Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200
  • hinhCu 1200

thuong-nguon
Về thượng nguồn sông Bôi thăm ATK, đường Trường Sơn A và "nụ cười sơn cước"


1- Sông Bôi dài khoảng 127km bắt nguồn từ các dòng suối và hội lưu tại huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình. Sông Bôi chảy qua các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và đổ vào sông Hoàng Long tại Kênh Gà, tỉnh Ninh Bình sau đó sông Hoàng Long lại đưa nước vào sông Đáy tại Gián Khẩu.
Sông Bôi không lớn lắm, gần như là một dòng suối lớn và nước rất trong, nằm bên những dãy núi hiền hòa như Bình Sơn, xinh xắn như Tú Sơn; ven sông là những làng Mường cổ thấp thoáng giữa cánh đồng xanh mướt.
nui_1
Hạ Bì là xã thượng nguồn có suối khoáng Kim Bôi nổi tiếng; xưa kia nơi đây là vùng rừng thiêng núi độc rất ít người sinh sống, giao thông khó khăn, người Mường có câu :

Yêu nhau cho thịt cho xôi,
Ghét nhau đưa đến Kim Bôi, Hạ Bì

nui 4-1
2- ATK (An toàn khu) Hòa Bình

Kim Bôi có huyện lỵ là thị trấn Bo, nằm bên bờ sông Bôi, cạnh đường quốc lộ 12B nối quốc lộ 6 tại Dốc Cun và quốc lộ 21A tại Ba Hàng Đồi.
Trong kháng chiến chống Pháp, các xã Nật Sơn, Hùng Tiến, Kim Sơn, Vĩnh Tiến, Kim Tiến, Kim Bôi, Hạ Bì, Tú Sơn, Vĩnh Đồng, Kim Truy, Yên Bồng và xã Trường Sơn được cấp trên quyết định xây dựng thành an toàn khu (ATK) tỉnh Hòa Bình vì đây là địa điểm có nhiều thuận lợi về vị trí và địa hình, dễ phòng thủ.
Khu vực ATK này cấm quay phim, chụp ảnh nên cần lưu ý để tránh phiền phức.


ban-do-TSA
3- Đường Trường Sơn A

Trong ATK có cả một hệ thống đường ngang dọc chằng chịt :

a) Đường 12B-ATK dài 47km, nối Quốc lộ 6 (tại Dốc Cun, xã Thu Phong, huyện Cao Phong) và đường Hồ Chí Minh (Ba Hàng Đồi, thị trấn Thanh Hà, Kim Bôi). Bản đồ của Google hiện nay ghi tên đường ATK bắt đầu từ Bãi Lạng đến Bãi Chạo; có thể đây là sai sót vì cột mốc của ta ghi rõ đoạn mày là Bãi Lạng - TSA - Km0 (đường Trường Sơn A; xem ảnh) hoặc có thể sau này NN ta đổi tên đường TSA thành ATK .....

b) Đường TSA (Trường Sơn A) dài 42km, gồm 3 nhánh : Bãi Lạng-Bãi Chạo; Khăm-Trám; Chỉ-Ve. Khi xưa, các chiến sĩ trước khi theo đường mòn HCM (đường Trường Sơn) vào Nam phải qua một thời gian hành quân tại đường Trường Sơn A cho quen dần với núi đèo, sông suối, khí hậu...... Có ý kiến đề xuất nên lập cột Km0 đường Trường Sơn tại đây để kỷ niệm nơi các chiến sĩ Binh đoàn Trường Sơn xuất phát.
c) Tuyến C: dài 35km, từ ngã ba Xưa đi thị trấn Bo.
d) Tuyến T: dài 13km, gồm 2 nhánh : T2 (Chiềng-Lốc); T3 (Khoang-Nội).
e) Tuyến X2 : dài 27km, Gò Chè - dốc Sống.
g) Tuyến Y : dài 22km, gồm 2 nhánh: Y1 (Trò- Đồi Sim); Y2 (Tứ Đền -Hợp Thanh).
do khu vực bị cấm chụp ảnh nên không có nhiều tư liệu ảnh.
cau-phao
4- Nhạc sĩ Tô Hải với tác phẩm "Nụ cười sơn cước"
Nhạc sĩ Tô Hải (Tô đình Hải) sinh năm 1927 tại Hà Nội; thời tiểu học, học hát và tham gia ban đồng ca Saint Joseph, từng đoạt giải thưởng âm nhạc Chim Sơn Ca của Hướng đạo sinh toàn Đông Dương.
* Năm 1945 ông vào Vệ quốc đoàn và năm 1946 đã có ca khúc đầu tay "Trở về đô thành"
nui_0
* Năm 1947 trong lần đóng quân ở Kim Bôi, đơn vị ông ở nhờ một làng dân tộc Mường; ông được tạm trú trong một gia đình có cô con gái rất đẹp, tên là Phẩm. Khi đơn vị chuyển quân, tình cảm lưu luyến; không dám bộc lộ; ông đã sáng tác ca khúc Nụ cười sơn cước : "hình dung một chiếc thắt lưng xanh, một chiếc khăn màu trắng trăng, một chiếc vòng sáng lóng lánh với nụ cười nàng quá xinh !" ca ngợi "bông hoa rừng" ông đã gặp.
* Năm 1949 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1951, ông về Đoàn văn công khu IV, năm 1954, được phân công làm trưởng đoàn. Năm 1961, ông về công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc và Mỹ thuật.
suoi
* Năm 2001 ông được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật; ngoài ra ông còn nhiều huân chương; huy chương cao quý khác do Nhà Nước ban tặng.
* Năm 1973 ông có lên Kim Bôi tìm lại "bông hoa rừng" ngày xưa dù biết rằng cô ấy đã có chồng con. Phía sau dãy núi Kim Bôi nay biến thành vùng khai thác suối nước khoáng, cô Phẩm ngày xưa giờ đã là một thiếu phụ luống tuổi, ăn mặc theo kiểu người Kinh và chẳng còn nhớ nổi người mà hơn 30 năm về trước đã từng rung động trước nụ cười của cô để sáng tác bản nhạc "Nụ cười sơn cước". Bản nhạc này được rất nhiều ca sĩ thể hiện thành công như Lê Dung, Sĩ Phú, Cao Minh, Trần thái Hòa .....

Nhà của ông hiện nay là căn hộ tập thể tầng 11 khu chung cư Miếu Nổi (Q.Bình Thạnh - TP.HCM). Ông đi đứng khó khăn do từng bị hoại tử khớp xương hông phải thay xương chậu, xương đùi, nhạc sĩ Tô Hải vì thế rất ít xuất hiện.
nui-3

Nguyễn Trí Dũng
Thêm bình luận


Đăng Nhập / Đăng Xuất