Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • DaiThinhDuong1200
  • NhaGiuXe1200
  • CD4 1200
  • hinhCu 1200

Ngạn ngữ xưa có câu: "QUÂN PHÁP BẤT VỊ THÂN" (Pháp luật của vua không thiên vị ai) là vì trong những giai đoạn lịch sử đó an ninh đất nước và trật tự xã tắc được đặt vào tay vua, chúa, quân vương – được mệnh danh là thiên tử (con trời) – với quyền hành xử tuyệt đối tối thượng trong bối cảnh cấu trúc xã hội còn tương đối đơn giản.

Các công trình nghiên cứu lịch sử cho thấy bên cạnh những triều đại minh chính, lẫy lừng xây dựng phát triển giang sơn mạnh giàu, đem lại hạnh phúc ấm no cho muôn dân trăm họ thì cũng có những thế lực, vương triều quân phiệt, độc tài chuyên chế sai lệch đã đưa đất nước họ đến chỗ chiến bại, thậm chí suy tàn.

Đến thời hiện đại, đây đó loài người đã bộc phát ra những bước tiến hóa dân chủ hơn, và những thiết chế xã hội tiến bộ đã làm nền tảng cho những chế định pháp luật phát huy được những sức mạnh tổng lực toàn diện hơn. Điều này giúp cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện được những bước tiến thần kỳ trên bình diện dân tộc, đất nước cũng như góp phần quan trọng vào việc hình thành những thiết chế quốc tế, toàn cầu để cố gắng giải quyết /xử lý những xung đột, tranh chấp phức tạp giữa các đất nước và giúp cho nhân loại đạt được phát triển bền vững (sustainable development).
Khoa học pháp lý của nhân loại về lý luận cũng như thực tiễn đã ngày càng phát triển và hoàn thiện chi tiết đa dạng đầy đủ hơn xưa đáng kể. Khi liên hệ lại câu "Quân pháp bất vị thân" tôi có ý nghĩ ngày nay phải là "PHÁP BẤT VỊ THỂ, ĐẠO BẤT VỊ THÂN" mới hoàn chỉnh, vì như mọi người đều biết (tuy có thể chưa chính xác đầy đủ) là pháp luật hiện tại do sự đóng góp ý chí của công dân thông qua quốc hội mà lập thành, điểm cụ thể ở đây là có nhiều loại chủ thể (subject) tham gia vào các hoạt động trên các lãnh vực trong xã hội loài người hiện tại mà đã phát triển khá phức tạp này. Các chủ thể này có thể là cá nhân, thể nhân, hộ gia đình, pháp nhân, cơ quan, tổ chức, hội, quỹ, công ty, tập đoàn, quốc gia v.v... Vì vậy, nếu chỉ "Pháp bất vị thân" thì còn hạn hẹp thiếu sót mà phải mở rộng THÂN (người) ra đến THỂ (chủ thể) khi đề cập đến phạm trù quan hệ pháp luật, như tinh thần của Điều 8 – Bộ Luật tố tụng dân sự CHXHCN Việt Nam – và bổ sung thêm "Đạo bất vị thân" là vô cùng thấu tình đạt lý vì Đạo đức – cũng là nền tảng của Pháp luật – thì không chỉ thuộc độc quyền của riêng ai.

Tuy vậy, về phương diện xã hội , tác giả Robert B.Reich trong cuốn SUPERCAPITALISM,... (CHỦ NGHĨA SIÊU TƯ BẢN,... Nhà xuất bản Alfred A. Knopf – New York –2007) cho rằng dù bạn có đồng ý hay không, các công ty trong Chủ nghĩa siêu tư bản (tên gọi của tác giả đặt cho giai đoạn hiện nay của Chủ nghĩa tư bản) thì không còn có đủ sự suy xét chín chắn để mà đạo đức. Cạnh tranh thì mãnh liệt đến nỗi phần lớn các tập đoàn không thể hoàn thành những giới hạn xã hội mà không áp đặt thêm chi phí lên những người tiêu dùng và những nhà đầu tư (cổ đông) của họ khi nền kinh tế đã chuyển sang chủ nghĩa siêu tư bản – mà giờ đây đại đa số người tiêu dùng cũng đồng thời là nhà đầu tư trong khi lợi ích của người tiêu dùng thường xung đột với lợi nhuận của nhà đầu tư.

Các công ty trong thời Friedman được biết là có đạo đức nhất về mặt xã hội đã bị ngược đãi bởi các nhà đầu tư. Cummins Engine, một trong những người tiên phong của phong trào trách nhiệm xã hội của doanh giới,đã phải từ bỏ những chính sách sử dụng lao động nhân từ gia trưởng và những đóng góp hào phóng của mình đối với những cộng đồng khi các nhà đầu tư của họ đòi hỏi những lợi nhuận cao hơn. Dayton Hudson, một công ty có trách nhiệm xã hội đáng chú ý khác, đã suýt bị nuốt chửng trong một vụ thôn tính đầy thù hận trong thập niên1980, và từ đó đã hết sức quan tâm đến những người tiêu dùng và những nhà đầu tư của mình. Levi Strauss, cũng đã một lần có tên trong danh sách những công ty có trách nhiệm về mặt xã hội nhất nước Mỹ một phần bởi sự cam kết sản xuất mặt hàng quần áo của mình từ vật liệu của các nhà sản xuất trong nước, đã phải đối mặt với những doanh số thê thảm trong thập niên 1990 và phải loại bỏ phần sản xuất nội địa còn lại. Polaroid, một doanh nghiệp tiên phong khác, đã nộp đơn xin phá sản vào năm 2001. Các cổ phần của nhà bán lẻ người Anh, Marks & Spencer, mà đã được xếp hạng gần chóp đỉnh theo một khảo sát của các tiêu chuẩn lao động toàn cầu, đã hoạt động tồi đến nỗi công ty này đã bị hút vào một cuộc thôn tính đầy thù hận năm 2004. Cả Body Shop International lẫn Ben & Jerry's đã bị rình rập giữa những công ty có trách nhiệm về mặt xã hội nhất đất nước cho đến khi áp lực của nhà đầu tư đẩy Anita Roddick, nhà sáng lập của Body Shop vào một vai trò tư vấn và Ben & Jerry's đã bị nuốt chửng bởi Unilever.

Không có lòng vị tha của doanh giới, và cũng chẳng có cái tôi trong kinh doanh. Trong chủ nghĩa siêu tư bản, các công ty chỉ hiện hữu để phục vụ người tiêu dùng và do đó là kiếm tiền cho các nhà đầu tư. Điều này giải thích cái cách mà họ phục vụ công chúng. điều cơ bản nhất trong tất cả - là các công ty thì không phải là con người. Chúng là những hư cấu pháp lý, không là gì nhiều hơn những bó hợp đồng. Vâng, có những " văn hóa công ty," những phong cách hoặc những quy chuẩn thống soái như thể đặc tả bất cứ nhóm nào. Nhưng bản thân công ty không hiện hữu theo hình thái vật chất cụ thể. Điều này đặc biệt đúng dưới chủ nghĩa siêu tư bản, khi các công ty đang nhanh chóng hóa thân vào những chuỗi cung ứng toàn cầu. Các công ty không nên có nhiều hơn các quyền pháp lý để tự do phát ngôn, có năng lực pháp luật, hoặc sự đại diện chính trị trong một nền dân chủ hơn là thực hiện bất cứ chứng thư khác nào mà trên đó thể hiện những hợp đồng. Các nhà lập pháp hoặc các thẩm phán mà trao cho các công ty những quyền như vậy thì không đang thành thật về mặt trí tuệ, hoặc họ không biết đến các ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu tư bản. Chỉ có con người mới nên sở hữu các quyền như thế.

Trên đây là một sự cập nhật, bổ sung cho một câu ngạn ngữ nòng cốt của pháp luật, bên cạnh đó giới thiệu thêm quan điểm của một giáo sư chuyên về Chính sách công – nguyên là bộ trưởng lao động thời chính quyền Bill Clinton, Hoa Kỳ, mong đón nhận được những ý kiến trao đổi thêm về vấn đề này trong rộng rãi cộng đồng xã hội.

LG. PHẠM HỮU BÌNH
Thêm bình luận


Đăng Nhập / Đăng Xuất