Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • NhaGiuXe1200
  • hinhCu 1200
  • CD4 1200
  • DaiThinhDuong1200

Hai Ngôi Chùa Hương

Việt Nam có hai quần thể mang tên chùa Hương Tích, một ở Miền Trung và một ở Miền Bắc. Đường lên chùa, cả hai nơi, đều phải dùng thuyền ngược dòng suối và leo dốc vượt ngàn, mới đến được.

I - CHÙA HƯƠNG TÍCH Ở HÀ TĨNH

Trên dãy Hồng Lĩnh có 99 ngọn núi cao vút, cảnh trí đẹp đẽ và hùng vĩ, xứng đáng là “Hoan Châu Đệ Nhất Danh Lam.” Chùa Hương Tích còn gọi là chùa Tiên, nằm trên đỉnh Sư Tử núi Hương Tích, trong dãy Hồng Lĩnh, và thuộc địa phận xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa cách Hà Nội chừng 300 km về hướng Nam.

image001
H 1: Đường lên chùa Hương Tích, Hà Tĩnh. (Ảnh của Dongson.vmvn, 2010, vi.wikipedia)

Xem tiếp...

Những Bài Khảo Luận Đầu Tay - Đoạn II: Đào Duy Từ, Cuộc Đời Và Sự Nghiệp 1572 – 1634 (Nhâm Thân – 17/ 10/ Giáp Tuất)

(Bài thuyết trình nhân lễ giỗ lần thứ 340 của Lộc Khê Hầu ngày 17- 10- Giáp Dần tức ngày 30- 11- 1974 tổ chức tại sân Trường Trung học Đào Duy Từ, An Nhơn;  bổ chính ngày 12- 09- 2020 tại San Jose.)


image001
H 1: Chiêng trống gióng lên, Quan khách đứng nghiêm chỉnh, Ban Tổ Chức cử hành tế lễ.

I    -     GIA THẾ VÀ THÂN THẾ

Nha Úy Nội Tán Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ (陶 維 慈) nguyên quán làng Hoa Trai (華 斎 村) [1], xã Vân Trai (雲 斎 社), tổng Liên Trì (蓮 池 總), huyện Ngọc Sơn (玉 山 縣), phủ Tĩnh Gia (靜 嘉 府), trấn Thanh Hoa (清 花 鎭) [2]; sau là  thôn Sơn Thắng, xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia [3], tỉnh Thanh Hóa (清 化 省). Ông sinh năm Nhâm Thân tức năm 1572 đời Lê Anh Tông (1557 - 1573) trong thời Nam Bắc Triều và mất ngày 17/ 10/ Giáp Tuất tức năm 1634, hưởng thọ 63 tuổi ta.

Xem tiếp...

Đào Tấn, Con Người Và Tác Phẩm (1845-1907)

I   -   TIỂU SỬ

DaoTan001  
Chân dung Đào Tấn (Ảnh thờ tại từ đường làng Vinh Thạnh)

Ông nguyên có tên là Đào Đăng Tấn, vì tránh quốc húy bỏ chữ Đăng (登), nên gọi gọn Đào Tấn (陶  進). Ông sinh ngày 27 tháng 2 năm Ất Tỵ, tức ngày 3- 4- 1845, niên hiệu Thiệu Trị thứ 5. Quê quán tại làng Vinh Thạnh, tổng Thời Tú, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định; nay là thôn Vinh Thạnh 2, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Mất ngày ngày rằm tháng 7 năm Đinh Mùi (Thành Thái thứ 19) nhằm ngày 23 tháng 8 năm 1907, hưởng thọ 62 tuổi.

Xem tiếp...

Làng Tiến Sĩ

Từ quốc lộ 5 Hà Nội đi Hải Phòng, lần lượt qua các thị trấn Bần Yên Nhân, Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên, rồi vượt ranh giới sang tỉnh Hải Dương, xuyên qua huyện Cẩm Giàng để đến tỉnh lỵ. Dọc theo con đường ấy, trong địa phận Hải Dương về phía Nam, có con sông Đình Đào chảy vòng ra hướng Đông rồi quặt xuống Nam, phân ra một vùng đất có bốn mặt sông. Đó là huyện Đường An, thuộc phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương; gồm 10 tổng, chia ra 66 làng. Trong đó có làng Mộ Trạch, thuộc tổng Thì Cử. Sau năm 1945, thôn Mộ Trạch thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Sau năm 1975, sáp nhập hai huyện Cẩm Giàng và Bình Giang thành huyện Cẩm Bình, hai tỉnh Hải  Dương và Hưng Yên hợp thành tỉnh Hải Hưng. Ngày 6 tháng 11 năm 1996 lại tách tỉnh, tách huyện, thôn Mộ Trạch thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Mộ Trạch cách Hà Nội khoảng 50 km, và cách thành phố Hải Dương về phía Tây Nam khoảng 30 km.

LangTienSi image001
H 1: Đường vào làng Mộ Trạch từ cổng phía Bắc. (Nguồn: Facebook.com/MoTrach)

Xem tiếp...

Trận Rạch Gầm Xoài Mút

TienGiang RGXM
H 1: Sông Tiền, đoạn Rạch Gầm - Xoài Mút (Ảnh: vi.wikipedia.org)

Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đem quân đi đường thủy, vào cửa Cần Giờ, ngược dòng sông Lòng Tảo tiến vào Gia Định. Bên Bắc ngạn có Tư khấu Nguyễn Văn Kim dẫn đầu, phía Nam ngạn do Đô đốc Lê Văn Kế chỉ huy. Nguyễn Ánh và Châu Văn Tiếp dốc toàn lực chống đỡ, dùng kế hỏa công, bổng gió Đông Bắc nổi lên, khiến ngọn lửa quay ngược lại, thiêu rụi cả hạm đội của Nguyễn vương [1], nên bị thảm bại. Nguyễn Ánh cùng tướng Nguyễn Kim Phẩm và vài kẻ thân tín kéo tàn quân chừng 100 người chạy xuống Ba Giồng (Định Tường). Còn Châu Văn Tiếp, men theo đường núi chạy qua Cao Miên, rồi đến Xiêm La cầu viện. Lấy được Gia Định, quân Tây Sơn vào đóng ở Sài Côn [2].

Xem tiếp...

Các Trường Trung Học Và Cao Đẳng Ở Tỉnh Bình Định Trong Thời VNCH

 Phần A
LỜI MỞ ĐẦU

Khi viết đề tài này, chúng tôi gặp hai trở ngại lớn:

- Thứ nhất, tài liệu viết về các ngôi trường rất hiếm;

- Thứ hai, tất cả văn kiện từ tháng 4 năm 1975 về trước, được lưu trữ tại các trường, đều bị thất lạc.

Ngày nay, chúng tôi chỉ có vỏn vẹn tập sách “Ai Có Về Qui Nhơn” của Trần Đình Thái, do Tủ Sách Đẹp Quê Hương xuất bản, tại Sài Gòn, vào năm 1973. Một tài liệu biên soạn đầy khả tín vì căn cứ vào các văn kiện được lưu trữ, và tác giả còn đến tận nơi để khảo sát, phỏng vấn. Có thể nói, đây là quyển Địa phương chí của tỉnh nhà thời ấy, sách dày 150 trang, với kích cỡ 20 x 14 cm. Tuy nhiên, mục dành cho học hiệu lại quá sơ lược, chỉ có 10 trang (từ trang 55 đến 64) viết về 12 trường Trung học trong thị xã Qui Nhơn, được chia ra như sau:

Xem tiếp...

Cuộc khổ nạn của Lưu hiển Ba

Luu_hien_Ba
Liu Xiaobo in mid-2000s | Photo by Liu Xia
Nguồn: Perry Link, “The Passion of Liu Xiaobo,” The New York Review of Books, July 13, 2017.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng & Tram Nguyen

Cuối những năm 1960, Mao Trạch Đông, người cầm lái vĩ đại của Trung Quốc, đã khuyến khích trẻ em và thanh thiếu niên phê đấu thầy cô và bố mẹ mình, đả đảo “ngưu quỷ xà thần,” và “làm cách mạng.” Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc đóng cửa trường học ở Trung Quốc. Trong những thập niên sau đó, nhiều người đã lên án việc tước bỏ giáo dục của cả một thế hệ.

Lưu Hiểu Ba, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2010, người bị kết án 11 năm tù vì “kích động lật đổ” chính phủ Trung Quốc vừa qua đời hôm thứ Năm, đã thể hiện một con đường khác. Ông Lưu, sinh năm 1955, mới 11 tuổi khi các trường học đóng cửa, nhưng ông vẫn tiếp tục đọc sách, ở bất cứ đâu ông tìm được. Không có giáo viên dạy ông biết cách chính phủ muốn ông nghĩ về cái mình đọc, ông bắt đầu tự mình suy nghĩ—và ông thích điều đó. Mao vô tình đã dạy cho ông một bài học đi ngược lại chính mục đích của Mao là biến trẻ em thành “hồng tiểu binh.”

Xem tiếp...

hồi đó mày ở đâu ?

hoa-la

Chiều 26 tháng 4 năm 75, tôi còn giờ thực tập cuối cùng trong phòng lab Đại học Khoa học Sài Gòn. Tan buổi học, Cường, thằng bạn học rủ xem xi nê ở rạp Văn Hoa (*) gần đó. Rạp có máy lạnh làm dịu đi cái nóng tháng tư, rơi vào giấc ngủ chập chờn... Phim gì chẳng nhớ, chỉ nhớ đã đứng lên chào cờ. Đó là lần cuối...

Vãn phim, Cường ngập ngừng :

Mày đi không?”
Đi đâu? Có quen ai đâu mà cho mình đi
Thôi mày về nhà tao, kiếm cái gì uống, rồi tính..., Cường nói

Xem tiếp...

Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây

truong-song Dong_1
Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây - ai đã từng đi cung đường này

1- Đường Trường Sơn Đông
Ngày 5/9/2005 đã xây dựng thêm tuyến đường nằm giữa QL 1A và Đường HCM gọi là Đường Trường Sơn Đông có điểm xuất phát tại TT Thạnh Mỹ - Quảng Nam và kết thúc tại cầu Suối Vàng (Đà Lạt). Đường TSĐ dài khoảng 700km chạy qua 18 huyện thuộc các tỉnh miền núi : Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Đăk Lăk và Lâm Đồng. Phần lớn tuyến đường được nâng cấp từ các đường có sẵn; có 1 đường lưỡng dụng - có thể đáp máy bay -; 2 hầm xuyên núi ở Hiệp Hòa (Quảng Nam) và Yang Mao (Đăk Lăk).
yang_nam
Con đường này đã thông xe từ Quảng Nam đến Đăk Lăk; hiện còn 2 điểm khó nhất tại tỉnh Đăk Lăk đang thi công là đường qua VQG Chư Yang Sin và đường hầm xuyên núi tại xã Yang Mao, huyện Krông Bông, Đăk Lăk,
lam_dong
Đoạn đi qua các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk) và Lâm Đồng con đường uốn lượn xuyên các cánh rừng thông rất đẹp.
Đường Trường Sơn Đông qua tỉnh Lâm Đồng dài khoảng 93km, hiện đang thi công đoạn 40km từ Đam Rông đến xã Đưng K'Nớ (Lạc Dương ); tuyến đường từ cầu Suối Vàng (Đà Lạt) qua Cổng Trời, Lán Tranh đến Đưng K'Nớ đã thông xe từ năm 2016; toàn tuyến có thể được thông xe trong năm nay (2017).

Xem tiếp...

Về sông Lô-nhớ nhạc sĩ Văn Cao

song_Lo_1
Về Thanh Thủy - thượng nguồn sông Lô - nhớ cố nhạc sĩ Văn Cao
Sông Lô bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đến ngã ba Việt Trì (còn gọi là ngã ba Hạc, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), sông Lô đổ vào sông Hồng.

Sông Lô chảy ở Việt Nam dài 277 km , là một trong 5 con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy).
Sông Lô có hai phụ lưu lớn là sông Chảy, hợp lưu tại thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ và Sông Gâm, đổ vào sông Lô ở Khe Lau, tỉnh Tuyên Quang.
Ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ khác là sông Phó Đáy, hợp lưu gần Việt Trì và sông Con, hợp lưu tại thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang.
Cửa khẩu Thanh Thủy, nơi bắt đầu sông Lô của Việt Nam; có cột mốc 261-2; trên đường từ Hà Nội đến TX Hà Giang (cách HG 20km) có nghĩa trang Vị Xuyên; nơi an táng 1700 liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến năm 1979. Ở đầu nguồn sông Lô, dòng nước chậm chạp chảy vào lãnh thổ Việt Nam vì ở bên kia, Trung Quốc cho xây thủy điện; mùa mưa nước cũng chẳng lớn; câu ca xưa nay đã không còn đúng nữa :
song_Lo_3
Việt Bắc có con sông Lô
Mùa mưa ngập bến, mùa khô cạn dòng

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Trần Đình Sơn
Số bài viết:
1
Nhiều Tác Giả
Số bài viết:
8
Đào Đức Chương
Số bài viết:
17
Nguyễn Thanh Quang
Số bài viết:
3
Đặng Đức Bích
Số bài viết:
4
Nguyễn Trí Dũng
Số bài viết:
8