Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • hinhCu 1200
  • NhaGiuXe1200
  • CD4 1200
  • DaiThinhDuong1200

Sông Côn Mùa Lũ - Chương 95

Dù đô đốc Tuyết đã nhắc đi nhắc lại rằng vua Quang Trung không hề giận dữ khi nghe tin quân Bắc Hà đã rút lui về Ba Dội, Ngô Văn Sở vẫn hoang mang e ngại khi phải ra mắt nhà vua. Quan đại tư mã chùng chình chờ đủ mặt nội hầu Phan Văn Lân và thị lang Ngô Thì Nhậm mới chịu cùng đến gặp Nguyễn Huệ. Nhà vua không chờ cả ba yên vị, đã cau mặt trách:

- "Các ngươi đem thân đi theo việc binh, đã lên ngôi tướng súy, ta đã giao cho tất cả mười một tuyên, lại cho tùy nghi làm việc. Giặc đến chưa đánh trận nào, mới nghe thấy tiếng đã ù chạy. Binh pháp nói rằng: "Quân thua thì chém tướng". Tội các ngươi đáng chết một vạn lần mới xứng" (1)

Xem tiếp...

Thế đứng bấp bênh của nhà văn

Nguồn: Giai Phẩm Tây Sơn, trường Trung học Tư Thục Tây Sơn, Qui Nhơn, Bình Định(*)

Nhà văn, ông đứng ở đâu?

Câu hỏi đơn sơ nhưng có thể đã làm cho nhiều người cầm bút kinh ngạc. Đặt câu hỏi như vậy là đã dám nghi ngờ phẩm giá của nhà văn rồi. Nhiều người đã giật mình gắt gỏng: Hỏi gì kỳ vậy? Không thấy sao? Ta đứng ở đằng trước, ở đằng trước đám đông.

Nầy đây, đám người sống chui rúc trong một khoảng trời nhỏ hẹp tối tăm, thức dậy theo mặt trời, chảy mồ hôi cho những miếng ăn và ngủ dài theo bóng tối. Họ có đâu biết thế nào là lễ nghĩa đạo đức. Phải cho họ hiểu lẽ cương thường, tôn ti trật tự. Họ đâu có biết uyên nguyên của đời sống. Từ hỗn mang, thái cực hiện ra như một chân lý độc nhất, nguyên thủy. Rồi thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng...

Xem tiếp...

Đất Và Nước

Nguồn: Bách Khoa, số 346, 1/6/1971.

Đây chỉ là sự pha trộn thực tại và tưởng tượng. Xin đừng đặt vấn đề.

Nắng đổ xuống hai dãy phố xô lệch và bụi bặm. Xe cộ nối đuôi, ì ạch gầm gừ tiến lên vài tấc rồi phanh khựng lại. Mấy chiếc Honda lách ngang lách dọc, mon men tiến về phía trước, nhưng đành chịu thua trước đám đông ù lì, làm ngơ. Người đổ xô ra đường, ngơ ngác, dò hỏi... Cửa tiệm vàng khép vội hai cánh cửa sắt, chủ nhân đứng trong thế phòng vệ. Bụi và khói xăng mù, khét, khó thở. Tiếng họ hục hặc và tiếng xe rồ ga sợ tắt máy dang dở. Tiếng còi đục và nghẹn hú vang, nhưng xe cộ vẫn mắc nghẽn.

Xem tiếp...

Giếng Ước

Nguồn: từ tập truyện ngắn Xuôi dòng, nhà xuất bản Văn Nghệ, Hoa Kỳ, 1987

Hiệu phở buổi sáng thứ tư vắng vẻ hơn những hôm khác. Tôi chọn cái bàn ở góc phòng, nơi có thể nhìn được qua lớp cửa kính những người khách sắp tới. Người bồi bàn bỏ quầy tính tiền đến hỏi:

- Cần thứ gì đây ?

Giọng anh ta cố làm ra thân mật tự nhiên, như hai người bạn đã thân từ lâu nói chuyện với nhau. Anh ta trạc tuổi tôi, khuôn mặt trắng trẻo, để ria mép, đôi mắt biết cười. Tôi đáp:

- Tôi còn chờ một người bạn nữa. Cho tôi một tách cà phê sữa nóng trước đi!

Xem tiếp...

Thư sông Đà

Nguồn: từ tập truyện ngắn Xuôi dòng, nhà xuất bản Văn Nghệ, Hoa Kỳ, 1987

Chị,

Em viết bức thư này cho chị, một đêm trăng mờ trên sông Đà. Em phải kê giấy trên ván thuyền để viết, mà viết trong lúc cảm động, nếu chứ khó đọc, xin chị cũng tha lỗi cho.

Chị có nhớ không, hai câu đầu trong lá thư Dũng viết cho bà giáo Thảo ở phần kết cuốn Đoạn Tuyệt ? Hồi đó hai đứa mình quá thích hai câu này, và cả hai đều không hiểu vì sao mình thích. Chị thì bảo tại cái ánh trăng sông Đà. Em thì bảo tại hình ảnh kê giấy lên ván thuyền để viết lá thư về sau khiến Loan “đi trong mưa gió mà quên cảmưa ướt gió lạnh”. Có điều cả chị lẫn em đều biết mà không dám nói ra, là hai cô bé thời bấy giờ đều âm thầm mơ ước một “chàng Dũng” cho mình, của mình.

Xem tiếp...

Ngày về không nắng

Cơm nước xong, không khí trong nhà đột nhiên căng thẳng khác thường. Mọi người đều thấy bứt rứt, tuy ai ai cũng cố gắng chứng tỏ mình bình tĩnh, hơn thế nữa, thản nhiên, bất cần. Bà mẹ ngồi bệt trên mặt nền đã bóc mất lớp gạch hoa, bỏm bẻm nhai trầu như mọi bữa. Cô em gái rửa chén ở dưới bếp mải suy nghĩ làm vỡ mất cái dĩa sứ độc nhất còn lại. Đứa cháu lẻn ra sân trước chơi không ngủ trưa mà không bị bà nội la rầy. Còn chàng thì dụi hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, cổ khô, uống liên tiếp nhiều ngụm nước trà vẫn không dằn được cơn ho. Mẹ chàng lo lắng hỏi:

 

Xem tiếp...

Trinh Vương, Một Kỷ Niệm Đẹp

Nguồn: Đặc san Mừng 333 Năm Thành Lập và 75 Năm Cải Tổ Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn

Trong cuộc đời đi dạy của tôi, thời gian bảy năm dạy tại trường Trung Học Trinh Vương (do quý Soeur Dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn quản trị) đã cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp nhất.

Đó là khoảng thời gian từ 1966 đến 1974. Tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1963, sau hai năm dạy học tại trường Đồng Khánh đã xin đổi về Qui Nhơn, dạy học tại trường Cường Để cho gần gia đình. Thời bấy giờ, ngoài Cường Để và Nữ Trung Học là hai trường phổ thông công lập Qui Nhơn còn có các trường Trung học tư thục như Bồ Đề, Nhân Thảo, Tây Sơn, La San và Trinh Vương. Giống như trường Nữ Trung Học, Trinh Vương chỉ thu nhận các nữ học sinh, và do quý Soeur Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn quản trị

Xem tiếp...

Hai con đường vào đời, vào thơ

Nguồn: http://nguyenmonggiac.info

Trong một bài tạp ghi viết cách đây khá lâu, tôi có ghi nhận mối duyên nợ thắm thiết giữa nhà thơ và nhà chùa. Hầu hết các nhà sư đều thích đọc thơ, làm thơ, in thơ. Hầu hết các nhà thơ, ngược lại, đều có quan hệ thắm thiết với nhà chùa, nhất là vào những lúc nhà thơ gặp cảnh hoạn nạn. Cũng lạ. Tôn giáo nào cũng tuyên xưng lòng thương yêu. Chùa chiền, giáo đường, thánh thất... luôn luôn mở cửa chào đón những kẻ khốn cùng, những người bất hạnh. Một nhà thơ đau khổ cũng tuyệt vọng, xót xa như bất cứ ai, nhiều khi người biết làm thơ ít đau khổ hơn những người không biết làm thơ, vì nhà thơ có thể chia bớt nỗi đau cho chữ nghĩa. Ðau mà khóc được thì mau vơi hơn nỗi đau thầm. Nhưng khi tìm một nơi an trú, hình như các nhà thơ lại có những cách lựa chọn khác hơn người thường.

Xem tiếp...

Nguyễn Hiến Lê trong đời tôi

Nguyen Hien Le

Văn Học Nghệ Thuật, số 8 & 9, tháng 12/85 & 1/86

 

Một sáng chủ nhật cuối năm 1984, có dịp ghé lại một hiệu sách ở quận Cam, giở tờ báo Đời số Xuân Ất Sửu tôi mới biết tin nhà văn Nguyễn Hiến Lê vừa qua đời tại Việt Nam hôm 22 tháng 12 năm 1984.

Tin đó khiến tôi lặng người bàng hoàng!

Xem tiếp...

Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung - Phần 1: Bước đầu của tên du ca

(Nỗi Băn Khoăn Của Kim Dung, tiểu luận, Nguyễn Mộng Giác, nhà xuất bản Văn Mới, Sài Gòn 1972)

Gạt bỏ tất cả mọi thành kiến tự tôn, ta thấy phải công nhận tiểu thuyết Kim Dung ảnh hưởng lớn lao đến nếp sống tinh thần người Việt hiện nay. Tạo được đam mê cho đám đông đâu phải dễ dàng. Với máu trước mắt và lửa sau lưng, con người có thể dẫn mình vào những hành động bất cần không suy tính. Nhưng khi khói súng nhạt và hào khí hạ xuống, tàn lụi như lửa rơm, người ta chỉ còn lại nỗi chán chường thụ động.
 

Xem tiếp...