Thứ tư ngày 22 tháng 07 năm 2009 - nhật thực tòan phần dài nhất thế kỷ ( 6 phút 39 giây ) diễn ra trên Thái Bình Dương, mà phải mất 61 năm nữa VN mới lại được xem nhật thực tòan phần, nên cả nhà háo hức đợi xem . . .thế nhưng - ở Sài Gòn - mây mù che phủ,  " ông mặt trời" bị ăn có 25% nên chẳng bỏ công chút nào !! Nhân sự kiện này, lại nhớ lần nhật thực gần đây nhất xảy ra ở Việt Nam ngày 24/10/1995 tại Phan Thiết, có thời gian cực đại hơn 2 phút . Rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đã tập trung ở Phan Thiết để nghiên cứu, các phóng viên nước ngòai cũng đua về Phan Thiết đưa tin . Truyền hình thế giới  truyền đi hình ảnh về nhật thực, giới thiệu luôn cả địa danh Mũi né, đồi hồng ...khách sạn , nhà nghĩ bỗng chốc " cháy " luôn , không còn chỗ cho du khách đến muộn ! Không biết có phải vì "cú hích" đó không, mà sau đó , hàng lọat nhà đầu tư ghé đến Mũi né, Phan Thiết đầu tư resorts.. Hiện giờ - Mũi Né, Phan Thiết- là thủ phủ của resorts Việt Nam ! Hàng lọat resorts liền tiếp nhau kéo dài sát biển, đủ kiểu, đủ tên .. Từ đó, chắc thu họach do du lịch kha khá , chính quyền làm đường nhựa đôi, trải dài đến tận... quốc lộ 1 .
Đường vào Mũi Né
(đường vào Mũi Né -Phan Thiết, ảnh do Nguyễn trí Mẫn chụp )
Tính từ Sài Gòn đi thì Phan Thiết xa hơn Vũng Tàu khỏang 30 km, nhưng ở đây cảnh quan thiên nhiên vẫn còn nhiều : lầu Ông Hòang, dốc Mộng Cầm, Tháp Chàm ... Phan Thiết là một thành phố nhỏ ven biển, nổi tiếng nhờ hải sản , nước mắm,
điều hột ,thanh long -đặc biệt Phan Thiết có Mũi Kê Gà chồm  ra xa  nhất trên giải đất cong ra bờ biển của tỉnh Bình Thuận, nên là một trong những nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên ở Việt Nam. Nhờ vậy đài hải đăng .ở mũi Kê gà giờ đây trở thành một điểm du lịch ! Cái satado nước xưa vẫn còn đó bên bờ sông chảy qua thành phố, nước lên xuống mỗi ngày kéo ra biển , làm trơ bùn nhão bờ sông . Mùa hè đỏ lửa 1972 , mình dẫn "tuần Quang Trung" đi trại bay liên tỉnh, quá giang xe chở hàng của tiệm bánh mì Tân Tiến bên cạnh vào Sài gòn . Chiều tối đến Phan Thiết , cả bọn cắm cây cờ tuần lên đầu xe, rồi rủ nhau đi tắm .. Lát sau trở về, có mấy người bạn Hướng Đạo Bình Thuận rủ đi ăn cơm tối, thì ra mấy bạn này đi ngang qua chỗ xe đậu, thấy cây cờ tuần hướng đạo, quay lại mấy lần gặp cho bằng được . Một kỷ niệm cũ .
Cảnh TP Phan Thiết
(Sông Cà Ty-Thành phố Phan Thiết 07/2009, ảnh do Nguyễn Trí Mẫn chụp )

Không biết mai sau ra sao chứ hiện giờ , học sinh học "dữ quá", học kiểu "hàn lâm" nhưng không biết giỏi ra sao , chứ học sinh ở miền quê lại thường đậu thủ khoa vào trường Đại học thành phố . Đương cử như năm nay , có cháu Biện thành Trí , học sinh trường THPT số 2 Tuy Phước -Bình Định đậu thủ khoa Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM  . Nhà nghèo, chỉ ở nhà tự học, đâu có tiền mua nhiều sách , bốn môn toán, lý, hóa, sinh mà chỉ có sáu cuốn sách tham khảo ! Con của Nguyễn Hữu Dự, cháu Nguyễn hữu khôi Nguyên cũng đậu vào 2 trường Đại Học , Trường Đại học Kiến trúc TP HCM và Trường Đại Học Quốc Gia ,trong khi đó, điểm thi đai học năm nay " thấp một cách đặc biệt "  ! Bình Định , xem vậy mà vẫn còn nghèo nên là một điểm nên đến cho các đoàn thiện nguyện . Mà phụ huynh mình cũng khóai cho con vào trường "chuyên, lớp chọn"  nên cả học sinh lẫn giáo viên bị "thủ tiêu" mất mùa hè . Chẳng bao giờ có mùa hè trọn vẹn , dự định đi chơi chung là rất khó !
Bai cat Mũi né
(đồi cát Mũi Né-Phan Thiết, ảnh do Nguyễn Trí Mẫn chụp )
Hôm đi đồi hồng , các cháu trên xe la hét chỉ "con bò "đang ăn cỏ bên đường , nhìn cánh đồng lúa hai bên đường còn hỏi lại mình .."có phải là cây lúa không ?" . Chắc vì lý do đó nên đường hoa Nguyễn Huệ Sài gòn hàng năm thường làm bồ thóc, ruộng lúa, cây chuối ... cho dân thành thị xem . dân ta sống với "nền văn minh lúa nước"  mà trẻ con không biết cây lúa, kể cũng lạ .Đến đồi hồng , những đồi cát hoang dã nối tiếp nhau .. . có lẻ , chẳng thể dùng các đồi cát này vào việc nào khác nên địa phương để cho nó tồn tại với thắng cảnh danh lam . Nhờ vậy, một số trẻ em nghèo mới phát triển ngành kinh doanh "cho thuê ván trượt " . Chỉ với 10.000 đ, các em vác tấm trợt lên đỉnh đồi , người thuê trợt dài êm xuống chân đồi...thu nhập các em cuối tuần cũng kha khá...
Trượt cát
(trượt cát đồi Hồng, Mũi né ,ảnh do Nguyễn Trí Mẫn chụp )
Đã đến Mũi Né thì khó cưỡng lại sự hấp dẫn của biển, của resorts ... Mấy hôm mình đến chơi, trời lại ui ui, không có  nắng lắm . Nên lúc nắng ửng lên, là vội lao ra bãi biển ngay . Bãi cát Mũi né mịn như Bãi cát Quy Nhơn , nhưng sóng đánh vỗ bờ mạnh hơn, xâm thực bãi cát cao đến gần cả mét !
Biển chiều Mũi Né
(Bãi biển Mũi né- Phan Thiết, ảnh do Nguyễn Trí Mẫn chụp )

Lên đến đỉnh Đồi hồng, gió thổi cát bay rát mặt, bạn có thể nhìn thấy biển Phan Thiết xanh xanh dưới chân đồi , nhũng ngọn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn đâm ra biển về phía Nam . .  .
Đỉnh đồi Hồng - Mũi Né
(Đồi Hồng - Mũi Né-Phan Thiết, ảnh do Nguyễn Trí Mẫn chụp )
Đến Quãng Ngãi thì các bạn nên ăn thử cá bống Sộng Trà, đến Quy Nhơn thì ăn cá hố, cá ồ , Nha Trang thì ăn cá thu còn đến Phan Thiết thì có cá dứa . Bên bờ sông Cà Ty, đối diện cái satado nước có quán Kim Anh lâu đời , món ăn ở đây cũng rất tươi.
Năm 1997, ghé Phù Mỹ - cùng với Phạm đình Dũng , Ngô thanh Hùng Trần thị Hòe đãi món cá măng - nổi tiếng ngon ở Phù Mỹ. Theo Quang thì cùng là vùng biển, nhưng cá ớ Phù Mỹ ngon hơn ở Quy Nhơn , không biết mấy bạn ở Quy Nhơn có ý kiến gì không ??
Theo mình , Sông Trà Khúc có một vùng rất nhiều đá, giống như bãi cạn , cá bống theo mùa nước về nguồn phải bơi vượt qua bãi đá cạn .. Con nào "vượt vũ môn" được thì xương cốt chắc chắn hơn, ăn dòn tan , còn cá ở miệt dưới ăn mềm èo !.
Ở Phan Thiết , có có con sông chảy ra biển, vùng này nước lợ , giống cá da trơn sống rất thích hợp, nên cá dứa sống tự nhiên ít béo , ăn ngọt thịt ngon hơn là cá tra nuôi bè ờ miên Tây , ăn toàn thức ăn công nghiệp ! Cũng giống như cây trắc sống trên vùng núi cao , gỗ cứng, chắc hơn cây trắc sống ở rừng đồng bằng . Vì phải đương cự với vùng đất sỏi đá , khô khan nên cây sinh trưởng rất khó, mà đã sống được thì rất tốt ! ( giống như dân miền Trung ta vậy )..
Nếu bạn thích thú lãng du, thì "vi vu" trên một chiếc mô tô, nghe gió thổi ào ào bên tai, thoang thoảng mùi lúa non thơm lừng bên mũi , không gian lúc nào cũng rộng mở trước mắt... Thật tiếc là " chân bé quá, không mang hài vạn dặm " nhưng cũng sẽ gặp lại các bạn trên hành trình của bài thơ mà Lê khắc Tưởng đã post lên ...
Nguyễn Trí Mẫn
(Hè 2009)