải, vào trong, qua bên trái, lòng bàn tay hướng xuống dưới; bàn tay trái cũng đồng thời đi qua trước bụng qua bên phải làm một vòng cung tới phía dưới của bàn tay phải, vừa đi vừa theo tay "chuyển ra ngoài", làm cho lòng bàn tay hướng về phía trên mé phải; hai lòng bàn tay tương đối nhau như ôm trái banh, cùi chỏ bên phải hơi chìm, thấp hơn cổ tay một chút, hai cánh tay thành hình cung. Mắt tùy theo thân thể chuyển động mà đi theo, nhãn thần hơi nhìn đến chỗ tay phải sẽ đi đến, và cũng cần nhìn tới tay phải

 

 

Động tác thứ hai: Chân phải tiếp tục từ từ hạ xuống, chân trái bước tới trước bên trái một bước, gót chân đụng mặt đất trước, tùy theo trọng tâm từ từ di chuyển qua chân trái mà toàn chân đạp xuống thực, mủi chân hướng về tây nam (dự bị thức, mặt hướng về nam), chân trái cong, chân phải duổi, thành "tả cung bộ".
Đương lúc chân trái bước tới trước, thân thể hơi chuyển qua bên trái, đương lúc gót chân trái chạm đất, thân thể từ từ quay qua bên phảị Đồng thời, cùi chỏ trái hơi co lại, dùng cánh tay trái kéo thành hình cung về bên trái đi lên đở, bàn tay trái ngang với vai, cổ tay hơi cong vào trong, lòng bàn tay hướng về bên phải phía trên; Bàn tay phải vẻ một hình cung về phía trước bẻ xuống tới ngang hông, lòng bàn tay hướng xuống dưới, ngón tay hướng về trước, và "tọa uyển", đốt ngón tay hơi bật lên trên. Mắt nhìn ngang về phía trước, nhãn thần cần phải để ý đến hai bàn tay chia ra hai bên. Động tác thứ nhất và thứ hai là tả bằng (đở bên trái), động tác thứ ba và thứ tư là hữu bằng (đở bên phải)

 

Động tác thứ ba: Trọng tâm từ từ toàn bộ chuyển qua chân trái, thân thể hơi chuyển qua trái, chân phải nhấc lên theo hình cong đi qua mắt cá chân trái, tùy theo thân chuyển, cùi chỏ bên trái héo lui về bên trái phía sau, tự nhiên đem theo bàn tay trái xuống tới trước ngực bên trái, vừa đi xuống cánh tay vừa xoay vào (nội tuyền) làm lòng bàn tay hướng về bên phải phía dưới; tay phải đồng thời vẻ hình cong về bên trái trước bụng, vừa đi cánh tay xoay ra (ngoại tuyền) làm lòng bàn tay hướng về phía bên trái phía trên, cùng tay trái làm thành hình ôm trái banh, hai tay hiện hình cong, nhãn thần thoáng qua tay trái đi xuống rồi từ từ nhìn qua tay phải, mắt nhìn ngang về phía trước

 

 

 

Động tác thứ tư: Chân phải bước về trước bên phải (hướng tây), gót chân chạm đất trước, tùy theo trọng tâm từ từ đi qua chân phải mà toàn bộ đạp thực xuống, cong chân phải, duổi chân trái, thành hữu cung bộ; Đồng thời, thân thể hơi chuyển về bên phảị Tùy theo thân chuyển, tay phải hướng về bên phải đở lên, bàn tay phải cao bằng vai, cùi chỏ thấp hơn bàn tay; bàn tay trái tùy theo tay phải đẩy ra về trước. Mắt nhìn ngang về phía trước, nhãn thần cần thoáng qua tay phải đở lên

 

 

 

 

Bản đồ chính diện của thế bằng

 

 

 

 

 

 

 

Chú Thích:

 

Những động tác trên, có nói về cánh tay xoay ra ("ngoại tuyền"), và xoay vào ("nội tuyền"), xin nói rõ ràng ở đây, về sau, sẽ không được giải thích nữạ

 

Cánh tay ngoại tuyền: nếu lấy lòng bàn tay hướng vào trong làm tỷ dụ, tức là xoay cánh tay làm cho ngón cái đi về mu bàn tay, làm cho lòng bàn tay hướng ra ngoài, cũng như là nói, làm xương "nhiêu" ly khai khỏi xương "xích", mà chuyển ra ngoài (từ hình bên cạnh sang hình dưới)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cánh tay nội tuyền: nếu lấy lòng bàn tay hướng ra ngoài làm tỷ dụ, tức là xoay cánh tay làm cho ngón cái đi về lòng bàn tay, làm cho lòng bàn tay hướng vào trong, cũng như là nói, làm xương "nhiêu" uốn vào với xương "xích", thành ra xoắn vào nhau (như từ hình bên cạnh sang hình trên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Yếu điểm:

1. Lúc chuyển động thân thể phải dùng eo để làm trục, thân thể vẫn phải cần thẳng, những động tác của các chiêu sau đều như vậy cả

 

2. Động tác của thân, tay, chân đều cần nhẹ nhàng và chậm, tốc độ đều

 

3. Các động tác của thân, tay và chân tuy được diễn tả trước sau, nhưng phải cần bắt đầu và chấm dứt đồng thời, cần phải hiệp điệu nhất trí. Do đó mà "mười ba thế hành công tâm giải" có nói: "Thiết ký nhất động vô hữu bất động, nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh" (Nhớ rõ là đã động là tất cả đều động, đã tĩnh à tất cả đều tĩnh)

 

4. "mười ba thế hành công tâm giải" yêu cầu "Tấn bộ như miêu hành" (bước như mèo đi). Do đó mà bước chân cần nhẹ nhàng. Tỷ như thế này, chân phải bước tới trước bên phải, cần phải dùng chân trái chìm hạ xuống vững vàng rồi chân phải mới hướng về phía trước duổi tới, mới không bị nặng nề. Đó chính là về bộ pháp biểu hiện sự "phân thanh hư thực" (phân biện rõ hư và thực)

 

5. Nếu là "cung bộ" thì đầu gối của chân cong không thể đi quá mủi chân; bàn chân của chân duổi phải hoàn toàn chạm mặt đất, chân cũng không được duổi thẳng hoàn toàn. Cung bộ, lấy chân cong làm thực, chân duổi làm hư; nhất thiết chân cong đảm nhiệm 7 phần trọng lượng, chân duổi ba phần. Đầu gối cùng mủi chân phải cùng một hướng.

 

6. Tay phải đở ra phải ngang bằng vai, không được cao hơn hay thấp hơn. Lúc đở xương vai không được đẩy ra trước, không thể đở ra trước quá, phải cần dùng thân thể phía trên di chuyển về phía trước, mà đầu gối chân phải cũng không được quá mủi chân, đồng thời thân thể không được chồm về trước

 

7. Lúc trọng tâm di chuyển về phía trước, chân, bụng, ngực, tay phải nhất trí không trước không sau tiến tới, tự nhiên "thượng hạ tương tùy" (trên dưới theo nhau), lúc biến chuyển động tác cũng cần duy trì "lập thân trung chính" (giữ thân hình thẳng)

 

Khởi thế

Tư thế trước đó

 

 

 

 

 

 

 

 

Động tác thứ nhất: Hai tay từ từ hướng về trước đưa lên bằng, cao tới hai vai, hai tay cách nhau bằng hai vai, lòng bàn tay hướng xuống dưới

 

 

 

 

 

 

Động tác thứ hai: Hai cùi chỏ chìm xuống, tự nhiên kéo theo hai bàn tay từ từ xuống dưới, đến ngang hông, ngón tay vẫn hướng về phía trước, lòng bàn tay vẫn hướng xuống dưới; mắt nhìn ngang về phía trước

 

 

 

 

 

 

 

Yếu điểm:

1. Lúc trước khi hai tay đưa lên, cần kiểm tra xem những yêu cầu của dựbị thức đã được thích hợp, sau đó mới làm thế nàỵ Lúc này, tư tưởng cần phải đi trước, tập trung vào mỗi động tác đưa lên, đấy chính là "tiên tại tâm, hậu tại thân" trong "mười ba thế hàng công tâm giải". Tỷ như, lúc đưa hai tay lên, cần phải có ý thức làm sao đưa lên, sau đó mới từ từ đưa lên; Dù là làm lại hoặc tập luyện rất thuần thục rồi, cũng phải như vậy mà làm, nếu không, động tác giữa trong và ngoài rất dễ bị tán loạn

 

2. Lúc tập Thái Cực quyền, từ Khởi thế đến Thu thế, mỗi động tác đều phải cần "trầm kiên đọa trửu (vai chìm xuống, cùi chỏ nặng xuống). Như trong chiêu này, lúc hai tay đi lên và hai bàn tay hạ xuống, hai vai không được nhô lên, khẩn trương hoặc dùng sức, tất phải tung khai và hạ trầm. Lúc hai tay đưa lên, hai cùi chỏ không được thẳng băng, mà phải có ý khúc hạ xuống. Lúc hai cùi chỏ chìm xuống kéo theo hai tay hạ xuống, "đọa trửu" cố nhiên là rõ ràng, mà đến lúc hai tay đã xuống đến trước hông, vẫn cần phải "đọa trửu". Tại điểm này, người mới học sẽ khó hiểu: cho rằng cùi chỏ đã hạ xuống đến phía dưới, chẳng làm sao mà còn "đọa" được cùi chỏ xuống phía dưới hai bàn taỵ Thực ra, lúc ở tư thế ấy (phía sau còn có những chiêu thuộc loại như vậy, như Lâu tất ảo bộ lúc tay phất qua đầu gối), phải lý giải "đọa trửu" là: cùi chỏ phải hơi cong lại, làm cho cánh tay hơi cong về phía trước. Như vậy, đầu cùi chỏ sẽ lộ ra, thẳng góc với mặt đất, như vậy cũng là dạt được yêu cầu "đọa trửu", còn nếu cánh tay cũng thẳng góc với mặt đất thì đã mất cái ý "đọa trửu" rồi

 

3. Cần làm đến chữ "tọa uyển" (tay ngồi). "Toạ Uyển" nghĩa là đem giữa bàn tay chìm xuống, đốt ngón tay hơi hơi rướng lên, nhưNg không được dùng sức bật lên, phải là tự nhiên, như vậy mới có thể đem "kình" thông tới bàn tay, ngón tay cũng có cảm giác tớị Làm được "tọa uyển" mới đạt đến "hình vu thủ chỉ" (hình đạt ra đến ngón tay)

 

4. Thái cực quyền từ khởi thế cho đến Thu thế, trong giữa những động tác, phải cần liên tiếp, không được ngưng đoạn, tốc độ phải đều, liên miên không ngừng, "nhất khí kha thành (một hơi là xong). Tỷ như, trong chiêu thức này, hai bàn tay lên cao tới vai rồi hạ xuống, giữa hai động tác lên xuống, không được có hiện tượng ngừng nghỉ, mà ngay cả tất cả các chiêu khác, làm xong mỗi động tác đến chỗ định điểm, vẫn phải làm sao cho được gọi là "tựa đình phi đình" (giống là ngừng mà không phải ngừng)

 

5. Luyện tập bài quyền, lúc dùng bàn tay, phải không được dùng sức trương ngón tay ra, cũng không được mở tung, cong lại, lòng bàn tay cần hiện vẻ hơi lõm vào

Trần Thức Thái cực quyền luận

Tám đặc điểm của Trần thức


Thái cực quyền là một loại quyền thuật ưu tú được sáng tạo và phát triển qua một thời gian dài trong các sinh hoạt thực tiễn. Qua hơn mấy trăm năm không ngừng được trau giồi trong các kinh nghiệm thực tiễn, người ta mới từ từ nhận ra được các quan hệ bên trong và các quy luật vận động. Quyền phổ Thái chực quyền lưu lại từ tiền nhân, tức là tổng kết của những kinh nghiệm thực tiễn nàỵ Quyền phổ là đường dây giúp cho chúng ta mài cứu Thái cực quyền, học tập càng ngày càng tiến triển hơn. Tuy nhiên bởi vì tiền nhân bị những hạn chế của thời đại, trong các lý luận cũng có chỗ không tới, do đó chúng ta cần tìm trong các thực tiễn, kết hợp những nhận thức mới tăng bồi vào kiểm nghiệm, trữ bỏ những điều không chính xác, tiếp thu những gì tinh hoa, tiến một bước nắm vững những lý luận chính xác, làm cho môn quyền thuật này càng giúp cho người ta được bảo trì sức khỏe tốt hơn. Do đó, lúc học Thái Cực quyền, mới bắt đầu là phải ráng giữ những lý luận chính xác trong quyền phổ, và hiểu rõ chỗ tinh yếu trong đó, rõ ràng mạch lạc, xong rồi từ những cơ bản đó mà phát triển ra, từ từ đi vào sâu hơn.


Tại quá trình của mỗi động tác trong Thái cực quyền, từ đầu đến cuối, đều thấm nhuần "âm dương" và "hư thực". Lúc biểu hiện ra trong lúc vận động, mỗi chiêu thức đều có "khai" (mở ra) và "hợp" (Đóng lại), "viên" (tròn) và "phương" (vuông), "quyển" (cuốn lại) và "phóng" (thả ra), "hư" và "thực", "khinh" (nhẹ) và "trầm" (chìm), "cương" và "nhu", "mạn" (chậm) và "khoái" (nhanh). Dương thức Thái cực quyền thi triển tốc độ bằng nhau, không có nhanh chậm như Trần thức; Trong các động tác có những hình thức khác nhau và đối lập thống nhất như tả hữu, thượng hạ, lý ngoại (trong ngoài), đại tiểu, và tiến thoái, đấy là nguyên tắc căn bản của Thái cực quyền.

 

Không những Thái cực quyền hình thức bề ngoài khác biệt, mà trong nội công cũng có chỗ yêu cầu đặc thù riêng. Lúc luyện Thái cực quyền, trước tiên cần dùng ý không được dùng sức mạnh, do đó bên trong Thái cực quyền là vận động ý khí, bên ngoài là vận động thần khí sôi động lên, cũng như nói là cần luyện ý, mà cũng cần luyện khí. Cái tính chất vận động ý khí này là chỗ tinh hoa của Thái cực quyền, và cũng là đặc điểm thống lãnh các đặc điểm khác. Ngoài ra, lúc luyện quyền, trong khi thân thể dãn dài cùng biến hoán thuận nghịch như kéo tơ, các động tác cần phải có biểu hiện được có thể nhu có thể cương và có nhiều tính chất đàn hồị Nói về động tác, yêu cầu "nhất động toàn động" (một cái động là tất cả đều động), "tiết tiết quán quán" (liên lạc từ đầu này qua đầu nọ), "tương liên bất đoạn" (dính nhau không dừng), "nhất khí kha thành" (một hơi là xong). Nói về tốc độ, yêu cầu có nhanh có chậm, nhanh chậm chen vào nhaụ Nói về lực lượng, yêu cầu có nhu có cương, cương nhu bổ nhaụ Nói về thân đứng và động tác, yêu cầu ngay thẳng không nghiêng, trong cái hư có thái thực, trong cái thực có cái hư, trong cái "khai" ngụ cái "hợp" và trong cái "hợp" ngụ cái "khai". Những điều kiện trên đã đầy đủ, sau đó Thái cực quyền mới được phát huy đầy đủ các tác dụng đặc thù của nó. Trên phương diện thể dục, có thể tăng cường không những các khí quan vận động bên ngoài mà còn là nội tạng bên trong, còn có thể tăng cường năng lực chỉ huy ý thức, cũng chính là năng lực "dụng ý bất dụng lực", có thể chỉ huy khí chu lưu toàn thân thuận lợị Như vậy, vừa luyện được khí, mà cũNg luyện được ý, ý khí hổ tương tăng trưởng cường tráng, thân thể tự nhiên cường tráng. Đồng dạng, trên phương diện quyền thuật cũng có tác dụng riêng: có thể lấy "khinh" chế ngự "trọng", lấy "mạn" chế ngự "khoái", khắc chế tự nhiên, nắm giữ tự nhiên, lúc làm động tác tự nhiên "nhất động toàn động", "chu thân nhất gia" (toàn thân một nhà), đạt đến công phu quen kình "tri kỷ tri bỉ" và "tri cơ tri thế" (biết thời, biết thế).

 

Lý luận của Trần thức Thái cực quyền cùng các chi phái Thái cực quyền khác có chỗ giống, cũng có chỗ khác. Hiện giờ xin đem các đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền giảng giải như sau:

 

Đặc điểm thứ nhất: Ý khí vận động


(1) Dĩ tâm hành khí, vụ lệnh trầm trước, nãi năng thu liễm nhập cốt;
(Lấy ý dẫn khí, cốt sao cho trầm, như vậy mới thu nhập được vào trong xương)

(2) Dĩ khí vận thân, vụ lệnh thuận toại, nãi năng tiện lợi tòng tâm;
(Lấy khí vận trong thân thể, cốt sao cho điều thuận, như vậy mới được tiện lợi như ý)

(3) Tâm vi lệnh, khí vi kỳ, khí dĩ trực dưỡng nhi vô hại;
(Ý ra lệnh, khí phất theo, khí sẽ được nuôi dưỡng chính đại mà không có hại)

(4) Toàn thân ý tại thần, bất tại khí, tại khí tắc đái;
(Toàn thân ý là ở thần, không phải ở khí, ở khí là bị trì trệ)

 

Đặc điểm thứ hai: Đàn tính vận động


(1) Hư lĩnh đỉnh kình, khí trầm đan điền;
(Đỉnh kình dẫn hờ lên thẳng, khí trầm xuống đan điền)

(2) Hàm hung bạt bội, trầm kiên đọa trửu;
(Ngực thu vào, lưng dãn ra, vai trầm xuống, cùi chỏ chìm)

(3) Tung yêu viên đáng, khai khóa khuất tất;
(Thả lỏng eo lưng, tròn ?, khai hông, khuỷu đầu gối)

(4) Thần tụ khí kiểm, thân thủ phóng trường;
(Thần ngưng tụ, khí thu kiểm, thân và tay chân thả dài ra)

 

Đặc điểm thứ ba: Thuận toại triền ty (kéo tơ) mà loa tuyền (xoáy vòng) vận động


(1) Vận kình như trừu ty;
(Vận kình như rút tơ)

(2) Vận kình như triền ty;
(Vận kình như kéo tơ)

(3) Nhiệm quân khai triển dử thu kiểm, thiên vạn bất khả ly thái cực;
(Bạn có khai triển hay thu hợp lại, ngàn vạn lần không được ly khai thái cực)

(4) Diệu thủ nhất vận nhất thái cực, tích tượng hóa hoàn quy ô hữu;
(Tay diệu thủ vận một lần là một thái cực, tung tích hóa xong là không còn gì nữa cả)

 

Đặc điểm thứ tư: Lập thân trung chính, thượng hạ tương tùy mà vận động


(1) Ý khí tu hoán đắc linh, nãi hữu viên hoạt chi thú, sở vị biến chuyển hư thực tu lưu ý dã;
(Ý khí phải đổi cho linh hoạt, mới có cái thú tròn trịa hoạt bát, tức là biến chuyển phải có hư và thực, nhớ lưu ý)

(2) Hư thực nghi phân thanh sở, nhất xử hữu nhất xử hư thực, xử xử tổng hữu thử nhất hư nhất thực;
(Hư và thực phải phân biệt cho rõ ràng, mỗi chỗ có một hư và một thực của chỗ đó, chỗ nào cũng chắc chắn có một hư và một thực)

(3) Lập thân tu trung chính an thư, chi đáng bát diện; thượng hạ tương tùy nhân nan xâm;
(Thân thể phải giữ cho ngay thẳng an nhàn và thư thả, đở hết cả tám phía; trên dưới đi với nhau kẻ ngoài không xâm phạm vào được)

(4) Vĩ lư chính trung thần quán đỉnh; thượng hạ nhất điều tuyến
(Xương cụt ở dưới thẳng đứng, thần đi thẳng lên trên; trên dưới một đường thẳng)

 

Đặc điểm thứ năm: Yêu tích đái đầu (eo lưng xương sống làm đầu)


(1) Yêu tích vi đệ nhất chủ tể, nhất động vô hữu bất động;
(Eo và xương sống là chủ tể số một, cái gì động là hai thứ đó đều động)

(2) Chu thân tiết tiết quán quán, vô sử ty hào gián đọan;
(Chu thân liên quán với nhau, không được để bị gián đọan)

(3) Dục yêu chu thân nhất gia, tiên yêu chu thân vô sở khuyết sủng;
(Muốn chu thân là một nhà, trước tiên chu thân phải không có chỗ thiếu hoặc lõm)

(4) Hành khí như cửu khúc cầu, vô vi bất đáo;
(Hành khí như trái cầu chín khúc, không có chỗ nhỏ nào là không tới)

 

Đặc điểm thứ sáu: Thao thao bất tuyệt


(1) Vãng phục tu hữu chiết điệp, tấn thoái tu hữu chuyển hoán;
(Qua lại phải có gập và lấn tới, tiến và lui phải có chuyển hoán)

(2) Thu tức thị phóng, phóng tức thị thu;
(Thu lại tức là phóng ra, mà phóng ra cũng là thu lại)

(3) Kình đoạn ý bất đoạn, ý đoạn thần khả tiếp;
(Kình bị cắt ngang, ý không bị cắt, ý bị cắt, thần có thể tiếp nối)

(4) Như trường giang đại hà, thao thao bất tuyệt, nhất khí kha thành;
(Như sông dài biển rộng thao thao bất tuyệt, một hơi là thành)

 

Đặc điểm thứ bảy: Cương nhu tương tế mà vận động


(1) Vận kình như bách luyện cương, hà kiên bất tồi, cực nhu nhuyễn, nhiên hậu cực kiên cường;
(Vận kình như thép luyện trăm lần, kiên cường nào mà không bị phá, cực kỳ nhu nhuyễn, xong rồi mới cực kỳ kiên cường được)

(2) Ngoại tháo nhu nhuyễn, nội hàm kiên cường, thường cầu nhu nhuyễn chi vu ngoại, cửu chi tự khả đắc nội chi kiên cường; phi hữu tâm chi kiên cường, thực hữu tâm chi nhu nhuyễn dã;
(Bên ngoài tập nhu nhuyễn, bên trong hàm kiên cường, lúc nào cũng là nhu nhuyễn phía ngoài, lâu ngày rồi bên trong tự nhiên được kiên cường; không phải có ý kiên cường, mà thực có ý nhu nhuyễn thôi)

(3) Thái cực quyền quyết bất khả thất chi miên nhuyễn. Chu thân vãng phục, dĩ tinh thần ý khí vi bản, dụng cửu tự nhiên quán thông yên;
(Thái cực quyền không được bỏ mất cái nhu nhuyễn, chu thân qua lại, lấy tinh thần ý khí làm căn bản, lâu ngày tự nhiên mà hiểu ra thôi)

(4) Vận kình chi công phu, tiên hóa ngạnh vi nhu, nhiên hậu luyện nhu thành cương. Cập kỳ chí dã, diệc nhu diệc cương. Cương nhu đắc trung, phương kiến âm dương. Cố thử quyền bất khả dĩ cương danh, diệc bất khả dĩ nhu danh, trực dĩ thái cực chi vô danh danh chi;
(Công phu vận kình là: trước tiên bỏ ngạnh mà lấy nhu, sau đó rồi luyện nhu để thành cương. Đến lúc đó, vừa nhu vừa cương. Cương nhu cùng ở trong, mới biết âm và dương. Do đó quyền thuật này không thể gọi là cương, mà cũng không thể gọi là nhu, đành lấy tên "thái cực" mà đặt cho nó)

 

Đặc điểm thứ tám: Khoái mạn tương gián mà vận động


(1) Động cấp tắc cấp ứng, động hoãn tắc hoãn tùy;
(Động mà nhanh thì ứng biến nhanh, chậm lại thì tùy theo mà chậm lại)

(2) Bỉ bất động, kỷ bất động; bỉ vi động, kỷ tiên động;
(Bên kia không động, mình cũng không động; bên kia hơi động, mình đã động trước)

(3) Sơ học nghi mạn, mạn bất khả si ngốc; tập nhi hậu khoái, khoái bất khả thác loạn;
(Mới học nên chậm, chậm nhưng không được si ngốc; tập rồi chuyển qua nhanh, nhanh mà không được loạn xạ sai lầm)

(4) Hình kháng ngũ nhạc, thế áp tam phong, do từ nhập tật, do thiển nhập thâm;
(Trông hình có thể kháng cự với ngũ nhạc, xem thế có thể đè bẹp ba núi, từ chậm đến nhanh, từ thô thiển đến cao thâm)

 

Thái Cực Quyền Thuyết Thập Yếu

Dương Trừng Phủ truyền khẩu, Trần Vi Minh chép lại


(1) Hư lãnh đĩnh kình: Đĩnh kình, có nghĩa là đầu để cho ngay thẳng, thần dẫn lên trên đầu, không được dùng sức, dùng sức cổ sẽ bị cứng, khí huyết sẽ không được lưu thông, phải có ý hờ và linh động. Không có hư lãnh đĩnh kình, thì tinh thần không thể sôi động lên

 

(2) Hàm hung bạt bội: Hàm hung, có nghĩa là ngực hơi thóp vào trong, để cho khí đi xuống đan điền. Ngực kỵ ưỡn ra, ưỡn ra thì khí sẽ chạy lên ngực, trên nặng dưới nhẹ, bàn chân sẽ dễ bị loạng choạng. Còn bạt bội, có nghĩa là khí dính vào sau lưng, biết hàm hung tức là biết bạt bội, biết bạt bột thì sẽ biết lực là do ở xương sống phát ra, vô địch là ở chỗ đó

 

(3) Tung yêu: Eo lưng là chủ tể của một thân, thả lỏng eo lưng được thì sau đó hai chân mới có đủ sức, hạ bàn ổn cố. Biến hóa hư thực đều do ở eo lưng chuyển động, do đó mà nói: "Mệnh ý nguyên đầu tại yêu khích" (Cái ý chí mệnh lệnh là ở chỗ cái eo lưng), nếu mà không đủ sức là tìm ở eo lưng và chân

 

(4) Phân hư thực: Thái cực quyền lấy hư thực làm ý nghĩa số một, nếu toàn thân nằm ở bên chân phải, thì chân phải là thực, chân trái là hư; toàn thân mà nằm ở chân trái, thì chân trái là thực, chân phải là hự Hư thực mà phân ra được, thì sau đó mới chuyển động linh hoạt, mà không tốn tý sức lực. Nếu không phân ra được, thì đi đứng nặng nề, thân đứng không vững, mà dễ bị người lay động

 

(5) Trầm kiên đọa trửu: Trầm kiên, có nghĩa là vai tung lỏng và hạ xuống, nếu không làm được, hai vai nhô lên, tất nhiên khí sẽ tùy theo đó mà đi lên, toàn thân sẽ không lấy được sức nhĩ. Đọa trửu, có nghĩa là cùi chỏ hạ chìm xuống, cùi chỏ mà đưa lên, thì vai sẽ không hạ xuống được, quăng người ra không xa, sẽ đi gần với ngoại gia dùng cường kình nhĩ

 

(6) Dụng ý bất dụng lực: Thái cực quyền luận có nói: "thử toàn thị dụng ý bất dụng lực" (cái này là chỉ dùng ý không dùng sức). Luyện Thái cực quyền. toàn thân tung khai, không để có một tý nào sức , sợ bị đình trệ cân cốt huyết mạch, mà bó thúc thân thể; sau đó rồi biến hóa mới linh hoạt, tròn và lưu chuyển như ý. Nếu mà nghi ngờ là nếu không dùng sức thì làm sao mà có sức mạnh ? Bởi rằng thân thể người ta có kinh lộ, như là đất có mạch nước, mạch mà không tắc thì nước chảy, kinh lộ mà không bị bế tắc thì khí sẽ thông. Nếu như cả thân thể đầy sức làm tắc kinh lộ, khí huyết sẽ bị đình trệ, chuyển động không linh hoạt, kéo một cái là cả người bị lay chuyển nhĩ. Còn nếu không dùng sức mà dùng ý, chỗ nào ý tới thì khí sẽ lập tức tới, như vậy, khí huyết lưu hành, ngày ngày lưu chuyển, chu lưu toàn thân, không lúc nào đình trệ; Luyện như vậy lâu ngày, sẽ được nội kình chân chính, tức là như trong Thái cực quyền luận nói: "Cực chí nhu, nhiên hậu cực chí cương".Người tập luyện công phu Thái cực quyền, cánh tay như bông gòn bọc thiết, phân lượng rất trầm; người luyện quyền ngoại gia, dùng sức là thấy có sức, không dùng sức thì thấy nhẹ hời, có thể thấy rằng sức là kình lực phía ngoài nhĩ, không dùng ý mà dùng sức, rất dễ bị lay động, không đủ hay nhĩ

 

(7) Thượng hạ tương tùy: Thượng hạ tương tùy, tức là như Thái cực quyền luận nói là: "Kỳ căn tại cước, phát vu thoái, chủ tể vu yêu, hình vu thủ chỉ, do cước nhi thoái nhi yêu, tổng tu hoàn chỉnh nhất khí" (Căn là ở chân, phát ra bắp chân, chủ tể là eo lưng, hình tượng ở bàn tay ngón tay, từ chân mà tới bắp chân, rồi eo lưng, phải chung là thành một hơi). Bàn tay động, eo lưng động, chân động, nhãn thần tùy theo đó mà động, như vậy thì mới gọi là thượng hạ tương tùy, có một cái nào không động tức là tán loạn rồi

 

(8) Nội ngoại tương hợp: Thái cực quyền luyện ở chỗ "thần", cho nên nói rằng: "thần vi chủ soái, thân vi khu sử" (thần là chủ soái, thân là kẻ bị sai sử). Tinh thần mà đề lên được, tự nhiên cử động sẽ nhẹ nhàng linh hoạt. Tư thế không đi ra ngoài hư thực, khai hợp. Khai, có nghĩa là chân tay khai, tâm ý cũng theo đó mà khai theọ Hợp, có nghĩa là không những chân tay hợp mà tâm ý cũng theo đó mà hợp, được trong ngoài mà thành một khí, thì hồn nhiên không bị ngăn trở nhĩ

 

(9) Tương liên bất đoạn: Quyền thuật ngoại gia, kình là từ ở sức có sau này, do đó mà có sinh có dứt, có tục có đoạn, sức cũ mà hết, sức mới chưa sinh, lúc ấy rất dễ bị người thừa cợ Thái cực quyền dùng ý không dùng lực, từ đầu tới cuối, miên miên không ngừng, hết một vòng lại trở về đầu, tuần hoàn vô cùng, quyền luận nói là: "như trường ggiang đai hà, thao thao bất tuyệt", lại nói: "vận kình như trừu ty", đều nói đến một hơi liên quán

 

(10) Động trung cầu tĩnh: Quyền thuật ngoại gia, lấy nhảy nhót làm hay, dùng hết khí lực, do đó mà luyện quyền xong, không ai là không thở gấp. Thái cực quyền lấy tĩnh chế ngự động, tuy động mà cũng như tĩnh, do đó đi quyền càng chậm càng tốt. Chậm thì hô hấp sâu và dài, khí trầm đan điền, không bị khổ vì huyết mạch khẩn trương. Kẻ học phải để ý tìm tòi, như vậy thì mới hiểu được

Thái Cực Quyền Yếu Lãnh

Dương Trừng Phủ truyền khẩu, Trương Hồng Quỳ chép lại


Quyền thuật của Trung quốc, tuy có nhiều môn phái khác nhau, phải biết đều là những kỹ thuật có ngụ triết lý trong đó, từ xưa tới giờ, đã từng có kẻ đem tinh lực cả đời ra tập luyện, mà vẫn không được đến chỗ huyền diệu, kẻ học chỉ biết bỏ phí ra một ngày công phu thì sẽ được một ngày hiệu quả, ngày qua tháng lại, rồi sẽ có lúc tới nơi.

Xem tiếp...

Dự bị thức

Hai chân trái phải đứng dạng ra, ngang với hai vai, mủi chân hướng về trước; thân thể tự nhiên đứng thẳng; hai tay tự nhiên thả xuống, mắt nhìn ngang phía trước

 

 

 

 

 

 

 

Yếu điểm:

1. Cần "hư lãnh đỉnh kình", "khí trầm đan điền", "vĩ lư trung chính", "hàm hung bạt bội". Trong những yêu cầu trên, còn cần phóng tung toàn thân, làm tới mức "lập thân yêu trung chính an thư" (đứng cần phải thẳng và an nhàn), và cũng liên hệ hết với tất cả những động tác sau đó. Những điểm yêu cầu trên, là yêu cầu chung cho tất cả các động tác của Thái Cực quyền, lúc luyện phải nhất thiết ghi nhớ, sau này sẽ không nhắc nhở nữa trong những chiêu thức tới, mà chỉ nhắc những điểm dễ bị làm sai thôi (ví dụ thế "tê" trong chiêu Lãm tước vĩ, mới học thường thường hay bị thân mình nghiêng tới quá, hoặc ngửa ra sau quá, do đó sẽ nhắc nhở)

 

2. Hai tay thả xuống, đầu xương vai cần phóng tung, bàn tay và ngón tay tự nhiên hơi cong

 

3. Tinh thần cần tự nhiên chú ý, tâm cần tĩnh, không được có tạp niệm

 

4. Những yêu cầu trong thế Dự bị là những yêu cầu của tất cả các động tác khác

Thái cực quyền ca quyết




Thái cực giả vô cực nhi sinh Thái cực từ vô cực sinh ra
động tĩnh chi cơ âm dương chi mẫu là cơ cấu của động và tĩnh, là xuất phát của âm và dương
Động chi tắc phân tĩnh chi tắc hợp Động vào thì chia ra, mà để yên thì hợp lại
Vô quá bất cập tùy khúc tựu thân Không đi quá không ssát lại, tùy là co lại, tựu là duổi ra
Nhân cương ngã nhu vị chi tẩu Địch cương ta nhu thì gọi là nhượng
Ngã thuận nhân bội vị chi niêm Địch nhu ta cương thì gọi là dính
Động cấp tắc cấp ứng càng nhanh thì ta theo nhanh
Động hoãn tắc hoãn tùy Chậm thì ta chậm
Tuy biến hóa vạn đoan Biến hóa trăm vạn đường
Nhi lý vi nhất quán nhưng chỉ có một nguyên lý
Do trước thục nhi tiệm ngộ quán kình Từ thuần thục từ từ đi đến chỗ quen kình
Do quán kình nhi bệ cập thần minh Từ quen kình đi đến chỗ thần minh
Nhiên phi dụng lực chi cửu Nhưng nếu không bỏ công trau giồi lâu ngày
bất năng khoát nhiên quán thông yên thì không thể có ngày tự nhiên biết thấu
Hư lãnh đỉnh kình Cái hư dẫn thẳng lên đỉnh đầu
khí trầm đan điền khí chìm xuống đan điền
Bất thiên bất ỷ hốt ẩn hốt hiện Không nghiêng không dựa, khi ẩn khi hiện
Tả trọng tắc tả hư Bên trái nặng thì bên trái như không có gì
hữu trọng tắc hữu hư Bên phải nặng thì bên phải như không có
Ức chi tắc xưng cao Càng với lên càng thấy cao
phủ chi tắc xưng thâm càng chúi xuống càng thấy sâu
Tấn chi tắc dũ trường Càng xông tới càng thấy dài
thoái chi tắc dũ xúc càng lùi lại càng bị dồn ép
Nhất vũ bất năng gia Một cái lông chim cũng không thêm
thằng huy bất năng lạc Một con bọ chẳng thể đậu xuống
Nhân bất tri ngã, ngã độc tri nhân Người ta không biết mình, chỉ có mình biết người ta
Anh hùng sở hướng vô địch Anh hùng vô địch trước giờ
Cái giai do thử nhi cập dã là ở chỗ đó
Kỳ kỹ bàng môn thậm đa Bàng môn tả đạo có nhiều
tuy thế hữu khu biệt tuy khác nhau
khái bất ngoại hồ nhưng không ngoài quy luật
tráng khi nhược, mạn nhượng khoái nhĩ mạnh thắng yếu, nhanh thắng chậm
Hữu lực đả vô lực Có sức hơn không có sức
thủ mạn nhượng thủ khoái chậm tay nhượng nhanh tay
thị giai tiên thiên tự nhiên chi năng là do thiên nhiên như vậy
phi quan học lực nhi hữu vi dã không dính líu tới luyện tập
Sát tứ lượng bác thiên quân chi cú Hãy quan sát câu "tứ lượng bác thiên quân"
hiển phi lực thắng rõ ràng không phải dùng lực thắng
Quan mỗ mỗ năng ngự chúng chi hình Nhìn những người già chế ngự địch thủ đông người
khoái hà năng vi nhanh để làm gì
Lập như bình duy hoạt như xa luân Đứng như một cái cân, xoay như trục bánh xe
Thiên trầm tắc tùy Trầm xuống một bên thì chiều theo được
song trọng tắc đái nặng cả hai bên thì bị trì trệ
Mỗi kiến số niên thuần công Mỗi khi thấy có người luyện tập lâu năm
nhi bất năng vận hóa dã mà chưa biết vận dụng
Suất tự vị nhân chế bởi bị người ta chế ngự
Song trọng chi bệnh vị ngộ nhĩ đó là vì họ chưa hiểu ra cái bệnh "song trọng"
Dục trị thử bệnh tu tri âm dương Muốn biết bệnh chỗ nào, phải hiểu âm dương
Niêm tức thị tẩu Dính tức là theo
tẩu tức thị niêm theo tức là dính
Âm bất ly dương, dương bất ly âm Âm không rời dường, dương không rời âm
Âm dương tương tế thị vị quán kình Âm dương cùng hiệp điệu, mới gọi là quen "kình"
Quán kình hậu dũ luyện dũ tinh Quen kình rồi, càng luyện càng tinh xảo
Mặc nhận sủy ma Yên lặng suy nghĩ
tiệm chí tòng tâm sở dục rồi sẽ có lúc đi đến chỗ tùy ý mình mà làm
Bản thị xá kỷ tòng nhân Vốn là bỏ mình mà theo người ta
Đa ngộ xá cận cầu viễn Đa số ngộ nhận là bỏ gần để lấy cái xa
Sở vị sai chi hào ly liêu dĩ thiên lý Gọi là sai một ly đi một dặm
Học giả bất khả bất tường biện yên Học giả không thể không tường tận rõ ràng
Trường quyền giả Trường quyền
như trường giang đại hà có nghĩa là như con sông dài rộng lớn
thao thao bất tuyệt dã chảy thao thao bất tuyệt
Bằng, lý, tê, án, Đở, Kéo, Đụng, Đẩy
Thái, liệt, trửu, kháo, Bẻ, quặt, cùi chỏ, vai
Thử bát quái dã Đấy là bát quái
Tấn bộ, thoái bộ tiến, lùi
tả cố, hữu phân, trung định trái, phải, trung tâm
Thử ngũ hành dã Đấy là ngũ hành
Bằng lý tê án Đở, Kéo, Đụng, Đẩy
Tức càn khôn khảm ly là Càn Khôn Khảm Ly
tứ chính phương dã Bốn phương chính
Thái liệt trửu kháo Bẻ, quặt, cùi chỏ, vai
tức tốn chấn đoài cấn là Tốn Chấn Đoài Cấn
tứ tà giác dã bốn góc xiêng
Tấn thoái cố phân định Tiến lui trái phải giữa
tức kim mộc thủy hỏa thổ dã là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Hợp chi tắc vi thập tam thế dã Cộng lại là mười ba thế