Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

Ở Hoa Kỳ có Lễ Tạ Ơn, gọi là Thanksgiving. Ngày ấy, theo lệ sum họp gia đình, hàn huyên ăn uống. Trong bữa tiệc, luôn luôn có món gà tây.


H 1: Khu phố Tàu ở San Francisco. (Ảnh chụp ngày 25- 11- 1993)

Nguyên ngày 16- 9- 1602, con tàu Mayflower rời cảng Plymouth (nước Anh), vượt Đại Tây Dương, sang Tân Thế Giới (Mỹ Châu), mang theo 102 người Anh gồm: 50 đàn ông, 20 đàn bà và 32 trẻ em. Những thuyền nhân này, muốn định cư ở vùng đất chưa thuộc về nước nào để được duy trì ngôn ngữ, phong tục của họ. Và nhất là được tín ngưỡng theo giáo phái Pilgrim mà Anh hoàng, lúc bấy giờ, bất ngờ cấm đoán gắt gao. Ngoài ra, họ còn hy vọng ở vùng đất mới sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong thời Việt Nam Cộng Hòa (1954 - 1975), tỉnh Bình Định có đủ sáu hệ thống trường trung học: Công lập (gồm Phổ thông, Kỹ thuật, Chuyên nghiệp) Tỉnh hạt, Văn hóa Quân đội, Bán công, Nghĩa thục, Tư thục cùng hoạt động, khiến cho nền giáo dục tỉnh nhà càng ngày càng đa dạng và phong phú.

Công lập là trường của Bộ Quốc Gia Giáo Dục thiết lập và đài thọ hoàn toàn từ nhân sự, phòng ốc đến lương bỗng. Giáo sư do bộ bổ nhiệm, gồm bốn thành phần: chánh ngạch, khế ước, lương khoán, tư nhân dạy giờ. Ba thành phần trước, số giờ dạy được quy định, dạy các lớp Đệ Nhất cấp (lớp 6, 7, 8, 9) thì 18 giờ/ tuần, các lớp Đệ Nhị cấp (lớp 10, 11, 12) là 16 giờ/ tuần, nếu dạy quá số giờ ấn định sẽ được tính trả giờ phụ. Giáo sư tư nhân, dạy giờ nào tính tiền giờ ấy, số giờ không hạn định. Trường công lập, tiêu biểu có Trung Học Cường Để Qui Nhơn (phổ thông), Trung Học Kỹ Thuật Qui Nhơn (kỹ thuật), trường Sư Phạm Qui Nhơn (chuyên nghiệp). Ngoài ra còn có trường Sư Phạm Thực Hành, vừa luyện tay nghề cho giáo sinh (chuyên nghiệp), vừa dạy chương trình tiểu học cho học sinh (phổ thông).

Trung Học Cường Để, nằm trên đường Cường Để, gần Tòa Tỉnh, phía Sân bay (Phi trường Qui Nhơn). Một trường Công lập Đệ Nhị cấp có tuổi đời cao nhất và lớn nhất của tỉnh Bình Định (65 lớp). Để kỷ niệm đúng 60 năm Trung Học Cường Để ra đời (1955 - 2015), chúng tôi xin được ghi lại lai lịch, và những sự kiện quan trọng của Trường trong 20 niên khóa (1955 - 1975) sống với đời.

Tôi ở tù ra, phải đi kinh tế mới ở huyện Bình Long tỉnh Sông Bé, rồi bỏ về Sài Gòn sinh sống. Quãng đời thầm lặng, mượn tiếng chim, màu hoa khuây khỏa nỗi buồn:

Sân nhỏ, mảng trời, mấy khóm hoa
Lai rai bạn nhớ đến chơi nhà
Mười hai năm ở âm thầm đó
Hỏi đất Sài Thành có trách ta.
(Việt Thao – Lòng Khách)

Dịp Tết, nhà thơ Hồng Tâm, một đồng hương ở huyện Phù Mỹ đến thăm. Anh trịnh trọng đặt cuộn giấy trên bàn rồi chậm rải trải ra. Mắt tôi hoa lên. Bức tranh thủy mạc, đường cong sông núi? Không! Vẽ hoa? Cũng không! Ồ, chữ viết, viết ở dạng đặc biệt. Viết như vẽ. Đúng thế. Vẽ chữ, gọi là thư họa (Shu hua).

Tôi đã đọc qua vài tài liệu về thư pháp, đã xem nét viết chữ Việt của Đông Hồ. Nhưng lần này, tôi ngây ngất trước bức hoành phi này.

VuHoi image001
H 1: Lần đầu thấy thư họa Vũ Hối.

Nguồn: Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn 2016.

Đặc San Trường Cường Để và Nữ Trung Học Qui Nhơn, Phần I, giới thiệu 8 số niên san, từ năm 1998 - 2005. Phần II, giới thiệu tiếp 7 số từ 2006 - 2012. Phần III, kỳ này, lẽ ra phải đợi đến năm 2020, để có 7 số từ 2013 - 2020, mới cân xứng với hai phần trước. Nhưng năm 2015 không phát hành, và đến năm 2016 này, Ban Tổ Chức qua 19 năm hoạt động, thành phần nhân sự mỗi ngày một cao tuổi... Chính Lá Thư Tòa Soạn của Đặc San, vào năm 1913, nơi trang 11, cũng đã nhìn nhận: “Chúng ta không thiếu những tấm lòng, chúng ta không ngại ‘chiến đấu’ và vượt qua những tất bật áo cơm của cuộc sống để chia xẻ, để gánh vác, tuy nhiên không ai trong chúng ta cầm giữ được nhịp bước của thời gian và tuổi tác cùng sức khỏe luôn là những lực cản khó vượt qua, khó cưỡng chống. Thực tế này đã buộc những người có trách nhiệm điều hành tổ chức phải suy nghĩ.” Vì thế, lần “tựu trường” năm nay, cố gắng tổ chức thật bài bản “Một Lần Cho Mãi Mãi” để khắc sâu vào ký ức của chúng ta. Có thể nói, lần Tổ Chức Đại Hội này phải to lớn hơn, đông đảo hơn mọi lần. Và tập Đặc San số 18 phải mang ý nghĩa là tập kỷ yếu của 19 năm nhìn lại sự hoạt động của Gia Đình Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn. Rồi sau đó, có lẽ không còn giữ lệ hằng năm nữa, mà tùy theo hoàn cảnh và sức lực. Bởi vậy, bài “Đặc San Trường Cường Để và Nữ Trung Học Qui Nhơn, Phần III” cũng vội vã lên đường cùng với Đại Hội 2016, giới thiệu nốt những Đặc San Trường Cường Để và Nữ Trung Học Qui Nhơn còn sót lại.

Bờ biển tỉnh Bình Định có chiều dài 134 km, nếu tính cả hệ số quanh co là 148 km. Dọc theo đoạn bờ biển ấy, từ Bắc xuống Nam có ba đầm lớn: đầm Trà Ổ ở huyện Phù Mỹ, có khúc sông Châu Trúc thông ra biển bằng cửa Hà Ra; đầm Nước Ngọt nằm giữa hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát, với con ngòi thông ra biển bằng cửa Đề Gi. Còn đầm Thị Nại [1] ở phía Đông Nam của tỉnh, trải dài từ cực Bắc huyện Tuy Phước đến thành phố Qui Nhơn. Đầm này không những lớn nhất tỉnh mà còn có tầm quan trọng bậc nhất về mặt lịch sử, địa lý, phong thủy, quân sự, kinh tế, thắng cảnh... nên ca dao miền này có câu:

Bình Định có hòn Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có Cù lao Xanh.

image001 Custom
H 1: Bản đồ do Trung Tâm Kỷ Thuật, Dịch vụ Địa Chánh xuất bản tháng 7 năm 2003.

Mùa hè năm 2013, trong dịp Đại Hội Liên Trường Qui Nhơn tại Little Saigon, quận Cam, nhà văn Nguyễn Thế Đại, ở Utah, trao cho tôi bản thảo tác phẩm Dạo Quanh Vườn Thơ Đường. Đây là một bộ sách phối hợp giữa nghiên cứu và phê bình văn học, dịch thuật, khảo luận, sưu tập tài liệu và tranh ảnh minh họa, mà Ông đã biên soạn công phu. Toàn tập dày 479 trang, trên khổ giấy 8.5" x 11", gồm 5 phần:

- Sự xuất hiện Đường thi trong lịch sử thi ca của Tàu (14 trang)

- Văn chương chữ Nho của Việt Nam (9 trang)

- Quan hệ văn chương giữa thơ Đường và thơ, văn của của Việt Nam (33 trang)

- Dạo quanh vườn thơ Đường (365 trang)

- Phụ lục và Mục lục (48 trang).

Nguồn: Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn 2013

Tám năm qua (1998- 2005), tám lần "tựu trường" và phát hành Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, tại thành phố Houston vào tháng 6 hằng năm, đã đề cập trong Phần Một.

Giờ đây, năm 2006, khởi đầu cho Phần Hai, trong "Lời Chào Thứ Chín" của Đặc San, Tòa Soạn đã viết: "Thật vui mừng và cảm động, đoạn đường chúng tôi đi không chỉ một mình, bàn tay chúng tôi rụt rè đưa ra đã có nhiều người nắm lấy, đóm lửa chúng tôi vụng về đốt lên đã có nhiều người tiếp thêm hơi nóng nhiệt tình và từ những khối óc, những trái tim của Thầy Trò Cường Để - Nữ Trung Học ở khắp địa cầu gọi lại, chúng ta đã cùng nhau bước được những bước dài trong nỗ lực gợi nhắc kỷ niệm, gìn giữ truyền thống, kết chặt tình thân ái, chia xẻ những buồn vui gian khó và dốc lòng đào tạo những thế hệ trong tương lai." Với tín hiệu tốt đẹp ấy, tiếp sức cho tờ Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, không những tiến bước vững chắc đến số 15 và còn mãi mãi về sau.

IX - ĐẶC SAN CƯỜNG ĐỂ & NỮ TRUNG HỌC, NĂM 2006


H 9: Hình bìa Đặc San 2006

Nguồn: Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn 2012

Ngày 22 tháng 2 năm 1998, hơn Sáu Mươi cựu học sinh Cường Để họp mặt tại thành phố Houston, tiểu bang Texas. Buổi "tựu trường" lần đầu tiên của Gia Đình Trung Học Cường Để trên xứ người, không đông nhưng đủ mặt cựu học sinh các niên khóa. "Tha hương ngộ cố tri", tưởng chừng như ngày tựu trường Cường Để lần đầu tiên tại Qui Nhơn của 43 năm về trước. Ngày khai giảng niên khóa 1955- 1956, Trường chỉ vỏn vẹn 8 lớp, gồm: 3 Thất, 2 Lục, 2 Ngũ, 1 Tứ. Và, lần tựu trường đầu tiên ấy, cũng không đông nhưng đủ các lớp Đệ Nhất Cấp.

Những niên khóa sau, Trường Trung Học Cường Để trường thành nhanh chóng, sĩ số càng ngày càng tăng, từ 8 lớp phát triển dần thành 65 lớp. Thì giờ đây, trên bước đường tỵ nạn, Gia Đình Cựu Học Sinh Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, hằng năm, vào tháng 6, rủ nhau về Houston "tựu trường", càng ngày càng đông.

Song song với 15 lần "tựu trường" trên xứ người, 15 tập Đặc San, những đứa con tinh thần của Gia Đình Cựu Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, được phát hành và góp mặt với dòng Văn Học Việt Nam Hải Ngoại.

I - ĐẶC SAN CƯỜNG ĐỂ & NỮ TRUNG HỌC, NĂM 1998


H 1: Hình bìa Đặc San 1998.

Thân kính tặng các bạn

“Tiễn Bạn Ra Đi” [1] thắm thiết lòng
Lời thơ Nữ sĩ sáng và trong
Hành trình cảm họa đôi vần đáp,
Gửi gấp quê nhà kẻo Chị mong.


H 1: Nữ sĩ Hoa Phương (Jan 1993), phu nhân của Nhà văn Lam Giang.

Nửa đêm về đến quê nhà,
Đèn chong giường bệnh mẹ già mê man.
Nếp nhăn khuôn mặt võ vàng,
Tóc sương bung rối mơ màng mắt sâu.
Cơn ho run rẩy nát nhầu,
Nặng nề hơi thở chìm sâu căn phòng...
*

Đăng Nhập / Đăng Xuất