Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200
  • hinhCu 1200

CHỦ ĐỀ: Hoi thu 25

Hoi thu 25 21 07 2011 15:11 #25

Hồi thứ 37

Giới Tử Thôi thủ chí phần Miên Thượng
Thái Thúc Đái hỗ sủng nhập cung trung

(Giới Tử Thôi giữ ý chết thiêu ở Miên Thượng
Thái Thúc Đái ỷ được sủng vào cung cấm)

Đầu Tu Vô ăn cắp đồ đạc quý giá bỏ chạy, làm cho chủ bị khốn cùng đói khát, tội lớn vô cùng nhĩ! nhưng muốn lấy đó để an lòng kẻ phản trắc, thì đưa rõ tội trạng nhưng vẫn tha cho; Tử Phòng nói Hán Cao Tổ phong cho Ung Xỉ đất Tiên chính là có ý đó.

Tội của Đầu Tu Vô, chắc gì đã bằng Bột Đề nặng, tha được Bột Đề không thể tha Đầu Tu Vô được sao ? Đầu Tu Vô tìm tới, cũng là vì nghe chuyện của Bột Đề. Nhưng Bột Đề tuy tội lớn mà công cũng không nhỏ, có thể chuộc tội lúc xưa để được ân sủng mới. Còn như Đầu Tu Vô, tội tuy nhẹ hơn Bột Đề, nhưng làm vậy cũNg không đáng gọi là công trạng. Do đó, Tấn Văn công lòng khoan hồng cho Đầu Tu Vô cũng giống như cho Bột Đề, nhưng công trạng của hai người, có chỗ khác nhau không thể không biết rõ.

Bột Đề và Tần Tu Vô đều là kẻ oán của Tấn Văn công, nếu ông ta mà không có lượng khoan dung thì ngày lên ngôi, chắc chắn đã đi tìm mấy người đó giết đi trước, cần gì phải chờ đến lúc họ lại dâng kế ? Đã lại mà còn không sai bắt ngay, nói cho họ chạy đi, cái lượng của Tấn Văn công, không ai có thể bì kịp hỷ. Nếu không, thử xem Tấn Huệ công từ khi được Tần thả về, trước hết phải giết Khánh Trịnh rồi mới vào nước, so lòng độ lượng với nhau, có phải chỉ ngàn dặm thôi đâu ?

Muốn ở trên không thể làm kẻ dưỚi, đó là chuyện thường tình đàn bà, mà kẻ đố kỵ lại càng khó mà thay đổi. Triệu Cơ là con gái của vua một nưỚc, lại đi khuyên ông chồng nghinh đón Thúc Ngụy ở Hoắc về, một kẻ hiền không ai bì kịp nhỉ, lại còn lập con của họ làm đích tử, còn con mình thì làm thứ, càng không phải là chuyện quá khó hay sao ? Đến chuyện nhường cho bà ta làm chính còn mình làm thứ, có thể dưới người đưỢc mà không đố kỵ, thật là vượt quá tình cảm thường tình xa lắc xa lơ. Cầu ở một đàn ông con trai còn khó mà kiếm ra đưỢc một huống gì là đàn bà con gái ? Làm người ta tán thán vô cùng!

Tề Hoàn công có con gái hiền, Tần Mục công có con gái hiền, Tấn Văn công cũng có con gái hiền, con gái của ba bá chủ đều hiền đã là chuyện lạ, lại đồng thời cùng tụ vào một chỗ, có thể nói là chỗ tụ hội của các bậc hiền nữ, mà hết hai người đã là vợ của Tấn Văn công, một người là con gái của ông ta, được vợ hiền con hiền như vậy, hạnh phúc gia đình của Tấn Văn công thật là phi thưỜng, phải chăng là chuyện ông trời đã thưỞng cho kẻ hiền ? Ôi, thật là thịnh phước.

Thưởng thì phải đúng công trạng mỗi người, kẻ theo tòng vong là nhất, kẻ đưa mình vào nưỚc là thứ, kẻ đầu hàng nghinh đón vào nưỚc là thứ nữa, đó là thường tình. Trong đám tòng vong, có nặng có nhẹ, đó cũNg là thường tình, nhưng nếu bàn về chuyện thường tình, ai mà không cho chuyện mạo hiểm tên đạn, xung phong hàng đầu làm công cao để được hậu thưởng ? Tấn Văn công lấy chuyện phò tá bàn mưu cho mình ở trên nữa, là kiến thức của ông ta đã có thể nói là cap siêu. Đến như lúc ông ta nói, lấy chuyện dẫn dắt ông ta bằng nhân nghĩa là trên hết, thì kiến thức cao minh của ông ta có thể nói là vô hạn lượng nhĩ. Bởi có thể đặt nhân nghĩa lên hàng đầu, chỉ có bậc vương giả thôi, làm bá chủ chưa chắc được vậy.

Chỉ dựa vào chuyện thưởng công thôi, Tấn Văn công làm bác hủ đã quá dư sức nhĩ. Mà lấy nhân nghĩa trên hết, mưu mô bàn bạc là thứ, công lao là chót, phân hạng như vậy, quả là chuyện của bậc thượng trí. Bọn Ngụy Song là đám vũ phu thế thôi, làm sao hiểu đưỢc thế ? Rồi sinh ra không phục mở miệng phàn nàn, cũng không phải là chuyện gì quái lạ.

Giới Tử Thôi tuy có thể gọi là thanh cao, nhưng không khỏi có phần thiên khích, trong số kẻ tòng vong mà không có trong danh sách được thưởng. Trong lúc mới vào nưỚc, chuyện còn nhiều không kịp xét đến, Thôi không vào triều, Tấn Văn công vô tình không nhớ ra, không phải là quên ông ta, xuống chiếu hỏi có ai chưa được thưởng thì tự khai báo ra, cũng là một cách phòng hờ chuyện quên lững, Thôi rõ ràng là nhà nghèo, mẹ già, lúc còn tòng vong bên ngoài không chăm sóc tận hiếu với mẹ, cầu lộc để nuôi dưỡng mẹ già cũng không thấy có gì là hại đến tiết nghĩa. Trốn vua bỏ đi, đã không thể gọi là hợp đạo nghĩa, tuy Tấn Văn công quên ông ta trước, nhưng tự mình đi kiếm ông ta ở núi Miên Sơn mấy ngày, có thể nói là có lễ mạo rồi nhĩ, nhất định không chịu ra còn ôm mẹ chịu chết cháy. Giữ cái liêm khiết cho mình mình mà hư đi cái đại nghĩa trung hiếu, làm sai đi cái đạo của thánh hiền hỷ! Vì vậy kẻ quân tử không lập dị để làm thanh cao, không kiểu cách để vinh dự cho mình, như Giới Tử Thôi, gọi là chí sĩ thì được, còn như quân tử thì tôi không nghĩ thế.

Nam nữ phải riêng biệt, thánh nhân có căn dặn. Đường đường là hậu phi của thiên tử lại đi săn bắn chung với tướng quân, còn gì là nghĩa lý ? Không nói có Thúc Đái ở đó, đã không giữ được rồi, lại còn sai ông ta hộ tống đi theo săn, chính là chỉ đường cho hươu chạy. Hai người gian dâm với nhau, là Tương Vương tự rước lấy, còn nói gì đến lỗi của ai!

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 10 07 2011 11:01 #26

Tấn Lã Khước dạ phần công cung
Tần Mục công tái bình Tấn loạn

(Họ Lã, Khước nước Tấn ban đêm đốt cung quán
Tần Mục công bình loạn nước Tấn lần nữa)

Chuyện Tấn Huệ công vào nưỚc, là do họ Lã và họ Khước đề xướng, kỵ chuyện đã giết Lý Khắc và Phi Trịnh Phủ cùng với các đại phu hàng cao cấp, lòng người không phục, chuyên nhiệm họ Lã họ Khước, không dùng ai khác, gọi là phòng họa hoạn, còn có thể nói được. Nhưng lòng dạ hẹp hòi thiên vị quá rõ ràng hỷ. Trận Hàn Nguyên bị bắt rồi, chư thần sáng tối kề cận cùng theo bị tù về Tần, phân ưu cộng khổ cho, cứu được về lại nưỚc, không thể nói là không trung can. Ở tù nưỚc Tần ba `tha'ng, trong nước không có gì rối loạn, không thể nói là người trong nưỚc ăn ở hai lòng. Về nước rồi, lại vẫn cứ như cũ không chịu dùng các tôi thần khác là nghĩa lý gì ? Đã không thân người ta được, mà lại muốn người ta thân mình, không phải là khó quá hay sao ? Còn như chuyện Huệ công chết rồi Tử Vi lên nối ngôi, cha con kế thừa nhau được mười chín năm, trong ngoài không có biến cố, cho dù có oán thù gì xa xưa, có thể bỏ qua đưỢc, huống hồ gì là không có gì cả ? Nếu như lúc mới kế vị, tuyển dụng tôi thần thuở trước, tu bổ chính trị lấy lòng người trong nưỚc, cho dù có chuyện gì đáng lo cũng nhờ đó và ổn cố. Lại không làm thế, cứ đi chuyên dùng Lã, KhưỚc, lại là nghĩa lý gì ? NưỚc nhà lớn như vậy, có phải chỉ một hai người là đủ sức chuyên chế sao ? Bên ngoài thì thất hòa với nước láng giềng hùng mạnh, cha con đều gây oán cả với họ, nghi ngờ Trọng Nhĩ để làm ra cái mầm loạn cốt nhục với nhau, giết lão thần để làm hung với người trong nước, chọc giận bọn tôi thần đang tòng vong bên ngoài, cho cái họa binh biến tới càng nhanh, tuy Lã và KhưỚc không thay lòng, nhưng cũNg khó mà mong nhờ chỉ vào sức bọn họ thôi nhĩ, huống hồ gì là họ cũng chẳng trung thành gì. Tuy là được may mà trốn ra khỏi nước, nhưng cô lập không có viện trợ, cũng là đáng không tránh khỏi được cái chết.

Trọng Nhĩ là một hẻ hiền, người trong nước mến phục, họ Lã và Khước đều đã biết. Đám hiền tài đi theo tòng vong và trung với Trọng Nhĩ, họ Lã và Khước cũng đều biết. Huệ Hoài công trong ngoài đều vô thân vô cố, họ Lã và Khước lại không biết sao ? Nghinh đón Trọng Nhĩ vào nước rồi, cho dù là không chắc được đảm bảo vẹn toàn, nhưng đã có lời minh ước trước đó là chắc gì đã phải bị chết, trong lòng bất an thì hãy tạm thời ra khỏi nước tỵ nạn, còn có thể duy trì tính mạng, lại đi mưu đồ thí nghịch làm chi vậy ? Đừng nói là chuyện không thành, cho dù có thành công, bên trong có họ Hồ họ Triệu, bên ngòai còn có nước Tần đông đảo, làm sao mà an nhiên cho được ? Cho dù có nghinh lập vua mới, lại không sợ chuyện đổi vua không làm ngưỜi khác nghi ngờ làm loạn sao ? Bột Đề trung thành, Văn công chạy đi thoát, mưu loạn không được thành công đành chết dưới tay quân Tần, cũng là trời đoạt hồn phách, mưu mô không được hoàn chỉnh chu đáo vậy.

Bột Đề là một kẻ rất có ý tứ nhĩ, xử sự rất khả ái, miệng lưỡi cũNg linh hoạt, nhưng không phải là đem so với một kẻ chỉ biết khua môi múa mỏ; xem cử động thì nhàn nhả, ứng đối rõ ràng, có phong độ của một kẻ mưu sĩ, tỷ như chuyện lấy cớ mệnh vua làm trung nghĩa, mà rượt giết Trọng Nhĩ, lý do rất rõ ràng chính đáng; rồi hôm nay lại báo cho biết loạn mưu, quả thật có thể lấy đó làm công trạng, mà chuyện qua Bồ, Hoắc truy sát không thể lấy đó làm tội. Lã, Khước sai Đồ Ngạn Di dùng lời thề để làm chuyện trá mưu, giết bọn Phi Trịnh Phủ và các đại phu, hôm nay Bột Đề lấy lời thề làm trá mưu để giết Lã, Khước, đúng là lưới trời không lọt, nhưng trá mưu của Đồ Ngạn Di là do kẻ đối đầu sai đi, còn Bột Đề trá mưu thì để cho bọn họ từ tìm tới, tưởng mưu hại người ta mà thành ra hại chính mình, ông trời khéo chuyện quả báo như vậy, không đáng sợ sao ?

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 28 06 2011 11:14 #27

Hồi thứ 35

Tấn Trọng Nhĩ chu du liệt quốc
Tần Hoài Doanh trùng hôn công tử

(Công tử Trọng Nhĩ nước Tấn chu du các nước
Công chúa Hoài Doanh nước Tần gã tiếp tục cho công tử nước Tấn)

Nước không nói lớn nhỏ mạnh yếu, người không nói tôn ty nam nữ, quan trọng nhất là có cặp mắt mở to ra mà nhìn. Trọng Nhĩ rõ ràng là một hiền công tử, chư thần tòng vong đều rõ ràng là một bầy tôi hiền, Tề Tống Tần Sở, các ông vua ai nấy đều nhận ra, do đó mà đối đãi lễ mạo thân thiết, sau này cũng nhờ được vào đó. Về Tào Trịnh mấy nước không nhận ra được, thất lề mua oán, sau này không khỏi bị rước họa. Không biết kẻ hiền kẻ ngu thì họa và phúc lãnh lấy khác nhau, người ta ở đời đối xử, không phải là giương mắt ra mà nhìn cho kỹ càng đó sao ? Mấy nước thất lề, tuy là mấy ông vua không sáng suốt, nhưng cũng có hiền thần can gián đó, ông ta lại không chịu nghe. Chính là không những không biết người ngoài hiền ngu ra thế nào rồi, trong nước mình, ngay cả ai tốt ai xấu, ông ta trước tiên cũng đã không nhận ra được. Hạng người không có mắt như thế này, làm sao mà không mua lấy họa hoạn vào thân ?

Chuyện Trọng Nhĩ lấy Hoài Doanh, rốt cuộc không thuận tình thuận lý chút nào. Những lời của Hồ, Triệu, bất quá là muốm kết giao với Tần để tính kế vào nước, bởi vậy mà miễn cưỡng nói cho có nhĩ. Chỉ trách Tầm Mục công vốn là một ông vua hiền, còn có bọn Tắc Thúc, Bách Lý Hề vô số các hiền thần, tại sao lại không co; một ai phản đối chuyện này! Thời Xuân Thu, chuyện hôn nhân không lẽ không hệ trọng như thời nay sao ? Chuyện dâm loạn như vậy không cho là kỳ lạ sao ? Hoài Doanh là một hiền nữ, lại cũng không cảm thấy xấu hỗ sao, mà viện lẽ mệnh lệnh cha mẹ, do đó không đếm xỉa đến tiết nghĩa ? Những chuyện như vậy, tôi thật không bao giờ hiểu nổi.

Tấn Huệ công giết Lý Khắc, Phủ Trịnh Khánh, tuy không tránh nổi họa sau này, nhưng cũng còn có cái danh; còn Tử Vi đi giết Hồ Đột, thì lại càng bất đạo vô lý đến cùng cực. Lòng người đã không phục lúc mới lên ngôi, không chịu tu sửa đức hạnh để lấy lòng, lại đi giết một lão thần vừa vô tội vừa có lý lẽ, làm người trong nước xôn xao, gây thù oán với con cái người ta; vốn đã sợ Trọng Nhĩ mà lại làm cho Trọng Nhĩ vào nưỚc sớm, không đáng bị diệt vong hay sao ?

Tống Tương công một đời hồ đồ, chỉ có một chuyện nhận ra được Trọng Nhĩ được xem là thông minh nhĩ. Lúc còn sống thì không tin tưởng giao hết chuyện vào Mục Di, nhưng khi chết thì lại ủy thác quốc chính và con mình cho ông ta, rồi đến chuyện đối xử với hai nước Tấn và Sở, lại thỏa đáng kho6ng chỗ nào chê được. Người sắp chết, lời nói rất chí lý (Nhân chi tương tử, kỳ ngôn dã thiện - Tang Tử), đấy là Tống Tương công vậy.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 20 05 2011 19:20 #28

Hồi thứ 34

Tống Tương công giả nhân thất chúng
Tề Khương thị thừa túy di phu

(Tống Tương công giả nhân giả nghĩa làm mất lòng bá tánh
Khương thị nước Tề chuốc rượu chồng say đẩy chho^`ng lên đường)

Chuyện Tống Tương công nhường vị, xem ra có vẻ là cử động của một kẻ hiền, đến lúc làm vua, những chuyện ông ta làm, không có lấy một điều coi cho được, mới thấy xem một con người không thể lấy một chuyện ngẫu nhiên là hiền mà cho rằng những điều khác cũng đều thế. Tống Tương công miệng nói đầy nhân nghĩa trung tín, mà lại đi bắt giữ vua nước Thắng, giết người nước Đặng, vây Tào đánh Trịnh, đã là chuyện lời nói không đi đôi với việc làm. Đến lúc dùng binh, lại đem hai chữ nhân nghĩa ra làm thiệt, thật là vu khoát buồn cười vô hạn! Mưu đồ bá chủ, tranh đua chức minh chủ, vốn không phải là chuyện gì xấu, nhưng không chịu lượng sức, làm bậy làm bạ, tất nhiên phải rước lấy họa mà thôi. Tống Tương công chí thì lớn mà tài thì thô thiển, kiến thức nông cạn, tính tình nóng nảy, dù làm chuyện nhỏ thôi, vị tất đã làm thỏa đáng, huống gì là quân quốc đại sự nhĩ ? Thua là phải!

Mục Di quả thật có tài tể tướng, Công Tôn Cố quả thật có tài đại tướng, nếu Tống Tương công chuyên nhiệm hai người làm việc, từ từ mưu đồ bá nghiệp, không chừng vạn phần được một. Lại đi nghe lời hoang liêu của Tử Đãng, cho thỏa cái tính điên cuồng táo bạo của mình, đến nổi chuyện gì cũng hư hỏng, đã không biết hối cải lại còn ráng nói gỡ gạc, một kẻ sinh ra để làm chết kẻ có tài thế thôi nhĩ.

Mục Di kiến thức tài ba đều ưu hạng, nếu để làm vua chắc là có chuyện đáng xem, không biết đương thời vì lẽ gì nhìn lầm Tống Tương công nhĩ ? Không lẽ chỉ thấy ông ta nhường ngôi cho mình cho nên nghĩ rằng ông ta là kẻ hiền sao ? Nếu xem chuyện sau này hành xử thế nào, thì hồi đó chuyện nhường ngôi chắc cũng bất quá chỉ là một hào cử lấy tiếng nhĩ. Không chừng cũng dự liệu trước Mục Di ắt là không chịu, do đó mà nhường một phen cho có cái danh thanh cao sao đó ? Nếu không, một kẻ nóng nảy cuồng vọng như vậy làm sao lại có chuyện điềm đạm khiêm nhượng được ?

Tống Tương công ngược ngạo các nước nhỏ, giết chư hầu để tế quỹ thần, Kiệt Trụ còn chưa có chuyện đó. Mà lại đòi làm chuyện nhân nghĩa như, chưa qua sông không đánh người ta, không đánh trống không đúng luật vân vân, là có thể nói không khác gì đạo tặc giết người cướp của, mà lấy chuyện chôn cất thi hài làm điều nhân, chia gia tài thì phải đều, nhưng lấy trưởng thiếu phải theo thứ tự làm điều nghĩa, đáng cười phì một tiếng!

Bá khác với vương, là vì dùng lực không dùng nhân, mà bá cũng khác với cường bạo, là vì vẫn còn lấy cái danh nhân nghĩa. Do đó Mạnh Tử nói: "Dùng lực giả nhân nghĩa tức là bá." Nhân tức là nhân, tại sao lại nói là giả nhân ? Giả nhân thì là giả nhân, tại sao lại nói là dùng lực ? Bởi cái nhân không xuất từ bản tâm, chẳng qua là mượn đó để lấy danh, để làm người ta phục nhĩ, do đó nói là giả nhân. Kẻ giả nhân làm sao người ta chịu phục ? Chỗ dựa vào là dùng lực vậy. Nhưng chỉ dùng lực thôi, thì kẻ dịch lại được với mình sẽ không phục mình. Ngay cả những kẻ không địch lại được với mình, nhưng dựa vào những kẻ địch lại được với mình, đâu chắc là sẽ phục mình. Chỉ nếu khi mình có cái sức mạnh, nhưng cứ thi hành chuyện nhân nghĩa, làm người ta vừa sợ cái sức mạnh của mình, lại tham cái nhân nghĩa của mình. Cho dù mình có dùng lực chuyện gì đó, cũng mượn danh nhân nghĩa để làm, để người ta xưng tụng cái nhân của mình mà không chê cái chỗ dùng lực của mình. Chư hầu cùng phục mình thì mình đương nhiên thành bá chủ rồi vậy. Vua Sở có cường mạnh, nhưng chỉ biết dùng lực mà không biết giả nhân. Tống Tương công biết giả nhân nhưng lực không đủ, Sở Thành vương có lực mà không biết giả nhân, do đó đều không thể trở thành bá chủ. Còn như chuyện ông cậu lấy đứa cháu gái ruột thì đó là chuyện cầm thú, trong chuyện đã nói rõ, không phải chỉ có chuyện không làm được bá chủ mà thôi nhĩ.

Tấn Văn công, nhân phẩm học vấn, xem ra cũng bình thường, nằm yên hưởng lạc, không có ý chí lớn lao xa xôi. Sở dĩ được nước được làm bá chủ, đều do đa phần nhờ sức của bầy tôi, mà các bậc hiền tài sở dỉ tận tâm phò tá, là vì ông ta trước giờ vốn có tiếng là trọng kẻ hiền lễ kẻ sĩ.

Tề Hoàn công, một nhân vật bình thường, nhờ vào những bậc hiền sĩ như Quản Trọng mà tah`nh bá chủ; Tấn Văn công, một nhân vật bình thường, nhờ vào các bậc hiền sĩ như Hồ, Triệu mà thành bá chủ. Mới thấy những bậc hiền tài có ích cho người ta bao nhiêu, có thể nhờ đó mà biến vô dụng thành hữu dụng, kẻ có nước có nhà làm sao mà khinh suất cho đưỢc ?

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 01 05 2011 07:32 #29

Hồi thứ 33

Tống công phạt Tề nạp Tử Chiếu
Sở nhân phục binh kiếp minh chủ

(vua Tống đánh Tề đưa Tử Chiếu vào
nước Sở phục binh bắt cướp minh chủ)

Ung Vu, Thụ Điêu tuy bại hoại, nhưng chỉ là một hạng ti bỉ tiểu nhân, không có tài sức làm gian hùng. Vô Khuy mượn cớ chủ tang tế lễ để được lập lên làm vua, biết rõ ràng thế tử Chiếu đang ở Tống, Tống Tương công từng được vua trước phó thác con côi chắc chắn không chịu ngồi yên ở đó. Huống gì bê trong còn có đám của ba công tử và người trong nước lại chẳng ai phục, lại không đi tuyển dụng cựu thần, tu bổ chính sự để thu phục lòng người. Mà đi đem chính sự binh quyền trong nưỚc giao cho cho một kẻ không có chút tài sức dũng lực như Ung, Thân, không chết còn đợi gì bây giờ ?

Cao, Quốc trước tiên chỉ đường cho thế tử chạy ra khỏi nước thì phải nên ước hội nước Tống lại nạp vua, thừa lúc mà định vị cho xong, lại không làm được như vậy, vì lý do chủ tang đã lập Vô Khuy lên, là đã có ngôi vị vua tôi đâu vào đó hẳn hòi. Lại ngấm ngầm đi nghinh Tử Chiếu, trục Vô Khuy, không thể nói là hợp lý được. Đã giết Thụ Điêu, Vô Khuy cũng chết thì cũng thừa lúc có binh lực của chư hầu đó, định vị cho Tử Chiếu trước. Lại đi thoái binh chư hầu, đến nổi để bọn Thương Nhân lại mưu đồ thêm lần nữa. May mà đám người đó vô mưu vô trí, Tử Chiếu còn đang ở ngoài do đó mà chạy trở về lại nước Tống, nếu mà mấy người đó dụ Tử Chiếu vào thành trưỚc, sau đó mới làm loạn, hoặc lúc nổi loạn, mượn cớ phẫn uất, đem Cao , Quốc giết trước thì không phải là vua tôi đều chết cả mà chẳng có tý gì bổ ích cho nước nhà sao ? Hai kẻ thần tử này, tuy là có lòng trung, nhưng trí lự có vẻ không được cao, không phải là kẻ có tài mưu việc chính sự.

Bên trong thì không nạp vua, bên ngoài thì không kết giao viện trợ, chỉ biết chiếm cứ thành môn, có phải thế là xong chuyện ? Đám người đó hành động như nhà quê tránh ma quỹ vậy, chẳng cần binh nước Tống lại, đã đoán đưỢc chẳng làm nên chuyện gì.

Trưởng, Thiếu Vệ Cơ, tuy là kẻ có tội, đem cấm cố cũng là đưỢc rồi, đem tuẩn táng theo, còn kèm theo mấy trăm người chết theo nữa, thật không phải lễ hỷ! Hiếu Công mới tức vị, hành vi đã không chính đáng, đám chư thần Quốc, Cao cũng không một ai can gián, vua tôi đều tệ cả nhĩ.

Tề sở dĩ không thể tiếp tục bá nghiệp được cũng có lý do, kẻ làm bá chủ dùng lực giả nhân nghĩa. Bởi nhân nghĩa là giả, binh lực là thực. Do đó Khổng Tử nói: "Bá tất hữu đại quốc", chữ "tất" nói rất là diệu, bởi phải là nước lớn, mới làm bá được. Xem Tề Hoàn công mưu đồ bá nghiệp, trước hết phải làm nước giàu binh mạnh, dinh doanh phương pháp, hội minh mấy lượt, gian nan biết mấy. Tống nào không phải đã từng ở dưỚi trướng của Tề sao ? Sức thì không như Tề, có phải là không biết sao ? Lại dám mưu đồ bá chủ chỉ vì được một chuyện đem Hiếu Công về làm vua nhĩ. Lại không nghĩ rằng, kẻ minh chủ là Tề Hoàn công, không phải Hiếu Công. Sau bá chủ có phải lại là bá chủ đâu ? Nhìn người mà không nhìn nước, tình lý là vậy. Tề từ lúc Quản Trọng đám chư hầu mất rồi, cho là chính Hoàn công đó còn không tự lo nổi thân mình, đến nổi bọn Vô Khuy, Thụ Điêu nổi loạn, huống hồ gì là Hiếu công ? Hiếu công mới lập, nưỚc không có hiền tài, làm sao mà còn làm bá chủ được ? Tề không làm bá chủ đưỢc, mà Tống Tương công chỉ lấy chuyện đem vua vào để đòi hợp chư hầu đứng lên đầu họ, chuyện không thể làm đưỢc, không cần phải là kẻ trí giả mới biết được nhĩ. Xem Tề Hoàn công trưỚc khi làm bá chủ, Tương Công Hoàn Công đều hội ở Bắc Hạnh, Tào Muội nước Lỗ cướp minh ở Kha, Tống Lỗ sức không bằng Tề cũng biết được hỷ. Bây giờ Tống tương công lại muốn lấy nưỚc Tề, là nưỚc không làm gì đưỢc Tống Lỗ, để đi làm gì đưỢc nưỚc Sở là một nưỚc hung hãn cường bạo, chuyện không làm đưỢc, cũng không cần đến bực trí giả mới biết. Nhưng chính ông ta còn tự nói: "Ta lấy nhân nghĩa hợp chư hầu", nếu quả thật lấy nhân nghĩa, thì tuy sự thể có vu khoát đến đâu, cũng còn không mất làm một kẻ thiện. Lại đi lấy cớ người ta đến chậm, bắt vua nước Thắng, rồi giết người nước Đặng, có gọi là kẻ thiện được không ? Đã dùng lực để ngang ngược với một kẻ không bằng mình, lại muốn giả nhân giả nghĩa để phục kẻ cường đại hơn mình, tính gạt người khác sao ? Hay tự gạt mình ? Gạt người thì có chắc người ta đều ngu cả sao, mà rốt cuộc chỉ là tự gạt mình thế thôi!

Mượn sức của Sở để tụ chư hầu, rồi lại mượn sức chư hầu để đè Sở, hai câu nói đó nghe thật vô lý không thuận tai tý nào! Bởi mượn sức của người thì phải ở dưới người ta, mượn sức người ta để đè người khác, thì sức mình không đủ để làm chuyện đó. Mượn sức của Sở để tụ chư hầu, thì kẻ có sức tụ chư hầu, cũng là kẻ có thể phục chư hầu. Đã lấy sức người ta để tụ chư hầu, lại còn muốn người ta để cho mình sử dụng, để đè ép những nước đã từng tùng phục người ta, chư hầu làm sao chịu, mà cũng không dám chịu nữa. Cách để đàn áp chư hầu thì mình không đủ sức để làm. Đã dùng sức người ta để tụ chư hầu, lại muốn nhờ đó mà đàn áp người ta. Dùng sức người ta có thể tụ lại cho mình dùng, mà người ta chịu cho mình đàn áp, đó là chuyện Sở không thể làm được, cũng không muốn làm. Tử Đảng làm chủ binh quyền, thì lúc Tề cưỚp trại thì bị thua, thủ thành trì vụng về hơn nước Tào, đồ bá cho Tống Tương công thì ngang ngược giết người nước Đặng để mị quỹ thần, rốt cuộc không làm chư hầu man di phía đông phục tòng, mời nước Sở tụ chư hầu lại, lại không đề phòng mình bị cướp. Kế thì thô sơ, trí thì thiển cận, tâm địa hẹp hòi, lời nói tà đạo, mà Tống Tương công lại nói gì nghe đó. Mục Di trí thức đều cao xa, lời nói hợp tình hợp lý, lại không thèm nghe theo. Hiền ngu đảo điên, lợi hại không phân biết được, còn có cái đầu để chết là may lắm nhĩ!


Tống Tương công mưu đồ bá chủ phải nên mượn sức của Tề, thừa lúc mình có ơn với Hiếu công, mượn sức Tề, Hiếu Công chắc là bằng lòng. Nhờ dư oai của Hoàn Công, hai nước hợp sức để cai quản mấy nước chư hầu nhỏ, tu bổ chức cống với nước Chu để thuận danh nghĩa, sau đó từ từ mưu đồ bá nghiệp, vị tất là không được nên chuyện. Lại đi cầu cạnh Sở để làm oai với chư hầu rồi lại lấy chư hầu để đàn áp đưỢc Sở sao ? Đều chỉ là một ý niệm "dục tốc" mà hư chuyện nhĩ, dục tốc thì bất đạt, đó là Tống Tương công vậy.

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Hoi thu 25 22 04 2011 05:53 #30

Hồi thứ 32

Án Nga Nhi thâu tường tuẩn tiết
Quần công tử đại náo triều đường

(Án Nga Nhi leo tường vào tuẩn tiết
Đám công tử náo loạn trong triều đình)

Chỉ cần xem cuộc đời của Tề Hoàn công kết thúc thế nào, là biết cái công dựng bá nghiệp toàn là nhờ ở sức Quản Trọng. Quản Trọng vừa mất đi, là Tề Hoàn công ngay cả chuyện riêng của mình cũng không xử trí nổi; bị ba tên gian thần quậy cho thất điên bát đảo, mình thì chết queo trong tường cao, còn hơn là lao ngục. Bệnh mà chẳng có ai phục thị, còn hơn là kẻ không nhà không cửa. Chết rồi thì trùng mọt gặm nhắm thi thể, còn hơn là chết vì đói. Dùng kẻ hiền thì ai ai cũng hoài đức mà sợ oai, dùng kẻ gian thì thân mình chết sống cũng không biết đường mà lo; kẻ làm vua thấy thế, cũng nên biết mà lo sợ chăng ? Kẻ làm trên hôn muội không biết hiền gian còn không nói đến làm chi; như Tề Hoàn công, tuy không thể nói là rõ ràng cho lắm, nhưng những lời của Quản Trọng, Bao Thúc Nha nghe cũng đã quen nhĩ. Mà lại đi dùng ba tên gian tặc như Dịch Nha vân vân, chắc trong bụng nghĩ là cho dù không hay ho gì nhưng chắc là không hại gì đến mình. Có biết đâu đi lãnh lấy cái họa bị nhốt trong bốn bức tường cao, chết đi thi thể mặc tình bị trùng mọt gặm, thật là đáng thán!

Phàm nhất thiết họa hoạn trưỚc khi xảy ra đều khởi đầu rất nhỏ nhoi, dần dần rồi đi sâu hơn cho đến lúc không thể cưu vãn được, nếu mình không biết còn có thể nói được. May mà có kẻ biết được vội vã cảnh giác, vậy mà còn không tìm đưỜng phòng bị, đúng là một kẻ tầm thường! Rồi trong lúc họa hoạn còn chưa thấy hình hài, người trong cuộc cho rằng kẻ cảnh giác mình là vu khoát, hoặc ngược lại cho là vì tham lợi muốn được công ơn mà trách móc người ta, đến khi họa đến thân, cho dù kẻ có tài, cũng không còn làm được gì hơn nhĩ! Chuyện trong thiên hạ quốc gia, đều như thế cả, không biết trong người mình có bệnh, lại đi trách ngưỜi lương y nói xàm, cũng là một trong những thứ đó. Tề Hoàn công may mắn được gặp Biển Thước mà lại không cầu xin cứu dùm, thật là đáng tiếc thay!

Bỏ trưởng lập thứ, tuy là Tề Hoàn công làm chuyện không phải, nhưng đã lập lên rồi, cũng nên tạo dựng vây đảng, cho nó binh lính để còn có kế vạn toàn. Lại chẳng làm gì cả, đến lúc gặp biến cố, hoang mang chạy ra nước ngoài, là lập mà như là không lập vậy. Nếu không nhờ Cao Hổ, Tử Chiếu cơ hồ không thoát khỏi đưỢc đại nạn; là lập mà ngược lại là hại người ta, chẳng thấy có kế hoạch gì hay ho cả.

Bốn công tử mỗi người chiếm cứ một góc điện, không đếm xỉa gì đến phụ thân còn chưa đưỢc tẩn liệm, thật tình một lũ không có nhân tâm; có điều người thời nay, cha chết còn chưa lạnh xác, con cái tranh đoạt gia tài, tranh đấu kiện tụng, chẳng đếm xỉa gì đến bà mẹ còn đang sống sờ sờ, chẳng thèm nghĨ đến chuyện tang sự, vô số nhĩ. Những thứ nhẫn tâm bại hoại đó, làm thương tổn đến hài hòa trời đất, tình cảm nhân loại; kẻ có lòng lo đến thế đạo, cũNg phải biết xử họ cho phải lối chăng ?

Tống Tương công đòi lập Tử Chiếu, cùng tương trợ với Vệ Văn công, đều là hùa theo tư tâm của Tề Hoàn công, không thể xem là một nghĩa cử, phải lấy lời của Lỗ Hy công là chính ngôn. Có điều Lỗ Hy công chỉ vì Tề Hoàn công thuở trước không nhờ vã mình trong bụng có ý bất bình thế thôi; bèn mượn lời trưởng thứ để cự lại với Tống nhĩ, không phải thật sự là thấu hiểu đại nghĩa vậy. Đương thời, chư hầu hành động đều là như thế, thật không thành thế giới!

Vui lòng Đăng nhập để tham gia cuộc hội thoại.

Đăng Nhập / Đăng Xuất