Câu chuyện xảy ra giữa đại dương bao la: một hôm có con sóng nhỏ cảm thấy phiền não vì kích thúơc quá nhỏ bé của mình . Nó nhìn ra xa, một con sóng lớn gấp mấy lần nó, ngạo nghễ đánh vào bờ rồi hùng dũng kéo ra; nó thở dài buồn bã:

Tại sao mình nhỏ bé thế này? Tại sao tôi không được to lớn như bạn hả?

Con sóng lớn đáp: Tại vì bạn không chịu nhìn kỹ gốc gác của mình nên bạn mới phiền não như vậy! Thật ra, Bạn đâu có phải là con sóng nhỏ, tôi cũng đâu phải là con sóng lớn?

 

Con sóng nhỏ ngạc nhiên: Ô hay, bạn nói lạ chưa? Bạn với tôi không phải là sóng thì là cái gì?

 

Sóng lớn trả lời: Bạn với tôi đều là nứơc; sóng chỉ là một hình thức của nứơc. Nếu mình nhìn ra bản chất của mình, gốc rễ của mình, không chấp chặt vào hình thức bên ngoài, cái vỏ bọc bên ngoài, thì mình sẽ không còn mặc cảm tự tôn hay tự ti, không còn phiền não khổ đau nữa .

Con sóng nhỏ chợt "ngộ" ra chân lý ấy và cảm ơn bạn sóng lớn đã mở con mắt trí tuệ cho nó .

Cũng vậy, tất cả chúng ta đều thích huớng ngoại, tìm cầu, so sánh với nguời này, hơn thua với nguời khác, vĩ đại hơn thì bay lên không gian để khám phá ra phía bên kia mặt trăng, sao Hoả hay đời sống dưới đáy đại dương v.v.. Nhưng chúng ta lại không có hứng thú khám phá những chiều sâu tiềm ẩn bên trong chúng ta. Cách đây không lâu, nguời ta phỏng vấn một phi hành gia không gian không theo đuổi nghề nghiệp của mình nữa - được hỏi tại sao lại bỏ nghề thì ông trả lời rằng: "sau khi du hành vũ trụ, được lên mặt trăng, tôi đã chứng kiến được thế nào là không gian bao la nhưng tôi nghĩ rằng lòng ngưòi còn sâu hơn rộng hơn những gì tôi được kinh nghiệm qua những cuộc du hành trong vũ trụ; vì thê tôi muốn tự chiêm nghiệm, khám phá những chiều sâu bên trong chính tâm hồn tôi"

Thật đúng vậy, vũ trụ chỉ thực sự hiện hữu cho chúng ta khi và chỉ khi chúng ta kinh nghiệm được nó qua Thân và Tâm của chính mình, Vũ trụ không phải chỉ là vùng trời bao la xanh thẳm trên cao kia, mà nó ở ngay trong lòng mỗi chúng ta và ở ngay trong giây phút hiện tại này. Khi chúng ta trở về với vũ trụ bên trong, chúng ta sẽ thấy chúng ta và mọi ngưòi cùng một bản thể - bất cứ con nguòi "trần tục " nào cũng tiềm ẩn tánh Gíác (hay đức Sáng, tánh Chuá, tánh Phật, hay Đại Ngã , hay Thượng Đế, Atman, Alah, Brahma v...v ...tùy theo đức tin tôn giáo của mình, bạn muốn gọi tên gì cũng được, nhưng đó là phần cốt lõi, bên trong chúng ta, nó tuyệt đối trong sạch, không bị ô nhiễm dù chúng ta sinh ra trong giai cấp nào, sống trong hoàn cảnh nào, trong bất cứ xã hội nào v.v..) - Muốn làm hiển lộ tánh Giác ấy, chúng ta cần một đời sống đạo đức - nghĩa là một đời sống tôn giáo đích thực: đó là một đời sống thanh tịnh, trong bình yên và hoà hợp với bản thân và đem lại sự bình yên và hoà hợp cho tha nhân. Đối với anh chị em chúng ta, những ngưòi có một đức Tin, một cuộc sống đạo đức với một cái Tâm được khéo kiểm soát và khép vào giới luật, với tấm lòng trong sạch luôn hăng say với từ ái và bi mẫn, đó chính là mục đích của TU- chữ "tu" theo nghĩa rộng, không phải là xuất gia làm tu sĩ PG hay Linh mục v..v.. mới gọi là tu. Một con ngưòi như vậy thật là một viên ngọc qúi dù ở xã hội nào, giai cấp nào, nam hay nữ, giàu hay nghèo, có học thức cao hay không biết chữ v.v.. Đó chính là viên ngọc quí được cất giấu trong chéo áo của mỗi ngưòi mà chúng ta mãi chạy theo thế giới bên ngoài, không tự biết ... Tất cả chúng ta đều nổ lực, tinh tấn làm hiển lộ tánh Giác , viên ngọc minh châu vô giá ấy,
(Giác ở đây là sự Tỉnh thức, chữ Giác trong "giác ngộ" )

Đi từ quan điểm "tứ hải giai huynh đệ" của đạo Khổng đến "Không có gì khác nhau giữa ngưòi với ngưòi, trong gịot máu cùng đỏ và giọt nước mắt cùng mặn" của Phật giáo hay quan điểm Bác ái của Thiên Chúa giaó v.v.. Chúng ta thấy rằng tất cả chúng ta là một - không chỉ loài người mà cả đến muốn loài, tất cả đều tham sống sợ chết, tham vui sợ buồn v.v.. Cho dù chúng ta nói bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, sống trong những nền văn hóa khác nhau nhưng những biểu hiện của những tình cảm vui, buồn, giận dữ, thương yêu v.v.. thì không cần đến ngôn ngữ, mọi ngưòi đều có thể hiểu nhau sâu sắc.

Tóm lại, mỗi ngưòi trong chúng ta, dù xuất hiện trong những hình thức khác nhau : sóng, băng, tuyết, hơi nước, mây, mưa, lụt , lũ v.v.. bản chất vẫn là một: đó là NưƠC . Nếu đã biết như vậy, chúng ta không còn kỳ thị về bất cứ vì lý do gì, đem tình thương không phân biệt, vô điều kiện và sự hiểu biết chân chính đó để đến với nhau thì chúng ta không còn thấy cách biệt về biên giới quốc gia, tôn giáo, chính trị, xã hội v.v.. Chỉ khi nào giác ngộ được điều này thì mới không còn thù hận, khủng bố, chiến tranh nữa mà thôi - Đừng nói gì là xã hội, quốc gia, thế giới, ...chỉ nói đến trong 1 cộng đồng nhỏ, nếu chúng ta không hiểu biết và thưong yêu nhau, trái lại cứ phân biệt,cố chấp, kỳ thị, thành kiến ... thì thế nào cũng có lục đục, chiến tranh (lạnh) hay biểu tình, phản đối v.v.. Chiến tranh hay khủng bố đều xuất phát từ Tâm con ngừoi nên mới có câu nói "Tâm bình thế giới bình" là vậy . Cầu mong cho Tâm chúng ta được an lạc và mọi ngưòi sống hoà hợp trong hiểu biết, thương yêu, để cho hoà bình hiện hữu trên Hành tinh xanh của chúng ta .


Vương Thúy Nga

Nguồn: Đặc San CĐ & NTH Qui Nhơn 2010