Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200
  • NhaGiuXe1200

CHỦ ĐỀ: Giang Hồ Kỳ Tình Lục - A Chí [7]

Giang Hồ Kỳ Tình Lục - A Chí [7] 08 02 2014 06:04 #25

Từ NamPhong nhắm hướng tây bắc đi tới là đến Liên Hoa phong ở Tây phong, nơi đây là cấm địa của phái Hoa Sơn, cung Thúy Vân ở trên đỉnh là nơi cư trú của chưởng môn đời này qua đời khác, ngọn núi này thẳng đứng như bút, vách núi cheo leo, bởi vì trước cung Thúy Vân có vô số những tảng đá lô nhô rậm rạp như từng đóa từng hoa hoa sen nở rộ do đó mà lấy tên là Liên Hoa phong. Trên Liên Hoa phong còn có một tảng đá khổng lồ, chính giữa lõm sâu vào, hi`ng dáng như bị đao chém, rìu chặt, do đó mà có tên là Phủ Cách Thạch. Tương truyền thư sinh Lưu Ngạn XưƠng lên kinh đô ứng thí trên đường qua Hoa Sơn, đầu túc ở miếu Nữ Thần Tam Thánh Mẫu, thấy tượng Thánh Mẫu đẹp tuyệt trần trong lòng ái mộ bèn làm trên tường một bài thơ, Thánh Mẫu đọc bài thơ đó của y cảm thấy được một người tài hoa tuyệt thế, mặt mủi lại anh tuấn phong nhã bèn động lòng trần. Hôm sau đó, Lưu Ngạn Xương khởi trình ra khỏi miếu vì trời mây mù phủ kín bị lạc mất phương hướng, lại bị cọp bị sói rượt đuổi, trong lúc nguy cơ được Thánh Mẫu và thị nữ Linh Chi cầm Bảo Liên Đăng lại cứu, thị nữ thấy Thánh Mẫu và Lưu Ngạn Xương lưu luyến không nỡ rời, hỗ tương sinh lòng mến chuộng bèn tìm cách tác hợp, thành toàn một chuyện nhân duyên giữa người trần và tiên nữ, hai người ở Hoa Sơn trải qua một đoạn thời gian hạnh phúc tràn trề, sau đó Lưu Ngạn Xương lại lên đường lên kinh đô khảo thí. Bấy giờ Thánh Mẫu trong người đã có bào thai, Lưu Ngạn Xương bèn đặt tên cho đứa con còn nằm trong bụng là Trầm Hương, không ngờ huynh trưởng của Thánh Mẫu là Nhị Lang Thần biết được, nổi cơn thịnh nộ, bèn đem thần binh lại ngốt Thánh Mẫu xuống dưới núi Hoa Sơn. Thánh Mẫu trong núi sinh hạ Trầm Hương rồi bèn giao cho thị nữ Linh Chi nuôi dưỡng, Lưu Ngạn Xương thi đổ trạng nguyên, bèn tiếp chỉ về Minh Châu làm huyện lệnh, lại Hoa Sơn đón Thánh Mẫu mẹ con, mới biết ra bà ta đã bị giam dưới núi. Linh Chi giao Trầm Hương cho Lưu Ngạn Xương nuôi nấng, Trầm Hương lớn lên sức mạnh tuyệt luân, sau khi biết thân thế của mẫu thân bèn quyết tâm đi cứu mẹ, thế là y đi khắp nơi tìm thầy dạy võ nghệ, sau này được sự giúp đỡ của Phích Lịch Đại Tiên bèn đánh bại Nhị Lang Thần, bổ khai Hoa Sơn cứu mẹ ra, cả nhà từ đó mới được đoàn tụ. Chuyện Trầm Hương bổ núi cứu Thánh Mẫu truyền tụng lại thành một giai thoại sau này người ta mới đặt tên cho tảng đá đó là Phủ Cách Thạch. Đi du ngoạn ở Liên Hoa phong rồi, bọn Dương Thông mới xuống núi Hoa Sơn trở về lại chỗ cư trú.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Giang Hồ Kỳ Tình Lục - A Chí [7] 07 02 2014 15:22 #26

Đi chơi ở Ngọc Nữ Phong rồi, hai gã đệ tử lại đem bọn Dương Thông đi qua chơi ở Nam Phong, Lạc Nhạn Phong ở Nam Phong là ngọn cao nhất ở Hoa Sơn, lên tới đó là có thể nhìn hết chung quanh khắp nơi, các tao nhân mặc khách đời này qua đời khác đến đây ngắm cảnh hùng vĩ ở Hoa Sơn bất giác than ngợi không tiếc lời, tể tướng trứ danh của thời Bắc Tống là Quan Duy đến đây du ngoạn, bèn làm một bài thơ nổi tiếng về Hoa Sơn: 'Chỉ hữu thiên tại thượng, cánh vô sơn dử tề. Cử đầu hồng nhật cận, hồi thủ bạch vân đê', tả hết được cảm giác lúc ở trên đỉnh Hoa Sơn. Trên đó có một chỗ thần kỳ là Ngưỡng Thiên Trì, đạo gia còn đặt tên là Thái Ất Trì, trong hồ quanh năm chỉ có một khoảng nước rộng chừng một mét, nước tuy không sâu hơn một tấc, nhưng hạn hán không bị khô đi, mưa hoài không bị đầy tràn, xuân hạ thu đông nước hồ trong veo thấy đáy. Tổ sư gia của phái Hoa Sơn ở một bên hồ triệt ngộ ra cách vận khí trong Thái Ất huyền công nổi tiếng giang hồ, do đó mà lấy tên là Thái Ất tâm quyết. Nam phong còn có một chỗ du khách nhất định phải tới, đó chính là Thăng Biểu Đài, còn có tên là Tụ Tiên Bình, thiện nam tín nữ lại nơi đây thắp hương cầu nguyện, sau đó đốt tiền giấy ném xuống dưới vực, nhưng giấy đốt bay đầy trời không bao giờ rớt xuống, do đó mới gọi là Thăng Biểu Đài.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Giang Hồ Kỳ Tình Lục - A Chí [7] 05 02 2014 14:11 #27

Qua hết Thiên Xích Chướng là đến Bách Xích Hiệp và Tiên Nhân Kiều, Bách Xích Hiệp cũNg là một nơi hiểm trở và là đường độc đạo lên Hoa Sơn, có 570 bậc thang cấp, Bách Xích Hiệp cũng có một chỗ nguy hiểm có tên là Lão Quân Lê Cấu, tương truyền là Thái Thượng Lão Quân tu luyện tu luyện năm xưa ở HOa Sơn, thấy người ta phá núi làm đường vô cùng gian khổ bèn đem con trâu của mình ra đeo bừa vào bừa dùm cho một con đường, do đó mà có tên là vậy. Qua hết Lão Quân Lê Cấu là Tiên Nhân Kiều nằm vắt ngang qua vực thẳm hun hút phía dưới, cũng là đường duy nhất lên núi, qua Tiên Nhân Kiều là ngọn Vân Đài phong của dãy núi phía bắc của Hoa Sơn, Vân Đài Phong một trái núi đứng sững lên, ba mặt là vách núi dựng đứng, chỉ có một đường vòng vèo về hướng nam ngọn núi, hình thế hiểm yếu, từ Vân Đài Phong là có thể thấy mặt núi đen sì như con rồng nằm ngang trời, đầu rồng đuôi rồng gác lên một ngọn núi, đây chính là Thương Long Lĩnh của dãy Hoa Sơn nổi danh một thắng cảnh. Lên tới Thương Long Lĩnh là tới Kim Tỏa Quan, Kim Tỏa Quan thông qua tới yết hầu của ba dãy Đông Phong, Nam Phong và Tây Phong và cũng là trọng địa của Hoa Sơn, từ nơi này còn có thể thông qua tới Ngọc Nữ Phong, giữa ba dãy núi có tòa Trấn Nhạc Cung, là một danh thắng mà cũng là trọng địa có rất nhiều đệ tử của phái Hoa Sơn trấn thủ. Triều Dương Phong ở dãy đông phong, Lạc Nhạn Phong ở dãy nam phong và Liên Hoa Phong ở dãy tây phong được gọi là Thiên Ngoại Tam Phong, cao lên tới tận mây xanh, tương truyền năm xưa tổ sư khai sáng ra phái Võ Đang là Trương Tam Phong đến nơi đây thấy ba dãy núi khí thế hùng vĩ vô cùng tấm tắc, tiếc thay núi Hoa Sơn lúc đó đã có phái Hoa Sơn sở hữu, do đólão bèn đặt danh hiệu của mình là Trương Tam Phong, sau này đổi lại thành Tam Phong (cùng âm khác nghĩa). Hai gã đệ tử phái Hoa Sơn dẫn mọi người trước tiên đến Ngọc Nữ Phong, dãy chính giữa của Hoa Sơn sở dĩ có tên là Ngọc Nữ Phong là vì tương truyền thời xưa có một ẩn sĩ tên là Tiêu Sử giỏi thổi tiêu, tiếng tiêu cảm được công chúa con vua tần là Lộng Ngọc, Lộng Ngọc bèn ra khỏi hoàng cung theo y lại nơi đây ẩn cư, do đó mà lấy tên núi là Ngọc Nữ Phong.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Giang Hồ Kỳ Tình Lục - A Chí [7] 04 02 2014 15:59 #28

Qua hết viện Ngọc Tuyền là lên núi, đi chừng đâu được nửa dặm bèn thấy có một khung cửa đá chắn đường, còn có người đứng canh gác ở đó, hai gã đệ tử nói cho bọn Dương Thông biết, đây chính là Ngũ Lý Quan, cửa quan số một trên đường lên Hoa Sơn, sau đó lại có một cửa đá khác chỉ vừa đủ một người qua lọtco' tên là Hoa Thiết Môn là cửa quan số hai cũng có người canh gác. Bọn Dương Thông ngấm ngầm để ý, hai cửa đá đều cao ngất trời xanh, quả nhiên là nơi đúng với câu 'nhất phu đương quan vạn phu mạc khai', trong bụng bắt đầu phát sầu. Qua hết Hoa Thiết Môn bèn đến Mao Nữ Động, qua Vân Môn vân vân sau đó cứ thẳng hướng đi lên, bọn Dương Thông lại thấy có tảng đá khổng lồ nằm chắn trước mặt, phía dưới Thiên Xích Chướng, hai gã đệ tử lại cho biết đây là Hồi Tâm Thạch, mọi người đi hết Hồi Tâm Thạch tới dưới Thiên Xích Chướng, một nơi hiểm hóc đầu tiên, cao chừng hơn hai chục mét, có hơn 370 thang cấp, Dương Thông ngẩng đầu lên nhìn, chỉ thấy một bên là vách đá dựng đứng, con đường nhỏ hẹp quanh co đi lên vào tận đến mây xanh, chỉ cho đủ một người đi, nơi đây cũNg có người đứng canh gác.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Giang Hồ Kỳ Tình Lục - A Chí [7] 03 02 2014 13:39 #29

Hoa Sơn từ xưa đã là một danh thắng, phái Hoa Sơn cũng tiếp đón khách dâng hương và khách vãng lai, có điều du khách phải bỏ tiền ra mới được lên núi thưởng ngoạn, không những thế còn phải có đệ tử phái Hoa Sơn đi kèm theo cùng du sơn ngoạn thủy. Bọn Dương Thông đến chân núi rồi bèn nghỉ dưởng sức một ngày, Dương Thông và bọn Giản trưởng lão quyết định lên núi theo cách thưởng ngoạn để tiện tra xét tình hình trên núi, Dương Thông cải trang thành một thiếu niên con nhà thương gia râu ria xồm xoàm, Giản trưởng lão và Lỗ trưởng lão thì hóa trang thành hai lão gia đinh, thế là ba người nhắm hướng lên núi thẳng tới, bởi vì phái Hoa Sơn tra xét du khách rất nghiêm ngặt, binh khí không được đem lên núi, gậy đánh chó của Dương Thông và hai vị trưởng lão đều gây chú ý, do đó không ai đem theo, mà Liễu Thiết Sinh cũng ở dưới chân núi tiếp ứng. Hoa Sơn từ xưa đến nay nổi tiếng là kỳ quan, có câu 'tự cổ Hoa Sơn nhất điều đạo', bắt đầu lên núi là có viện Ngọc Tuyền, nơi duy nhất dẫn đường lên núi, xây cất từ thời Tống, do đại đệ tử của Trần Truyền là Giá Đắc Thăng kỷ niệm sư phụ mà dựng lên, trong viện có con suối chảy từ dưới đất chảy lên, nước suối vừa trong vừa ngọt, không những thế truyền thuyết còn nói rằng con suối này thông với giếng Ngọc trên đỉnh, vì vậy mà đặt tên là viện Ngọc Tuyền. Bọn Hoa Sơn thấy DưƠng Thông ăn mặc hoa lệ lụa là, chi tiêu rộng rãi bèn vui vẻ hướng dẫn ba người, hai tên đệ tử dẫn ba người vào trong viện Ngọc Tuyền, chỉ thấy trong viện hành lang ngang dọc, đình đài điện các vô cùng tinh mỹ, khắp nơi nước chảy róc rách vòng quanh uốn lượn, rừng cây bụi trúc xen lẫn trong đó quả thật là một nơi u nhã.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Giang Hồ Kỳ Tình Lục - A Chí [7] 01 02 2014 14:38 #30

Người ta đồn rằng Trần Truyền là người ham ngủ, có khi ngủ đến cả mấy tháng, thậm chí đến nửa năm không xuống giường, như nhà sư Thiên Trúc luyện thuật Du Già vậy. Thật ra đó là lão đang luyện một thứ vũ công thật lợi hại, lão từ những cuốn sách Lạc Đồ, Lạc Thư vân vân lãnh ngộ ra yếu quyết hóa khí quy nguyên, sáng chế ra một thứ tâm pháp hít thở có thể bảo kiện thân thể cường tráng, bởi vì lãnh ngộ lúc ngồi một bên bờ hồ Thái Ất do đó lấy tên là Thái Ất Tâm Quyết, sau này trở thành một môn nội công tâm pháp thượng thừa nổi tiếng giang hồ, chính là Thái Ất huyền công danh chấn vũ lâm, lão còn sáng lập ra một môn quyền pháp và kiếm pháp, cho các môn đồ tập luyện cốt để thân thể khỏe mạnh, sau này biến thành quyền pháp, kiếm pháp phái Hoa Sơn. Lão còn sáng chế ra Âm Dương Ngư Bát Quái Trận, Lưỡng Nghi Thái Cực đồ vân vân. Vị sư tổ gia khai sáng phái Hoa Sơn thông hiểu học thuyết Tiên Thiên, cùng Đạt Ma sư tổ tề danh này sống đến một trăm mười tám năm, phái Hoa Sơn lúc đầu toàn là đạo sĩ, đến cuối đời Bắc Tống, triều đình thối nát, quân Kim kéo vào tàn phá cướp bóc, bách tính dắt díu nhau lên núi Hoa Sơn lánh nạn, đệ tử phái Hoa Sơn cũng xuống núi tìm quân Kim quyết chiến, giúp cho bách tính thoát khỏi bàn tay hung bạo, do đó trong đạo quan bèn có kẻ dân dã thường bắt đầu học tập vũ nghệ, đạo sĩ phái Hoa Sơn cũNg có người hoàn tục, ăn mặn uống rượu, bởi vì phải đối phó với quân Kim, phái Hoa Sơn mở rộng môn hộ thu nhận môn đồ phòng lúc quân Kim trở lại báo phục tàn sát bách tính, từ đó mà hình thành phái Hoa Sơn như ngày nay. Kiếm pháp và quyền pháp của pháiHoa Sơn trải qua nhiều đời chưởng môn không ngừng tu bổ, tinh diệu hơn xưa rất nhiều, đặc biệt là Thái Ất huyền công là tinh hoa của nội công đạo gia, đến đời Nam Tống, phái Hoa Sơn đã biến thành môn phái lớn thứ nhì sau Thiếu Lâm. Đến triều nhà Minh, phái Võ Đang quật khởi, còn phái Hoa Sơn thì bởi vì tranh chấp nội bộ nguyên khí tổn thương nặng nề càng lúc càng lụn bại.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Đăng Nhập / Đăng Xuất