Kỷ niệm riêng ,tôi nhớ nhất.Đó là khi học bài "Tác dụng của thủy quyển ". Không biết cô sử dụng từ địa phương hay là từ trong khoa học tự nhiên, cô viết đề bài học " Sự bồi "đấp" và mài mòn của nước đối với mặt đất". Hồi đó tôi cứ nghĩ là sự bồi "đắp" chứ sao lại bồi "đấp " . Cho đến bây giờ tôi vẫn còn phân vân !
Cô là Giáo sư nghiêm nghị,lại vừa là vợ của Thầy Hiệu trưởng cho nên trong giờ của cô chúng tôi ít đùa nghịch. Theo tâm lý của trẻ con, lỡ vô lễ với Cô , sợ cô về "mét" lại với thầy Hiệu trưởng chăng !?
Cô đã hiền, ít nói , rất vui tính, chúng tôi tưởng cô không biết hát, không ngờ Cô hát rất hay. Trong một giờ học khác,bọn học trò chúng tôi đề nghị Cô hát,cô cười rất hiền và bắt đầu hát . Các bạn có biết Cô hát bài gì không?
Chúng tôi hồi hộp chờ đợi......
Trời ơ i! Cô hát bài bằng tiếng pháp!
Đó là bài " Le bourdon dit à La clochette"
Cô giảng ý nghĩa của bài hát, "đây là lời đối thoại của hai chiếc chuông , đầu tiên là chiếc chuông lớn " Le bourdon" cũng như " đại hồng chung " nên tiếng kêu của nó to và trầm, còn chiếc chuông nhỏ " la clochette" kêu nhỏ, nhanh và cao hơn.
Cô hát:
Le Bourdon dit à la Clochette
Tai-toi donc méchante sonnette
Don.don.don.don.don. don
Mai La clochette lui repond
Din'don,din'don.din'don......
Những tiếng Din'don, din'don , Cô kéo dài và rất cao long lanh như tiếng chuông thật, hay vô cùng! .Từ đó chúng tôi đặt Cô là " Tiếng chuông vàng thủ đô"
Khi lên đệ tứ hoc ở khu vực trường mới chúng tôi không còn gặp cô nữa
Việt nam,ngày 30 tháng 1 năm 2013
Ngô văn Tỏ