Trên chuyến bay chuyển tiếp từ Baltimore đi Orlando vừa qua tôi tình cờ đi chung với một phái đoàn cựu chiến binh Mỹ tham quan Washington D.C về. Họ đã được các hành khách đi cùng chào đón,hoan hô nồng hậu. Nhất là khi khoảng 10 vị đi trên xe lăn xuất hiện, tất cả mọi người đứng lên vỗ tay hoan hô chào mừng, mọi việc đều xuất phát từ trái tim, sự biết ơn và cảm tình nồng ấm của người dân dành cho những người đã từng một thời vào sinh ra tử nơi chiến trường để phục vụ đất nước.
Tuy nhiên lịch sử Mỹ không phải lúc nào cũng đối xử công bằng với những chiến binh từ trận tuyến trở về, cụ thể là những chiến binh trở về từ chiến trường Vn. Thay vì được chào đón long trọng với những cuộc diễn hành, những bài diễn văn cám ơn, họ đã được đón tiếp với sự thờ ơ, lạnh nhạt, ngay cả với thái độ thù địch của một số người. Họ trở về với một nước Mỹ đầy phân hóa, bọn truyền thông cánh tả đã thao túng truyền thông với những phóng viên thích ngồi ở những quán ăn sang trọng SG viết bài hơn là từ thực tế chiến trường. Họ phải đối mặt với sự tẩy chay, phản đối của bọn phản chiến, gọi họ là những kẻ giết trẻ em( baby killers). Giới văn nghệ sĩ cũng cho việc chống đối chiến tranh Vn là một mode thời thượng, điển hình là cô ca sĩ dân ca Joan Baez và cô đào Jane Fonda. Jane Fonda đã đâm sau lưng chiến sĩ khi sang Hà Nội năm 1972 cười nói, diễn trò khỉ, khi trên chiến trường lính Mỹ vẫn hy sinh và đổ máu ngày đêm, cũng vì vậy mọi người chế diễu đặt cho bà danh hiệu Hanoi Jane.
Trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật Qui Nhơn được ngân sách Mỹ tài trợ, xây cất rất qui mô và tân kỳ. Hai trường nằm gần nhau tại Khu Sáu, sát bờ biển, khoảng giữa đường từ phố Gia Long đến Ghềnh Ráng, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử an nghỉ giấc ngàn thu. Qua khỏi Ghềnh Ráng là làng Qui Hòa, làng dành riêng cho người mắc bệnh cùi. Ở đó có nhiều bà "xơ" hy sinh một đời, tận tụy chăm sóc cho bệnh nhân.
Lúc bấy giờ, 1962, thành phố Qui Nhơn hãy còn tiêu điều xơ xác. Ngay con đường chính Gia Long, chạy dài từ Núi Một (Ga xe lửa) đến bến cảng hãy còn nhiều ngôi nhà vô chủ, đổ nát hoang tàn trong chiến tranh chưa có ai dọn dẹp. Đường Lê Lợi chạy từ trung tâm phố thẳng ra biển còn rất nhiều nhà tranh, vách lá.
Hình như ai đến đây cũng đều giấu đi thân phận và cảm xúc của mình, tôi cũng vậy. Buổi sáng từ 7 đến 8 giờ đoàn xe bus đi gom mọi người cao tuổi ở rải rác quanh vùng chở đến đây và 1 giờ trưa chở về, vì từ 1 giờ trưa đến 6 giờ chiều còn một ca sinh hoạt khác.
Ở Mỹ này có nhiều chuyện ngộ: có nhà giữ trẻ và cũng có nhà giữ người già, mỗi tuần từ thứ hai đến thứ sáu. Thứ bảy và chủ nhật họ ở nhà một mình hoặc có phước có phần ở chung với cháu con!
Tôi nghỉ hưu gần một năm nay, từ Pennsylvania về New Jersey để được gần con cháu. Mấy đứa nhỏ thấy tôi buồn nên xin cho tôi vào đây để gặp gỡ đồng hương cao niên cho vui. Nhưng sau vài tuần tôi muốn “cáo lão qui điền” vì ở đây... chán quá. Ngày nào cũng y chang như vậy: sáng vô điểm danh, ký tên, ngồi vô bàn của mình ăn sáng, rồi tập thể dục nửa tiếng, rồi chơi đá banh thùng, thảy vòng vịt, chơi bingo, nói chuyện dưới đất trên trời... Khoảng 10 giờ đến 10 giờ rưỡi được cho uống sữa, uống juice, ăn kem..rồi chờ ăn trưa, rồi xếp hàng ra xe bus về nhà.
Nhưng đằng sau ông, vấn đề vẫn chưa xong. Người khen ông rất nhiều. Kẻ chê ông cũng lắm. Dù khen hay chê, mọi người đều phải công nhận tài năng âm nhạc của ông. Cái đó đã hẳn. Không bàn ở đây. Vấn đề đang tranh cãi được đặt ra ở đây: Trịnh Công Sơn chỉ là nạn nhân đi giữa hai lằn đạn? Như ông Trịnh Cung và một số người đã nêu.
Người viết bài này có dịp gần gũi và sống chung với Trịnh Công Sơn một thời gian, từ năm 1962 đến 1967, nên biết được đôi điều về cuộc đời thường của nhạc sĩ họ Trịnh này. Nhân ngày ông qua đời, một số thân hữu yêu cầu tôi viết lại những kỷ niệm vui buồn với người quá cố để anh em hiểu thêm về một thiên tài âm nhạc.
Du ký " Nam Kỳ lục tỉnh " , một mình một ngựa sắt Honda wave alpha 100cc , lang thang rong ruổi qua các tỉnh thành ở đồng bằng sông Cửu Long , đang trên chặng cuối cùng để . . .tiến về Sài Gòn ! Bài số 15 , cũng là bài kết thúc chuyến ngang dọc miền Tây lần này . Hành trình Mỹ Tho - Gò Công - Sài Gòn.
Đi qua đất Ba Tri , ghé kính viếng các bậc tiền bối Võ Trường Toản , Phan Thanh Giản , Nguyễn Đình Chiểu mà mình suýt có lỗi với một người mà chính người này đã cho chúng ta biết đến địa danh của vùng đất cuối tỉnh Bến Tre , giáp Biển Đông , giữa hai cửa sông Ba Lai và Hàm Luông : Ông già Ba Tri .
Đây là câu chuyện có thiệt . Ông Thái Hữu Kiểm , gốc từ Quảng Ngãi , gia đình lập nghiệp tại Ba Tri đã nhiều đời . Ông Kiểm dựng chợ Trong , bây giờ là chợ Ba Tri , cạnh rạch Ba Tri , giúp cho bà con có chỗ làm ăn buôn bán . Sau đó có tên Xã Hạc ở chợ Ngoài làm trò ngang ngược là đắp đập ngăn chặn , ghe thuyền từ sông Hàm Luông không vào chợ Trong được !
Kiện lên phủ Huyện thì bị xử thua với lập luận : " Mỗi làng đều có quyền đắp đập trong địa phận làng mình " , nghe rất giống lập luận của các quan tham nhũng Việt Nam ngày nay !
Quê quán tôi Phan rang, Ninh Thuận. Nghe, bạn bảo, ờ " nắng như phang, gió như rang"chớ gì. Thì đó, bởi do nhiều người nhất là các văn nghệ sĩ bổn xứ thường vẫn thích đưa vào cụm tính từ đằng sau tên quê quán của mình. Hình như người ta thích như vậy lắm. Người ta thích định danh, định tính (tôi muốn nói tính chất chứ không phải chỉ tên họ) một cách dễ dãi như vậy.
Du ký " Nam Kỳ lục tỉnh " , một mình một ngựa sắt Honda wave alpha 100cc trên hành trình " Thiên lý độc hành " lang thang một vòng qua các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long . Bài số 13 . Trà Vinh và đường về Bến Tre . Trà Vinh là nơi chung sống hòa bình của nhiều dân tộc , trong đó nổi bật là nhóm người Kinh , người Khmer và người Hoa . Năm 1991 tỉnh Cửu Long được tách thành hai tỉnh : Vĩnh Long và Trà Vinh .
Thành phố này cách Sài Gòn 140km về hướng nam tây nam , nằm bên con rạch Long Bình , chảy thêm 5km nữa là đổ vào sông Cổ Chiên , một nhánh của sông Tiền Giang . Cũng giống như Sóc Trăng , người Khmer sinh sống ở Trà Vinh cũng rất đông . Cư dân Khmer chiếm một phần ba dân số trong tỉnh . Ở Nam Bộ ta có thể gặp người Hoa khắp nơi , họ là chủ quán ăn , chủ tiệm tạp hóa . . . Nhưng ta ít thấy người Khmer , mặc dù người Khmer là đa số áp đảo , vì người Khmer không thích phô trương , chỉ sống khép kín trong các phum , sóc xa những . . . chốn lao xao !