Cảm nghĩ về bài: "Lẩn thẩn mấy bản nhạc Tây..."
- Chi tiết
- Thứ hai, 21 Tháng 12 2009 19:50
- Thầy Vương Quốc Tấn
- Lượt xem: 6344
LTS: Thầy Vương Quốc Tấn, dạy Lý-Hóa ở Cường Để Quy Nhơn vào những năm 1960-1970. Thầy được nhiều thế hệ học sinh kính mến và ngưỡng mộ ở tài năng sư phạm và kiến thức âm nhạc uyên bác. Nay đã vui thú điền viên nhưng thầy thường quan tâm tới các hoạt động văn nghệ của học trò. Nay thầy có bài viết về Âm nhạc, lần đầu tiên gởi lên cuongde.org, Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
1. Về bản Concierto de Aranjuez: Số concerto viết cho guitar không nhiều, và bản Cd’A (Concierto de Aranjuez) là hay và dễ nghe nên rất được phổ biến. Vậy mà nghệ sĩ guitar Việt
Cảm nhận của KXH về mỗi đoạn nhạc là phù hợp với nhiều người, nhưng khi đọc được chi tiết về nỗi vô vọng do mất con, thì mới rõ tại sao đoạn 2 buồn đến thế và dài đến thế. Thông thường, đoạn 2 ngắn hơn. Thí dụ hai bản Concerto kinh điển cho violin:
1.Cung Ré trưởng, Op.61 của Beethoven, thời lượng phân bố cho mỗi đoạn là 21-9-9 phút;
2.Cung Mi thứ, Op. 64 của Mendelssohn là 11-7-6 phút,
Vậy mà bản Cd’A của J.Rodringo là 6-10-6 phút. Đoạn 2 quả thật là buồn và kéo dài. Vì bè đệm hay quá, lấn lướt tiếng guitar do đó người nghe thường không kiên nhẫn để nghe hết đoạn, thường nhảy qua nghe đoạn 3. Có một điều lý thú là trong đọan 2, ở phút thứ 8, ta nghe một khúc cadenza, vậy là không theo khuôn mẫu của một bản concerto, lẽ ra cadenza phải ở trong đoạn 1 (Bản Concerto số 1, viết cho piano của Tchaikovsky cũng có đặc điểm là bè đệm hay quá làm chìm đi tiếng Piano). Người nghe phải biết quên đi phần đệm, chỉ “chiết ra” phần guitar để nghe, mới thấm thía cái tinh tế của bản nhạc.