Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • NhaGiuXe1200
  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200

Chùa Ông Nhiêu - Hồi sinh một di tích

Hơn 1 thế kỷ (từ 1471 – 1611) vùng đất Bình Định là miền biên viễn của Đại Việt, có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với quá trình người Việt định cư lập làng sinh sống và hình thành các đô thị cổ, hầu hết các di tích ấy đã bị chiến tranh và thời gian làm mai một. Rất may, có một di tích xác định sự ra đời đô thị Quy Nhơn hiện còn, đã được xếp hạng và đang hồi sinh: Di tích chùa Ông Nhiêu (tức đền Quan Thánh).


Chùa Ông Nhiêu năm 1966

Chùa Ông  Nhiêu thuộc thôn Vĩnh Khánh, tổng Tuy Hà, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn (ngày nay thuộc phường Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn). Thôn Vĩnh Khánh là một làng cổ lâu đời của thành phố Quy Nhơn. Không có tài liệu nào nói về năm ra đời và quá trình phát triển của thôn Vĩnh Khánh, nhưng di vật còn lại cổ xưa nhất của thôn Vĩnh Khánh là chiếc Khánh của chùa Long Khánh làm năm Kỷ Mùi (1739). Từ thôn Vĩnh Khánh đã thành lập nên làng hai làng Chánh Thành và Cẩm Thượng, cư dân thành phố Quy Nhơn được khởi đầu từ đó.  

Xem tiếp...

Nhong nhong nhong, ngựa ông đã về…

“Nhong nhong nhong, ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn”.

“Ông” đã ra đi từ lâu, lâu lắm rồi, địa danh Bồ Đề chỉ còn là tiếng vọng trong ký ức của người dân địa phương. Nhưng từ câu đồng dao trên, non năm trăm năm qua, hình ảnh ông vẫn lưu truyền trong dân gian vùng Bắc Bình Định. Ông là bậc khai quốc công thần của nhà Nguyễn Gia Miêu* thời quốc sơ: Khám Lý phủ Quy Nhơn, Cống Quận Công Trần Đức Hòa.


Văn kiện của Bộ Lại triều Lê (1564) đời Lê Anh tông cấp cho con trưởng Dương Đàm Hầu Trần Ngọc Phân là Trần Đức Hòa được tập ấm chức Hoằng tín đại phu.

Xem tiếp...

Nước Mặn - Nơi Phôi Thai Chữ Quốc Ngữ

Anh Nguyễn Thanh Quang (năm 1974-1976: Học sinh trường Kỹ thuật Quy Nhơn, năm 1976-1977: Học sinh trường cấp 3 Quang Trung; tiền thân là trường Cường Để, Quy Nhơn) hiện đang công tác tại Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Định, đã đồng ý cho cuongde.org đăng lại Bài khảo cứu giá trị "Nước mặn - Nơi phôi thai chữ Quốc Ngữ" của anh. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Tiến trình hình thành chữ Quốc ngữ ở Việt Nam từ khi khởi thảo đến khi hoàn tất khoảng hai thế kỷ. Dựa vào những tư liệu hiện có, người ta đã chia ra làm 4 thời kỳ: phôi thai, hình thành, phát triển và hoàn tất. Thế nhưng, ai là người đi tiên phong sáng tạo ra chữ Quốc ngữ? Và nơi sơ khởi, phôi thai của chữ Quốc ngữ diễn ra ở đâu? Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Phải chăng Nước Mặn là nơi bắt đầu, điểm khởi nguyên công việc sáng chế chữ Quốc ngữ?


Nước Mặn là tên gọi của một phố thị cảng sông nằm bên đầm Thị Nại của phủ Qui Nhơn vào thế kỷ XVII-XVIII. Nơi đây thuyền buôn phương Tây và các nước Đông-Nam Á thường xuyên ra vào buôn bán. Nước Mặn cũng là nơi đóng bản doanh của giáo đoàn các tu sĩ Dòng Tên ở xứ Đàng Trong vào đầu thế kỷ XVII. Cảng thị Nước Mặn xưa kia bao gồm các thôn: An Hoà, Lương Quang thuộc xã Phước Quang và thôn Kim Xuyên thuộc xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định ngày nay.

Xem tiếp...