Nhìn Lại
- Chi tiết
- Thứ ba, 10 Tháng 8 2010 15:12
- Thầy Phan Bá Trác
- Lượt xem: 3104
Những tôi đã về Qui Nhơn, không thắc mắc dodự. Nơi đây là quê hương tôi.anh em, bạn bè, và đồng bào ruột thịt trong những năm kháng chiến. Bắt đầu từ năm 1954, cái gì cũng như bắt đầu đào tạo xây dựng trở lại trên những đổ nát hoang tàn. Tôi được đi học đến nơi là nhờ sự hy sinh lớn lao của cha mẹ. Vẫn đến năm 1962, người các nơi dến tràn ngập các thành phố Bình Định để buôn bán, làm quan chức lớn nhỏ. Người Bình Định hầu hết bám vào đất đai sống đời vất vả cơ cực. Tôi về dạy học tại trường Cường Đễ từ năm 1962 đến năm 1973, đúng 11 năm và đạt được thành quả rất cao. Trước hết, học sinh và phụ huynh ở Bình Định và Quy Nhơn ý thức tầm quan trọng của giáo dục. Những năm kháng chiến, sự học rất khó khăn, nhất là bậc trung học; học sinh phải đốt đèn đi học ban đêm ở những nhà tranh vách đất thôn quê, thiếu sách vở, thiếu giáo sư, và phập phồng lo sợ máy bay Pháp pháo kích. Giáo dục sau năm 1954 ở Bình Định giống như đất tiếp nhận mưa sau thời gian dài nắng hạn. Phụ huynh có lòng tự tin và tự trọng, không muốn để con cái họ khi ra đời phải thua sút người khác, nên đã hy sinh tất cả để cho con cái họ được học hành đến nơi đến chốn. Học sinh cũng ý thức như vậy.