Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • hinhCu 1200
  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200

Nguyễn Trí Minh

Chuyện kể Quy Nhơn, những ngày không yên tĩnh - Phần 2

Phần 2: 1968-1972

Cũng như hầu hết các tỉnh thành ở miền Nam, mùa xuân 1968 ở QN bắt đầu bằng biến cố tết Mậu Thân kinh hoàng. Chiều ba mươi tết, trong khi mọi nhà đang chuẩn bị đón xuân bỗng xe phóng thanh chạy khắp đường phố thông báo lệnh giới nghiêm, cấm đốt pháo, quân nhân công chức cắm trại 100%... Trước đó cảnh sát đã bắt được một số người trên chiếc xe lam có chở vũ khí tại bến xe đường Gia Long. Qua khai thác, an ninh quân đội (ANQĐ) đã bắt được các cán bộ giao liên chủ chốt vừa xâm nhập vào thị xã. Viên đại úy trưởng phòng đích thân thẩm vấn tại nha ANQĐ ở góc Tăng Bạt Hổ-Cường Để, và biết được kế hoạch tấn công trong đêm giao thừa. Có điều lạ là viên SQ này không báo cáo cấp trên ngay hôm đó và cũng không đề nghị các biện pháp tăng cường an ninh cho các công sở trọng yếu.

Đài Phát Thanh Qui Nhơn, Tết mậu Thân 1968

Xem tiếp...

Chuyện kể Quy Nhơn, những ngày không yên tĩnh - Phần 1

Phần 1 : 1963-1967

Đầu thập niên 60, Quy Nhơn là một thị trấn nhỏ ven biển hiền hòa nép mình dưới rặng núi Vũng Chua. Chiến tranh đã lùi xa, và có lẽ trại Bảo an đổ nát, ngập tràn cỏ dại ở khu đất đường Trần cao Vân-Tăng bạt Hổ-Hai bà Trưng là dấu tích còn lại của một thời binh lửa. Phố xá bắt đầu hồi sinh trong không khí yên bình. Tiếng động cơ xe Lam chở hàng nổ lạch bạch, tiếng rao hàng, hòa với tiếng ve rộn rã đặc trưng ở nơi đây tạo thành nhịp điệu sinh động. Văng vẳng trên phố những ca khúc Pháp thời thượng phát ra từ các quán café những giai điệu trữ tình "La vie en rose, Que sera sera...". Thật vậy, cuộc sống tươi đẹp này chẳng biết rồi sẽ ra sao ?


Qui Nhơn, 1965.

Xem tiếp...

Tản mạn chuyện Tháp Đôi

thap-doi
Tháp Đôi -Ảnh Nguyễn Trí Minh

Hầu như ai cũng gọi Tháp Đôi là tháp Chàm, nhưng các cụ ngày xưa lại gọi đây là tháp Miên. Điều này nghe lạ tai nhưng thật ra các cụ nhận xét khá tinh tế. So với các tháp Chàm khác ở Bình Định thì kiểu thức kiến trúc Tháp Đôi có khác biệt. Tháp Chàm thường có nóc tháp là các tầng tháp được thu nhỏ dần tạo đỉnh nhọn với các phù điêu bằng gốm ở bốn góc và thường được xây hoàn toàn bằng gạch. Tháp Đôi thì phần nóc lại có bốn mặt cong với các tượng đá trang trí và ở bốn góc chân tháp cũng dùng đá góc theo phong cách nghệ thuật đền tháp Khơme. Các nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thì giải thích rằng tháp chịu ảnh hưởng kiến trúc Khơme là do vị vua cho xây tháp này đã có thời gian sống lưu vong ở Chân Lạp (Miên).

Xem tiếp...

Ghi chép trong ngày thăm bạn

Thân tặng bạn VXP



Tôi xa Quy Nhơn đã mấy mươi năm nên hoài niệm về thành phố này chỉ còn là hình ảnh của thời thơ ấu. Bạn bè thuở ấy chẳng biết ai còn ai mất. Có lần ngẫu nhiên trên mạng tôi gặp người bạn học cũ. Đã lâu không liên lạc với nhau nay mới biết anh vẫn ở chốn cũ từ thời chúng tôi học chung lớp. Nhà của gia đình bạn ở ven bàu Sen là căn nhà ngói kiểu vùng quê miền trung với khóm tre xanh sau nhà lả lơi trong gió. Kỷ niệm về những ngày hè của thời thơ ấu trong ngôi nhà này luôn rộn ràng trong tôi. Nhớ những trưa hè ngồi câu cá dưới bóng tre xanh nhìn những đám bèo nở hoa tím dập dềnh trôi. Nhớ lắm, nhớ lắm, đành thầm hẹn sẽ một lần về thăm nơi ấy.

Xem tiếp...

Trầm mặc Lăng Gia Long

Lăng Gia Long
Lăng Gia Long - Ảnh Nguyễn Trí Minh

Khi đến cố đô Huế, du khách thường không thể bỏ qua dịp thăm viếng lăng tẩm các vua triều Nguyễn. Trong 143 năm trị vì của vương triều, các khu lăng mộ này được xây dựng và một số lăng được bảo tồn tương đối toàn vẹn đến ngày nay. Các lăng tẩm này với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ đã trở thành danh thắng tuyệt vời của đất nước. Đặc biệt quần thể lăng Gia Long thể hiện đỉnh cao của sự phối hợp giữa nghệ thuật phong thủy trong kiến trúc và phong cảnh thiên nhiên.Vẻ đẹp tĩnh mịch của quần thể khu lăng mộ khiến khách phải sững sờ cho dù thời gian, chiến tranh đã làm hư hỏng nhiều đền đài. Gần đây trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã trùng tu, tôn tạo để giữ lại nét đẹp nguyên sơ của lăng. Tiếc rằng không mấy người biết để đến chiêm ngưỡng, dù lăng cách trung tâm thành phố không xa lắm.
 

Xem tiếp...

Những mẫu chuyện phía sau đôi tháp Chàm ở Qui Nhơn

Tháp đôi

Tháp Đôi (Quy Nhơn)

Khi lướt qua những câu ca dao Bình Định người đọc sẽ tìm thấy khá nhiều câu ca dao nhắc đến Tháp Đôi ở Quy Nhơn. Hình ảnh đôi tháp Chàm hầu như khá quen thuộc với người dân nơi đây nên đôi khi người đọc đã bỏ qua nhiều điều ẩn dấu sau những câu thơ mộc mạc . Chẳng hạn, không phải ai cũng biết Hưng Thạnh là tên chính thức của đôi tháp này được nhắc đến qua câu ca dao:

Ai về Tuy Phước ăn nem,
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem tháp chàm.

Thật vậy đôi tháp tọa lạc trên địa phận làng Hưng Thạnh thuộc huyện Tuy Phước nên mới có tên chữ là tháp Hưng Thạnh. Như vậy khi câu ca dao này xuất hiện thì địa giới thành phố QN còn rất nhỏ, thậm chí là thành phố còn chưa thành lập. Theo sử sách thì QN quả là một thành phố trẻ, người Pháp chính thức thành lập khoảng năm 1933 khi cho xây dựng tòa công sứ và các công sở hành chính. Liên quan đến thời điểm này, có một câu ca dao khác cũng khiến nhiều người lầm lẫn. Người Bình Định nói chung là rất trọng nghĩa tình và được thể hiện, ví von qua câu ca dao :

Tháp Đôi đứng cạnh Cầu Đôi,
Vật còn như vậy nữa tôi với mình.

Xem tiếp...

Hàng cây tuổi thơ

Quán trà buổi sáng một ngày xuân muộn, có nhóm khách ngồi trò chuyện bâng quơ. Câu chuyện của những người luống tuổi loanh quanh về nắng mưa, về sức khỏe rồi phàn nàn về chuyện kẹt xe, về bọn trẻ ngày nay. Chuyện cứ nhạt dần trong hương trà nguội lạnh, rồi bỗng dưng lại chuyển sang về nỗi nhớ quê nhà, về chuyện ngày xưa... Một khách kể về mùa hoa mimosa ở thành phố của mình, người khác sôi nỗi về màu phượng đỏ của thành phố cảng, người kia say sưa về sắc vàng của dã quỳ ở phố núi...Còn anh, Quy Nhơn có gì lạ không anh? Câu hỏi đột ngột, sỗ sàng làm người khách còn lại bối rối. Thành phố ấy chỉ có nắng vàng cát trắng, biết nói gì đây. Cả một thời tuổi trẻ rong chơi ở nơi ấy nhưng chẳng thể nói lời thơm thảo nào, khách cảm thấy như có lỗi với thành phố ấy. Những hoài niệm như làn sương lặng lẽ trôi về. Khách mộng mị thì thầm: Quy Nhơn ư... Quy Nhơn chẳng có loài hoa nào riêng, mà chỉ có chung những hàng cây tuổi thơ trôi.
  

Xem tiếp...

Mùi hương phố cũ

Hình như những kỷ niệm êm đềm nhất đối với khách ly hương thường là hình ảnh những góc phố, con đường mà tuổi thơ mình rong chơi. Đôi khi đang dạo bước trên đường phố tráng lệ xa lạ bỗng nhiên lại day dứt thèm một tiếng rao, nhớ một mùi hương phố cũ. Tháng ngày đã trôi xa biền biệt nhưng lòng vẫn nao nao ngóng chờ một mùi hương cũ, mơ hồ phảng phất đâu đây. Từng mùi hương gợi về những ngày đã sống,, từng phần đời đã qua. Khu phố trên đường Gia Long, từ ngã tư Phan đình Phùng trở đi thường gọi là khu phố Tàu. Khu phố im ắng, trầm mặc với mái ngói xanh rêu,với tường vôi vàng phai nhạt dấu nắng mưa. Người Hoa khi đến vùng đất mới này đã mang theo cả nếp sống,tập quán và cả lối kiến trúc nhà cửa ở nơi cố quận. Những ngôi nhà mái ngói âm dương thâm thấp,xúm xít nối nhau thành từng dãy phố dài thoang thoảng mùi rêu phong. Có khu phố vài nhà liền nhau bán cùng một mặt hàng nên tỏa ra mùi hương riêng biệt. Dài theo khu phố, cứ bước đến mỗi cửa hiệu là khách lại cảm nhận một mùi hương khác. Khách dạo phố đôi lúc vừa nhắm mắt vừa đi mà vẫn biết mình đã đến nơi nào Mỗi mùi hương là mỗi lời mời chào lặng lẽ, đằm thắm, ngọt ngào...

Xem tiếp...

Lang thang phố cũ

Phố Gia long.

Qui nhơn vào những năm đầu thập niên 60, là một thị xã đầy cát trắng nằm yên bình ven bờ biển hiền hòa. Phố xá hầu như nằm gọn trong lòng 3 đường Cường Để ,Nguyễn Huệ, và Gia Long ,là đường chính ,là trái tim ,là hồn phố thị . Qua bao ngày tháng trái tim ấy hòa cùng nhịp sống người dân với bao niềm vui, nỗi buồn. Nhịp sống êm đềm ở từng góc đường con phố ấy luôn gợi lại những hoài niệm đẹp trong lòng bao thế hệ người xa quê...

qui nhơn

Xem tiếp...

Hoa dại - Đỏan khúc mùa thu

Kính tặng cô giáo Pháp văn của tôi.

Chiều nay trời mưa. Những cơn mưa Sài gòn chợt đến chợt đi khiến những khách lạ và những người đuểnh đoảng như tôi phải trú mưa dưới mái hiên nhà ven đường. Căn nhà có cửa khóa trái và mảnh sân đầy hoa dại mỏng manh phơn phớt tím. Trời mưa hình như làm thành phố chùng xuống ,thảnh thơi tư lự. Hạt mưa buông xuống mặt sân loang loáng nước những bong bóng óng ánh nắng chiều. Nhìn bóng nước vỡ òa bên khóm hoa dại không tên ấy tôi bồi hồi nhớ đến loài hoa dại. Loài hoa colchique dại trong bài ca của thời cắp sách đến trường.

Xem tiếp...

Các bài khác...

  1. Bài thơ đầu tiên

Đăng Nhập / Đăng Xuất