Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • DaiThinhDuong1200
  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • hinhCu 1200

Lục Tuần Tự Vịnh - Bài 1

Vui thay đã đến lục tuần rồi
Gẫm chuyện xưa nay mỉm miệng cười
Sáu chục tuổi già người bảo trẻ
Bốn mươi năm cũ vợ khen tươi
Vốn trời trăng gió tiêu hoang phí
Lợi đất non sông hưởng thảnh thơi
Con cháu một nhà chung xứ lạ
Vài năm quê cũ lại về chơi

Hoàng Duy Lê Văn Ba
Mạnh Xuân Tân Mùi 1991

Nguồn: Tuyển tập thơ Bình Định Đường Thi, Bút Duyên Hội Tụ xuất bản 2009, USA
  

Ngày về không nắng

Cơm nước xong, không khí trong nhà đột nhiên căng thẳng khác thường. Mọi người đều thấy bứt rứt, tuy ai ai cũng cố gắng chứng tỏ mình bình tĩnh, hơn thế nữa, thản nhiên, bất cần. Bà mẹ ngồi bệt trên mặt nền đã bóc mất lớp gạch hoa, bỏm bẻm nhai trầu như mọi bữa. Cô em gái rửa chén ở dưới bếp mải suy nghĩ làm vỡ mất cái dĩa sứ độc nhất còn lại. Đứa cháu lẻn ra sân trước chơi không ngủ trưa mà không bị bà nội la rầy. Còn chàng thì dụi hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, cổ khô, uống liên tiếp nhiều ngụm nước trà vẫn không dằn được cơn ho. Mẹ chàng lo lắng hỏi:

 

Xem tiếp...

Áo Trắng Vườn Xưa Thôn Vỹ

Áo trắng vườn xưa thôn Vĩ là áo trắng thời thiếu nữ của Chị Hoàng Thị Kim Cúc, cô giáo dạy gia chánh và nữ công cho nhiều thế hệ nữ sinh trường Đồng Khánh ở Huế. Cách đây hơn nửa thế kỷ, cô thôn nữ Hoàng Cúc với màu áo trắng này là nguồn cảm hứng để nhà thi sĩ tài hoa mệnh bạc Hàn Mặc Tử sáng tác bài thơ bất hủ Ở đây thôn Vĩ Dạ.

Xem tiếp...

Trinh Vương, Một Kỷ Niệm Đẹp

Nguồn: Đặc san Mừng 333 Năm Thành Lập và 75 Năm Cải Tổ Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn

Trong cuộc đời đi dạy của tôi, thời gian bảy năm dạy tại trường Trung Học Trinh Vương (do quý Soeur Dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn quản trị) đã cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp nhất.

Đó là khoảng thời gian từ 1966 đến 1974. Tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1963, sau hai năm dạy học tại trường Đồng Khánh đã xin đổi về Qui Nhơn, dạy học tại trường Cường Để cho gần gia đình. Thời bấy giờ, ngoài Cường Để và Nữ Trung Học là hai trường phổ thông công lập Qui Nhơn còn có các trường Trung học tư thục như Bồ Đề, Nhân Thảo, Tây Sơn, La San và Trinh Vương. Giống như trường Nữ Trung Học, Trinh Vương chỉ thu nhận các nữ học sinh, và do quý Soeur Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn quản trị

Xem tiếp...

Xuân Thì

Không nhớ ngày đi, trời mưa hay nắng,
Gió có buồn đuổi một bước chân xa
Trong cõi mù sương ký ức nhạt nhòa,
Vừa bứng gốc một cây đời mới lớn.

 

Xem tiếp...

Dịch Vụ Hagemashitai*

Người phỏng vấn Linh là một phụ nữ ngoài bốn mươi. Không có gì đặc biệt lắm nhưng tạo được sự gần gũi cho người đối diện nhờ nét cười trong mắt và cái nhìn như thấu suốt mọi chuyện. Mấy năm trời lang bạt ở thành phố này để kiếm sống, anh dự không biết bao nhiêu cuộc phỏng vấn xin việc nhưng chưa lần nào lạ như lần này. Bà ta bắt đầu bằng những câu thăm hỏi về hoàn cảnh gia đình. Dừng lại một lúc lâu ở sở thích, những nhu cầu tâm linh, các thú tiêu khiển...Cứ y như là cuộc trao đổi để tìm hiểu giữa những người mới quen. Người phụ nữ có cách dẫn dắt tự nhiên và khéo léo. Một chút gợi ý, một vài câu tự bộc lộ mình để cuốn người khác vào câu chuyện. Thái độ thân tình khuyến khích anh nói lên suy nghĩ của mình chẳng chút e dè.

 

Xem tiếp...

Sóng và Nước

Câu chuyện xảy ra giữa đại dương bao la: một hôm có con sóng nhỏ cảm thấy phiền não vì kích thúơc quá nhỏ bé của mình . Nó nhìn ra xa, một con sóng lớn gấp mấy lần nó, ngạo nghễ đánh vào bờ rồi hùng dũng kéo ra; nó thở dài buồn bã:

Tại sao mình nhỏ bé thế này? Tại sao tôi không được to lớn như bạn hả?

Con sóng lớn đáp: Tại vì bạn không chịu nhìn kỹ gốc gác của mình nên bạn mới phiền não như vậy! Thật ra, Bạn đâu có phải là con sóng nhỏ, tôi cũng đâu phải là con sóng lớn?

 

Xem tiếp...

Nhìn Lại

Tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm năm 1962. Anh Trà Văn Bông, bạn cùng lớp người Chàm quê Ninh Thuận, nói với tôi, "Anh đừng về Miền Trung." Vì sao?

Những tôi đã về Qui Nhơn, không thắc mắc dodự. Nơi đây là quê hương tôi.anh em, bạn bè, và đồng bào ruột thịt trong những năm kháng chiến. Bắt đầu từ năm 1954, cái gì cũng như bắt đầu đào tạo xây dựng trở lại trên những đổ nát hoang tàn. Tôi được đi học đến nơi là nhờ sự hy sinh lớn lao của cha mẹ. Vẫn đến năm 1962, người các nơi dến tràn ngập các thành phố Bình Định để buôn bán, làm quan chức lớn nhỏ. Người Bình Định hầu hết bám vào đất đai sống đời vất vả cơ cực. Tôi về dạy học tại trường Cường Đễ từ năm 1962 đến năm 1973, đúng 11 năm và đạt được thành quả rất cao. Trước hết, học sinh và phụ huynh ở Bình Định và Quy Nhơn ý thức tầm quan trọng của giáo dục. Những năm kháng chiến, sự học rất khó khăn, nhất là bậc trung học; học sinh phải đốt đèn đi học ban đêm ở những nhà tranh vách đất thôn quê, thiếu sách vở, thiếu giáo sư, và phập phồng lo sợ máy bay Pháp pháo kích. Giáo dục sau năm 1954 ở Bình Định giống như đất tiếp nhận mưa sau thời gian dài nắng hạn. Phụ huynh có lòng tự tin và tự trọng, không muốn để con cái họ khi ra đời phải thua sút người khác, nên đã hy sinh tất cả để cho con cái họ được học hành đến nơi đến chốn. Học sinh cũng ý thức như vậy.

 

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Thầy Nguyễn Mộng Giác
Số bài viết:
20
Thầy Hồ Sỹ Duy
Số bài viết:
14
Thầy Quang Châu Vinh
Số bài viết:
12
Cô Lê Thị Chân Tú
Số bài viết:
6
Thầy Phùng Văn Viễn
Số bài viết:
7
Thầy Trần Quốc Sủng
Số bài viết:
1
Thầy Dương Minh Ninh
Số bài viết:
1
Thầy Dương Văn Lộc
Số bài viết:
1
Thầy Hà Thúc Hoan
Số bài viết:
18
Thầy Lê Bá Tròn
Số bài viết:
10
Thầy Nguyễn Đăng Liên
Số bài viết:
2
Thầy Phan Bá Trác
Số bài viết:
1
Thầy Tô Minh Tâm
Số bài viết:
1
Thầy Tôn Thất Ngạc
Số bài viết:
2
Thầy Trần Nhất Hoan
Số bài viết:
1
Thầy Võ Hồng Phong
Số bài viết:
1
Thầy Vũ Phan Long
Số bài viết:
1
Thầy Vương Quốc Tấn
Số bài viết:
1
Thầy Đào Đức Chương
Số bài viết:
22
Thầy Lê Văn Ba
Số bài viết:
2
Cô Lê Thị Lĩnh Cơ
Số bài viết:
5
Cô Vương Thúy Nga
Số bài viết:
1
Thầy Nguyễn Hữu Ba
Số bài viết:
1
Thầy Châu văn Thuận
Số bài viết:
2

Đăng Nhập / Đăng Xuất