Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • hinhCu 1200
  • CD4 1200
  • DaiThinhDuong1200
  • NhaGiuXe1200

Khi đến địa phận tỉnh Khánh Hòa,dãy Trường Sơn chạy sát biển tạo nên những bãi biển hoang sơ, thơ mộng. Vịnh Vân Phong là vịnh biển sâu, dài khoảng 60km,bắt đầu từ đèo Cổ Mã xuôi xuống bán đảo Hòn Gốm, Hòn Khói và kết thúc tại Hòn Hèo. Cấu tạo địa chất đặc biệt của vịnh Vân Phong đã tạo ra bức tranh phong cảnh biển đa dạng, kỳ thú. Những đồi cát trắng tinh khôi, những hòn đảo đá nỗi bật trênmột vùng biển trong xanh màu ngọc lục bảo, đã tạo nên những ấn tượng khó phai nhòa trong lòng khách.

Dai Lanh
Ảnh Vịnh Vân Phong- Photo triminh

Biển Đại Lãnh, nằm giữa đèo Cả vàđèo Cổ Mã, từ xa xưa đã được xem là một danh thắng của đất nước. Phong cảnhvùng biển này đã được vua Minh Mạng cho lưu dấu trên Tuyên Đỉnh khi đúc Cửu Đỉnh năm 1836. Đại Lãnh mê hoặc khách dã ngoại với cảnh quang thơ mộng với 3 mặt lànúi cao với dòng suối nhỏ len lách trong rừng dương xanh mát bên làn nước trongxanh. Điểm khác biệt mà ít bãi biển nào có được là bãi cát trắng mịn tinh khôi và bờ biển rộng, phẳng, dốc thoai thoải, rất an toàn dù bơi xa bờ.

Dam Van 2
Ảnh : Bãi Đầm vân- Photo triminh
Xuôi đèo Cổ Mã khoảng 5km có ngã 3 rẽ trái đi Đầm Môn trên bán đảo Hòn Gốm. Con đường chạy giữa các đồi cát trắngmiên man và bên bờ phía tây của vịnh. Đây đó những bụi hoa bòng bòng phơn phớt tím làm dịu đi cát trắng chóichang. Con đường bộ dài khoảng 15km đến Đầm Môn là điểm cuối (từ đây khách phải lên thuyền đi thăm vịnh, các bãi tắm trên các hòn đảo). Mũi Đôi trên bán đảoHòn Gốm được xem là điểm cực đông trên đất liền của tổ quốc đã thu hút dân du lịchkhám phá đến bán đảo hoang vu này. Từ Đầm Môn phải đi bộ băng qua các đồi cát,hoang mạc và núi đá khô cằn đầy nguy hiểm để đến điểm cực đông này (hoặc annhàn hơn thì thuê thuyền đánh cá). Tranh cãi về điểm cực đông này giữa mũi Đại Lãnh và Mũi Đôi vẫn chưa kết thúc. Xét về kinh độ thì Mũi Đôi lớn (xa) hơn,nhưng xét về thuật ngữ "đất liền là vùng đất không bao gồm đảo và bán đảo" thì mũi Đại Lãnh là điểm cực đông trên đất liền của nước ta.
Dai Lanh 3
Bãi biển Đại Lãnh-Photo triminh
Quốc lộ 1 đoạn Tu Bông-Vạn Giã chạy xa bờ biển nên phong cảnh không có gì nỗi bật. Thị trấn Tu Bông nằm sát biển gầncửa sông. Vùng đất này trước đây khá khô cằn, gần đây nhờ có hồ thủy lợi HoaSơn nên ruộng đồng đã xanh xanh màu lúa. Tu Bông là cái tên thuần Việt nhưng lạivô nghĩa. Các giải thích cho cái tên này thường suy luận từ đặc điểm gió của miềnđất này. Gió từ vịnh Vân Phong thổi vàobờ bị cản lại bởi dãy núi Hoa Sơn nên cứ quần tụ, xoáy vòng quanh vùng này nên gọi là vùng đất "tụ phong", sau đó được đọc trại ra là "tu bông". Đoạn đường từ Tu Bông đến Vạn Giã ngày xưa khá vắng vẻ, nỗi tiếng vì có nhiều thú dữ với câu thành ngữ : "cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận". Đoạn từ Vạn Giả-Ninh Hòa cảnh trí khá đơn điệu, buồn tẻ.
Dam Van 3
Ảnh Bãi Đầm Vân -Photo triminh
Từ QL 1cách Ninh Hòa khoảng 2km có ngã 3 rẽ trái theo Tỉnh lộ 1B hướng đi Hòn Khói khoảng 12km là đến Dốc Lết.Phong cảnh biển nên thơ với dãy núi cao ôm lấy bờ cát trắng và làn nước trongxanh. Những hàng dừa xanh nghiêng ngả rũ bóng trên bờ cát trắng là hình ảnhthân quen của các bãi biển miền trung thơ mộng. Tiếc rằng những đồi cát trắng tạonên tên gọi của địa danh này đã không còn.
Doc Let
Ảnh Bãi biển Dốc Lết -Photo triminh
Từ Dốc Lết xuôi theo đường TL 1Bven biển đến Ninh Vân, cảnh sắc các vụng biển biến đổi theo địa hình. Đây đó những bãi biển êm đềm với bờ cát trắng in bóng những hàng thùy dương lặng lẽ, chen lẫn nhữngbãi biển hoang sơ ôm lấy các gành đá muôn hình muôn vẻ. Những bãi cát pha lê lấplánh trong nắng hòa với làn nước xanh biêng biếc phản chiếu bóng mây trôi lãng đãng. Ở cuối tuyến đường là làng chài Đầm Vân, thuộc xã Ninh Vân. Đầm Vân nằmêm đềm bên một vụng biển nhỏ heo hút . Có lẽ Đầm Vân sẽ mãi mãi là một ốc đảo bịlãng quên nếu như không có một sự kiện lịch sử xảy ra nơi đây. Cách làng khoảng1km, có một con đường sỏi đá mới mở dẫn đến một gành đá ven bờ có đền tưởng niệm các thủy thủ đoàn của tàu không số (bí số C235) hy sinh tại mảnh đất này. Năm1968 trong chuyến hải trình vận chuyển vũ khí tàu bị phát hiện phải chạy vào vùng biển này. Thuyền trưởng Nguyễn phan Vinh ra lệnh hủy tàu và sức mạnh của khối thuốc nổ đã tung một phần xác tàu lên gành đá này.
Ninh Thuy
Ảnh : Bãi Ninh vân -Photo triminh
Cung đường đến Đầm Vân uốn lượnquanh dãy núi Hòn Hèo. Con đường đèo khá dốc bên núi, bên biển cứ trôi thăm thẳm dưới nắng dưới mây và cỏ dại ven đường. Những khu nghỉ dưỡng cao cấp biệt lập với phố thị bên ngoài ẩn hiện dưới vòm cây rừng, trên những gộp đá chênh vênh hài hòa cảnh quang thiên nhiên. Bãi rừng xanh, bãi hoang... là tên của các khu nghỉ dưỡng này dường như xứng đáng với tiêu chí đó. Vân Phong được đánh giá là vịnh biển đẹp nhất nước ta và có thể xem vùng biển Ninh Vân là nơi đẹp nhất của vịnh Vân Phong. Mẹ thiên nhiên đã hào phóng biết bao khi ban tặng cho mảnh đất này nhiều bãi biển như chốn thiên đường. Có người mong ước rằng miền đất này không có bóng dáng của "du lịch", mà để dành cho thế hệ mai sau. Tiếc rằng có lẽ chúng ta không màng quan tâm giữ gìn món quànày. Nhìn nhà máy xi măng bên bên bãi biển Ninh Thủy, nhà máy sửa chữa tàu biển tại Ninh Phước với dự định dùng xỉ đồng mở rộng mặt bằng, hay dự án làm cảng container trung chuyển quốc tế... có thể mường tượng hình ảnh mai này của VânPhong.
Ninh Thuy 2
Bãi Ninh Thủy -Photo triminh

Nguyễn Trí Minh

 
Thêm bình luận