Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • DaiThinhDuong1200
  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • hinhCu 1200

Văn Hóa

Chạm Vào Giấc Mơ

Voi da Do Ban thumb
Voi đá Đồ Bàn

Thế là tôi cũng chạm được vào giấc mơ, một giấc mơ huyền hoặc lạ lùng kéo dài bao nhiêu năm kể từ khi biết đọc sách, biết mộng mơ… Giấc mơ hình thành từ những dòng chữ trong sử sách, giấc mơ lung linh trong tâm tưởng suốt một quãng đường đời.

Một buổi chiều tà tháng mười, tôi được nhà văn Ban Mai dẫn về thăm Đồ Bàn- Hoàng Đế. Một địa danh, một mảnh đất đã từng huy hoàng trong quá khứ. Thành Đồ Bàn của vương quốc Champa nổi danh trong lịch sử, thành có niên đại từ 999-1471. Đồ Bàn là niềm kiêu hãnh của người Champa, ngày xưa quân nhà Lý đã từng tấn công Đồ Bàn chém ba vạn thủ cấp. Quân nhà Trần cũng tiếp tục đem quân tấn công. Vua Duệ Tông nhà Trần vì hữu dõng vô mưu mà bỏ mạng tại Đồ Bàn. Duệ Tông là ông vua Việt duy nhất chết ở chiến trường và chết ngoài biên giới quốc gia (Champa thời ấy là một nước độc lập). Khi Tây Sơn nổi lên và phát triển vững mạnh. Nguyễn Nhạc đã chọn Đồ Bàn để làm nơi đóng đô, cho tu bổ sửa sang lại và đổi tên là thành Hoàng Đế. Kế đến Nguyễn Ánh giành lại vương quyền và cho phá hủy thành cũng như tất cả những di sản văn vật có liên quan đến nhà Tây Sơn. Lịch sử tương tàn cứ tiếp diễn mãi không thôi.

Xem tiếp...

Nhà thơ Hữu Loan

Huu_loan_2
 MÀU TÍM HOA SIM

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Xem tiếp...

Tháp cổ Bình Sơn & Chùa Vĩnh Khánh

Thanh Binh Son
Tháp cổ Bình Sơn, Vĩnh Phúc

Tháp Bình Sơn (tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then) là một ngôi tháp cổ nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc thôn Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn huyện Lập Thạch (nay là huyện Sông Lô), tỉnh Vĩnh Phúc. Tháp Bình Sơn cùng với tháp Phổ Minh (chùa Phổ Minh, Nam Định), tháp Bảo Thắng (chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh) và tháp Trúc Lâm Tam Tổ (chùa Yên Tử) là những ngôi tháp cổ đến nay còn khá nguyên vẹn được xây từ thời Lý-Trần (khoảng thế kỷ 13 - 14).
Tháp Bình Sơn là ngọn tháp đất nung cao 16,5m; tháp hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn; cạnh tầng dưới cùng là 4,45 mét; cạnh tầng thứ 11 là 1,55 mét. Ruột tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân tháp lên ngọn; chung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m, phủ kín thân tháp; trước đây tháp có thể có 13 tầng nhưng nay chỉ còn 11 tầng.

Xem tiếp...

Tháp cổ Vĩnh Hưng & Vương Quốc Phù Nam

thap Vinh_hung.1
1-Tháp cổ Vĩnh Hưng

Tháp cổ Vĩnh Hưng (tháp Trà Long, tháp Lục Hiền) nằm trên một gò đất cao 0,5m, thuộc ấp Trung Hưng, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu; cách Tp.Bạc Liêu khoảng 24km; đây là ngôi tháp cổ duy nhất còn lại tại đồng bằng sông Cửu Long.
Tháp được xây dựng với cấu trúc khá đơn giản trên mảnh đất rộng, chân tháp hình chữ nhật, rộng 5,6m, dài 6,9m và cao khoảng 8,2m. Mặt cửa tháp chếch về hướng Tây; phía trong tháp là một phòng có nền hình chữ nhật, tường dầy đứng thẳng, nóc cao uốn thành vòm, với một cửa chính. Trên tháp hoàn toàn không có các phù điêu, không có cửa giả và cũng không thấy nóc.

Xem tiếp...

Tháp cổ Bình Thạnh

Thap_Binh_Thanh.1
1-Tháp cổ Bình Thạnh
Tháp cổ Bình Thạnh là một trong số 2 ngôi tháp cổ còn sót lại ở Tây Ninh; tháp nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; gần cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.

Xem tiếp...

Rêu phong lá mái

reu-phong-la-mai

"Tiếng đồn Bình Định tốt nhà"
(ca dao).

Một lần tình cờ nhìn thấy bảng thống kê nhà lá mái trên địa bàn huyện của Phòng Văn hóa – Thông tin Tây Sơn, tôi thật sự ngỡ ngàng, ấn tượng, và mừng! Chỉ riêng ở thị trấn Phú Phong và ba xã: Bình Nghi, Tây Bình, Tây Giang hiện còn tới 94 ngôi nhà lá mái. Con số này cứ nhảy múa lấp loáng trong đầu, thôi thúc tôi tìm về quê hương Tây Sơn tam kiệt. Để được thỏa thích ngắm nhìn, chạm tay lên những dáng nét xưa cũ bền bỉ trường tồn cùng mưa nắng, tháng năm; để hiểu vì sao vùng đất này lại giàu có về di sản nhà lá mái đến vậy...

Xem tiếp...

Tháp Bánh Ít, nơi phải đến một lần trong đời ...

Năm 2012 các kiến trúc sư Anh quốc xuất bản cuốn sách có tựa là "1001 công trình kiến trúc bạn phải thăm trước khi chết ". Các kiến trúc trên được tuyển chọn từ các công trình thời cổ đại, trung đại và hiện đại. Nước ta có 4 công trình kiến trúc được chọn, trong đó tháp Bánh Ít là công trình thời cổ đại duy nhất được chọn. Thế là từ nay dân BĐ có thể thỏa lòng (trước khi nhắm mắt) là ít ra mình cũng đã đến một nơi cần phải đến. Tuy rằng các công trình trên được chọn lọc bởi các chuyên gia có uy tín trong ngành kiến trúc, khảo cổ, văn hóa... nhưng nhiều người sau khi thăm cũng có chút băn khoăn " không biết có nhầm không? "
thap-banh-it
Photo : Nguyễn Trí Minh
Cách Quy Nhơn khoảng 20km, khách xuôi ngược trên con đường cái quan sẽ trông thấy ngôi tháp Chăm nổi bật trên ngọn một núi đất khá cao (177m) ở hướng đông. Gần điểm giao của QL 19 và QL 1 có một đường rẽ dẫn vào khu tháp cổ. Đi khoảng 1 km theo con dốc là thấy cổng khu di tích ngay đỉnh dốc. Trong thư mục cổ, tháp được ghi chép là Thổ sơn cổ tháp (tháp cổ trên ngọn núi đất). Ngoài ra tháp còn có tên địa phương là tháp Thị Thiện, tháp Bạt, tháp Bánh Ít. Tên gọi phổ biến nhất là tháp Bánh Ít nhưng được giải thích khá khiên cưỡng là do giống chiếc bánh ít. Người nước ngoài thì gọi tháp bằng cái tên rất ấn tượng: Tháp bạc (Silver Tower), tên này có giả thiết cho là do dịch nhầm với từ bạt của tháp Bạt.

Xem tiếp...

Ngọt ngào lời quê xứ nẫu

Phú Yên

Gềnh Đá đĩa- Phú Yên

Không biết từ bao giờ người Phú Yên – cũng như người Bình Định − được gọi là "dân xứ nẫu". "Nẫu" là một đại từ xưng hô thông dụng của người Phú Yên không chỉ có mặt trong lời ăn tiếng nói hằng ngày mà còn đi vào những câu ca dao mộc mạc, hồn nhiên trên cả một vùng đất yên bình Nam Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên). Cách gọi "dân xứ nẫu" này có thể đối với ai đó là một cách gọi xách mé, có ý chê bai, nhưng đối với chúng tôi, đó là một cách gọi chính xác, không thể chối cãi, và nhất là không có gì đáng để tự ti mặc cảm, nếu như chúng ta đứng từ góc độ ngôn ngữ và biết được phần nào cội nguồn của nó.

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Nguyễn Trí Dũng
Số bài viết:
3

Đăng Nhập / Đăng Xuất