Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200
  • hinhCu 1200

Chùa xưa


chua-xua-

Có những ngôi chùa xưa chỉ còn tồn tại trong sử sách hay thơ văn vì đã bị giặc ngoại xâm hủy hoại, thiên tai tàn phá hay chịu sự đổi thay theo lẽ vô thường. Một trong những cổ tự có số phận như thế là chùa Đọi đã được ghi tả qua bài thơ Đường luật dưới đây của Nguyễn Khuyến:

" Già yếu xa xôi bấy đến nay,
Làng chơi loáng thoáng lại buồn thay!
Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá,
Sư cụ nằm chung với khói mây.
Dặm thế ngõ đâu tầng trúc ấy,
Thuyền ai khách đợi bến dâu đây.
Chuông trưa vẳng tiếng người không biết,
Trâu thả sườn non ngũ gốc cây".

Xem tiếp...

Bài học khôn của thằng Bờm

bai-hoc-cua-bom


1.Thằng Bờm là bài ca dao gần gũi với tâm hồn trẻ em nông thôn Việt Nam. Chúng tôi đã thuộc lòng bài thơ dân gian này khi còn học lớp Hai tại một trường làng ở quê hương miền Trung. Cuối năm 2009 vừa qua, đọc báo Văn Hóa Phật Giáo, chúng tôi gặp lại câu chuyện trao đổi cái quạt mo của Bờm qua bài viết Thằng Bờm trong tâm thức của người dân quê Việt Nam của tác giả Võ Văn Lân.

Xem tiếp...

Hạnh phúc và mùa xuân của Bạch Vân cư sĩ

hanh-phuc-mua-xuan-Bachvan-cusi


Trong tập san Văn Hóa Phật Giáo số 95, ra ngày 15/12/09, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã mở đầu bài viết Tản mạn về tiếng Việt bằng cách trích dẫn bài thơ vịnh cảnh nhàn của Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bình Khiêm:

"Một mai một cuốc một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào,
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao,

Thu ăn măng trúc đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao,
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao".

Xem tiếp...

5 trong một

vietbang
Học trường Quốc Học-Huế từ năm 1956 đến năm 1959, tôi được may mắn thụ giáo nhiều vị thầy giàu kiến thức và đức hạnh. Qua hình ảnh quý thầy, tôi yêu nghề dạy học và thi vào Đại học Sư phạm để trở thành thầy giáo dạy Việt văn ở trung học và đại học. Sống và làm việc nhiều năm trong ngành sư phạm, tôi luôn luôn thao thức với câu hỏi: Một nhà giáo mẫu mực, đúng tiêu chuẩn phải hội đủ những phẩm chất gì? Gần đây, khi đã đến tuổi hưu trí, qua một lần nói chuyện nghề nghiệp với một cựu giáo chức Quốc Học là anh Nguyễn Đức Đồng, tôi đã nhận ra cái "sơ đồ" phác thảo cho mình cái chân dung nhà giáo: Như năm ngón tay trên một bàn tay, có năm mẫu người cùng tồn tại trong một nhà mô phạm là học giả,tu sĩ, lực sĩ, nghệ sĩ và cảnh sát viên.

Xem tiếp...

Kiếp Sau Xin Chớ Làm Người

Nho sĩ – thi sĩ Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858 ) xuất hiện một cách khá đặc sắc và độc đáo trên văn đàn Việt Nam. Tác giả là con người hành động, được gọi tên là nhà thơ của chí nam nhi. Qua ba giai đoạn của cuộc đời là hàn vi, xuất chính và hồi hưu, nhà thi sĩ đã sống đúng lẽ xuất xử của nho gia để hoàn thành chương trình hành động – lý tưởng sống nhập thế tích cực của một kẻ sĩ. Thế nhưng, vào một giây phút nào đó ở cuối đời, Nguyễn Công Trứ không muốn làm người mà chỉ muốn làm cây thông ở kiếp sau :

"Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Giữa trời vách đá cheo leo,
Ai mà chịu rét thì trèo với thông."

Xem tiếp...

Về Chiếc Lá Diêu Bông Ấy

Theo lời tự thuật của Hoàng Cầm thì năm lên 8 tác giả đã "phải lòng" chị Vinh là một cô gái xinh đẹp lớn hơn nhà thơ 8 tuổi. Năm Hoàng Cầm 12 tuổi, chị Vinh đi lấy chồng và đã gieo vào đất tâm của nhà thi sĩ một hạt giống đau thương. Nhà thơ ấp ủ, nuôi dưỡng cái mầm thương đau ấy suốt một phần tư thế kỷ cho đến một đêm mất ngủ - khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã thành công và Hoàng Cầm đang làm văn, viết báo ở Hà Nội - cái hạt giống đau thương ấy phát triển thành cây xanh và đơm bông kết trái : bài thơ Lá diêu bông ra đời.

Ở đầu bài thơ, ngôn ngữ của chị Vinh thật là cao kỳ :

" Chị bảo : đứa nào tìm được Lá diêu bông
từ nay ta gọi là chồng."

Xem tiếp...

Suy Nghĩ Từ Một Vụ Án

Vụ án nói đến ở đây là trọng án giết người cướp của (1) do Lê Văn Luyện (LVL) gây ra vào rạng sáng ngày 24 tháng 8 tại tiệm vàng Ngọc Bích ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, gây thương tích trầm trọng cho người con đầu 9 tuổi và đã cướp đi sinh mạng của người cha, người mẹ cùng đứa con út 18 tháng tuổi. Mấy ngày qua, vụ án đã làm chấn động lương tâm của nhiều người thuộc mọi thành phần trong xã hội. Vì tính chất nghiêm trọng của vụ án, cả ngành công an đã phối hợp với lực lượng biên phòng để khẩn trương tìm cách phá án và chỉ trong một thời gian ngắn chưa đầy một tuần, chánh phạm và một số tòng phạm đã bị truy bắt vào cuối tháng 8 năm 2011. Theo luật nhân quả khách quan không trừ một ai, người gieo gió sẽ gặt bão, kẻ làm ác phải đền tội , phải nhận lãnh sự trừng phạt nghiêm khắc và thích đáng của pháp luật. Vụ án này sớm hay muộn rồi cũng kết thúc, những xúc động ban đầu sẽ lắng xuống, nhưng vẫn còn đó bao điều trăn trở.

Xem tiếp...

Nghệ Thuật Dùng Từ Của Nguyễn Du

Nghệ thuật, nói một cách ngắn gọn, là chọn lựa và sắp xếp. Hoàn thành tuyệt tác Truyện Kiều, ngoài việc chọn lựa và sắp xếp các tình tiết, thi hào Nguyễn Du còn có ý thức chọn lựa từ ngữ một cách tinh xác, sắp xếp từ ngữ một cách hòa hợp, để lại cho hậu thế bài học sinh động về nghệ thuật dùng từ mà chúng ta có thể lãnh hội qua việc tìm hiểu một số trường hợp tiêu biểu dưới đây.

1.
Thông thường, khi nói hay viết, chúng ta có thể tìm được một từ có nghĩa thích ứng để thể hiện một tình ý nào đó. Nhưng cũng có trường hợp nhiều từ đã lần lượt xuất hiện nhưng chúng ta vẫn chưa tìm được từ chính xác để diễn đạt đúng điều muốn nói. Trong trường hợp này, vấn đề tìm kiếm và chọn lựa từ ngữ được đặt ra và nhà văn, nhà thơ có thực tài sẽ chọn được một từ tinh xác là từ không thể thay thế bằng bất kỳ từ nào khác. Dưới đây là một dẫn chứng về nghệ thuật dùng từ tinh xác của tác giả Truyện Kiều.

Xem tiếp...

Một Bài Học Lịch Sử Còn Để Lại Dấu Tích Văn Chương

1.
Vào đầu thế kỷ XV, ngụy tạo danh nghĩa diệt Hồ phù Trần, nhà Minh sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân đánh chiếm nước ta. Một giai đoạn đen tối của lịch sử dân tộc bắt đầu từ đây và đã được danh nhân văn hóa thế giới là Nguyễn Trãi ghi tả bằng ngôn ngữ văn chương :"Quân cường Minh đã thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ".(1)

Thấy rõ bộ mặt giả dối, gian ác của kẻ thù và bè lũ Việt gian, con cháu nhà Trần khởi binh đánh giặc cứu dân, cứu nước. Không còn tin tưởng ở năng lực lãnh đạo của Giản Định Đế Trần Quỹ, vị tướng văn võ toàn tài Đặng Dung phò Trần Quý Khoách lập căn cứ ở Nghệ An, lấy niên hiệu là Trần Trùng Quang. Năm 1413, bị tướng nhà Minh là Trương Phụ đuổi đánh, Quý Khoách phải chạy vào Hóa Châu, rồi cử mưu sĩ là Nguyễn Biểu đến trại tướng Tàu ở Nghệ An để xin hòa và cầu phong.

Xem tiếp...