Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200
  • hinhCu 1200

Với San Jose Giáp Bốn Mùa

San Jose, được mệnh danh là Thung Lũng Hoa Vàng, cứ đến mùa xuân hoa cải vàng đua nhau nở rộ trên các sườn đồi và những bãi đất hoang. San Joes còn có tên là Thung Lũng Điện Tử vì nơi đây quy tụ nhiều hãng xưởng lớn về Điện tử và Computer. Gọi là thung lũng vì San Jose được bao bọc bởi đồi núi và địa hình thấp dần về hướng trung tâm thành phố, tạo thành một lòng chảo. Ban  đêm, thành phố lên đèn, nếu đứng ở sườn đồi nhìn xuống San Jose như một cái chảo khổng lồ rực sáng trời sao.

Vì thế San Jose, có khí hậu miền núi, ngày nóng đêm lạnh, có thể tạm nói bốn mùa thu gọn trong một ngày: buổi sáng là mùa xuân, đến trưa là mùa hè, về chiều chuyển sang mùa thu, và đêm khuya là mùa đông.

image001
San Jose có diện tích 181,4 mi².
     image003
Vào Xuân ở Thung Lũng Hoa Vàng. (Ảnh: Lê Hân

Xem tiếp...

Duyên Tri Ngộ - Đoạn 1: Gặp Mộng Bình Sơn

Tôi bỏ vùng kinh tế mới ở Bình Long, về Sài Gòn sinh sống. Trong thời gian này, tôi suy nghĩ mãi, chẵng lẽ mình chịu chết già để rồi mục nát với cỏ cây hay sao? Món nợ “Cơm cha, Áo mẹ, Chữ thầy,” quên hết hay sao. Bài thơ Quê Tôi viết năm 1960, lúc tôi học ở Huế (1960), vẫn còn đó:

Tôi lớn lên trong vườn khoai ruộng thóc
Đọt rau bùi, trái chín ngọt tình thương...
Nhờ hai buổi trường làng, tôi biết đọc
Luyện tay mềm, tôi viết chữ  “Quê Hương.”

        (Trích Quê Tôi, đoạn 8)

Cho dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã, không còn cầm phấn trên bục giảng, tôi phải cầm bút tô điểm cho Quê Hương. Đề tài đầu tiên tôi viết trong thời kỳ này là “Thổ Âm Và Thổ Ngữ Bình Định” và đang biên soạn đề tài “Thể Thơ Đường Luật.” Hai đề tài đó hợp với hoàn cảnh biên soạn của tôi lúc ấy, là không có tài liệu tham khảo. Vốn liếng về thổ âm và thổ ngữ Bình Định, tôi đã góp nhặt vào trí nhớ trong 12 năm dạy học tại quê nhà thường tiếp xúc dân chúng vùng An Nhơn và Tuy Phước; lúc tù “cải tạo” ở K 18 (Kim Sơn, Bình Định) hằng ngày gần gũi với đồng hương khắp tỉnh cùng cảnh ngộ. Còn với thể thơ Đường luật, kiến thức đã có sẵn trong đầu bởi những năm tháng dạy môn Quốc văn, mỗi lần bình giảng một bài thơ luật Đường của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,… tôi thường đề cập đến 10 luật cấm của thơ này; nào Luật Bằng trắc, Niêm, Vận, Đối, Khổ độc, Diễn đề, Phạm đề, Nhất khí, Trùng chữ, Trùng ý, và Kết cấu. Vâng, với tôi, các đề tài này không cần tài liệu, vẫn có thể tạm viết được, rồi chờ dịp tham khảo tài liệu sẽ bổ sung để được phong phú hơn.

Xem tiếp...

Giới Thiệu Tác Phẩm "Bình Định Chuyện Xưa, Tuy Viễn Dấu Cũ"

Trong Email của Phan Tường Nghị gửi ngày 2 tháng 6 năm 2020, có đoạn: “Vì là tập sách đầu tay của em, nên xin phép Thầy Chương, nếu Thầy thấy được, thảo cho đôi lời giới thiệu thì thật quý cho em. Em vô vàn cảm kích. Chắc là Thầy không nỡ từ chối.”

Qua điện thư phúc đáp, đề ngày 9 tháng 6 năm 2020, tôi có đoạn viết: “Em Nghị có nhã ý nhờ tôi viết Lời Giới Thiệu tác phẩm ‘Bình Định Chuyện Xưa - Tuy Viễn Dấu Cũ.’ Nhận thấy Em nhiệt tình với sự nghiệp, và đồng điệu với tôi trên lãnh vực biên khảo, nên tôi nhận lời; mặc dù hiện nay mắt của tôi có vấn đề, hiện đang chữa trị, việc đọc và viết gặp khó khăn khi nhìn vào màn ảnh trên computer.”        

BinhDinhChuyenXua900

Xem tiếp...

Thế Võ Phòng Thân

Ai đến Tuy Phước cũng biết câu hát của dân quê, về các phiên chợ trong phủ:

Chợ Huyện liệng Cây Gia,
Cây Gia xa chợ Mới,
Chợ Mới tới chợ Dinh,
Chợ Dinh rinh Bồ Đề,
Bồ Đề kề chợ Huyện. [1]

Phiên Huyện nhằm các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26 âm lịch; là phiên chợ lớn nhất của huyện nhà nhưng lại cách Phủ Mới (nay là thị trấn Tuy Phước) gần 4 cây số về phía Tây Bắc. Ngày phiên, không những dân trong vùng tập trung về mà còn đủ mặt dân buôn từ xa đến. Họ mua gom sản phẩm địa phương và bán hàng hóa ở nơi khác mang tới. Con đường Quốc lộ 1, từ phủ lỵ [2] đến chợ Huyện, người mua kẻ bán đi lại tấp nập, có cả những chàng trai dạo chơi tìm ý trung nhân, ca dao có câu:

Xem tiếp...

Trường hợp bài "Phong Kiều Dạ Bạc" của Trương Kế

Dọc theo các tỉnh duyên hải của nước Tàu, từ thủ đô Bắc Kinh (Bei Jing) theo đường xe lửa xuống phía Nam, ta sẽ lần lượt gặp Thiên Tân (Tian Jin) thành phố lớn hàng thứ 3 (sau Thượng Hải và Bắc Kinh), rồi đến Tế Nam  (Ji Nan) thủ phủ của tỉnh Sơn Đông (Shan Dong), xuống nữa sẽ gặp Nam Kinh (Nan Jing) thủ phủ của tỉnh Giang Tô (Jiang Su). Tại Nam Kinh, con đường chia làm hai, một ngả đi về phía Tây Nam đề sang   tỉnh An Huy (An Hui); ngả kia đi về hướng Đông Nam dẫn tới Tô Châu (Su Zhou), một   thành phố sông nước thuộc vùng Đông Bắc Thái Hồ (Tai Hu) và nằm ở cực Nam tỉnh Giang Tô. Vẫn theo con đường xe lửa ấy, đi thẳng về Đông chừng 150 cây số sẽ gặp Thượng Hải (Shang Hai) thành phố lớn nhất và đông dân nhất của Trung Hoa. Và nếu đi nữa, sẽ ngoặt về hướng Tây Nam để tới Hàng Châu (Hang Zhou) thủ phủ của tỉnh Chiết Giang (Zhe Jiang).

Xem tiếp...

Thu Buồn

Thu đến thu đi lá vàng lại bay
Xe hoa pháo cươí em về nhà ai
Ôm ấp kỹ niệm em đã quên hay còn nhớ
"Năm ngón thơ buồn đưńg ngóng ai"*
Nhìn lá vàng bay gợi nhiều nhung nhớ
Em đã xa rồi xa maĩ bỏ cả trời mơ
Nhặt cánh hoa rơi thương nhớ vô bờ.

Quang Châu Vinh
thu 2020

(*) Ý thơ cuả  nhà thơ Nguyen Sa.

Tạ Ơn Xứ Lạ Năm Đầu

Ở Hoa Kỳ có Lễ Tạ Ơn, gọi là Thanksgiving. Ngày ấy, theo lệ sum họp gia đình, hàn huyên ăn uống. Trong bữa tiệc, luôn luôn có món gà tây.


H 1: Khu phố Tàu ở San Francisco. (Ảnh chụp ngày 25- 11- 1993)

Nguyên ngày 16- 9- 1602, con tàu Mayflower rời cảng Plymouth (nước Anh), vượt Đại Tây Dương, sang Tân Thế Giới (Mỹ Châu), mang theo 102 người Anh gồm: 50 đàn ông, 20 đàn bà và 32 trẻ em. Những thuyền nhân này, muốn định cư ở vùng đất chưa thuộc về nước nào để được duy trì ngôn ngữ, phong tục của họ. Và nhất là được tín ngưỡng theo giáo phái Pilgrim mà Anh hoàng, lúc bấy giờ, bất ngờ cấm đoán gắt gao. Ngoài ra, họ còn hy vọng ở vùng đất mới sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Xem tiếp...

Trường Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trong thời Việt Nam Cộng Hòa (1954 - 1975), tỉnh Bình Định có đủ sáu hệ thống trường trung học: Công lập (gồm Phổ thông, Kỹ thuật, Chuyên nghiệp) Tỉnh hạt, Văn hóa Quân đội, Bán công, Nghĩa thục, Tư thục cùng hoạt động, khiến cho nền giáo dục tỉnh nhà càng ngày càng đa dạng và phong phú.

Công lập là trường của Bộ Quốc Gia Giáo Dục thiết lập và đài thọ hoàn toàn từ nhân sự, phòng ốc đến lương bỗng. Giáo sư do bộ bổ nhiệm, gồm bốn thành phần: chánh ngạch, khế ước, lương khoán, tư nhân dạy giờ. Ba thành phần trước, số giờ dạy được quy định, dạy các lớp Đệ Nhất cấp (lớp 6, 7, 8, 9) thì 18 giờ/ tuần, các lớp Đệ Nhị cấp (lớp 10, 11, 12) là 16 giờ/ tuần, nếu dạy quá số giờ ấn định sẽ được tính trả giờ phụ. Giáo sư tư nhân, dạy giờ nào tính tiền giờ ấy, số giờ không hạn định. Trường công lập, tiêu biểu có Trung Học Cường Để Qui Nhơn (phổ thông), Trung Học Kỹ Thuật Qui Nhơn (kỹ thuật), trường Sư Phạm Qui Nhơn (chuyên nghiệp). Ngoài ra còn có trường Sư Phạm Thực Hành, vừa luyện tay nghề cho giáo sinh (chuyên nghiệp), vừa dạy chương trình tiểu học cho học sinh (phổ thông).

Trung Học Cường Để, nằm trên đường Cường Để, gần Tòa Tỉnh, phía Sân bay (Phi trường Qui Nhơn). Một trường Công lập Đệ Nhị cấp có tuổi đời cao nhất và lớn nhất của tỉnh Bình Định (65 lớp). Để kỷ niệm đúng 60 năm Trung Học Cường Để ra đời (1955 - 2015), chúng tôi xin được ghi lại lai lịch, và những sự kiện quan trọng của Trường trong 20 niên khóa (1955 - 1975) sống với đời.

Xem tiếp...

Thư Họa Vũ Hối

Tôi ở tù ra, phải đi kinh tế mới ở huyện Bình Long tỉnh Sông Bé, rồi bỏ về Sài Gòn sinh sống. Quãng đời thầm lặng, mượn tiếng chim, màu hoa khuây khỏa nỗi buồn:

Sân nhỏ, mảng trời, mấy khóm hoa
Lai rai bạn nhớ đến chơi nhà
Mười hai năm ở âm thầm đó
Hỏi đất Sài Thành có trách ta.
(Việt Thao – Lòng Khách)

Dịp Tết, nhà thơ Hồng Tâm, một đồng hương ở huyện Phù Mỹ đến thăm. Anh trịnh trọng đặt cuộn giấy trên bàn rồi chậm rải trải ra. Mắt tôi hoa lên. Bức tranh thủy mạc, đường cong sông núi? Không! Vẽ hoa? Cũng không! Ồ, chữ viết, viết ở dạng đặc biệt. Viết như vẽ. Đúng thế. Vẽ chữ, gọi là thư họa (Shu hua).

Tôi đã đọc qua vài tài liệu về thư pháp, đã xem nét viết chữ Việt của Đông Hồ. Nhưng lần này, tôi ngây ngất trước bức hoành phi này.

VuHoi image001
H 1: Lần đầu thấy thư họa Vũ Hối.

Xem tiếp...

Người bạn Quy Nhơn

Gặp lại nhau bạn đã già mình cũng không còn trẻ
Năm mươi năm hội ngộ chia xẻ những buồn vui
Vận nước nổi trôi chúng mình đôi ngả
Kẻ tha phương người ở lại quê nhà
Nếm đắng cay tủi nhục rồi cũng qua
Nào ngờ đâu gặp lại nhau trên quê người xứ lạ
Tuổi tuy già nhưng tình bạn vẫn thiết tha
Người bạn Quy Nhơn quá nhiều kỷ niệm khó phai nhòa

Quảng Châu Vinh

(Riêng tặng Nghĩa, người bạn một thời ở Quy Nhơn sau 50 năm mới gặp lại)

Chuyên mục phụ

Thầy Nguyễn Mộng Giác
Số bài viết:
20
Thầy Hồ Sỹ Duy
Số bài viết:
14
Thầy Quang Châu Vinh
Số bài viết:
12
Cô Lê Thị Chân Tú
Số bài viết:
6
Thầy Phùng Văn Viễn
Số bài viết:
7
Thầy Trần Quốc Sủng
Số bài viết:
1
Thầy Dương Minh Ninh
Số bài viết:
1
Thầy Dương Văn Lộc
Số bài viết:
1
Thầy Hà Thúc Hoan
Số bài viết:
18
Thầy Lê Bá Tròn
Số bài viết:
10
Thầy Nguyễn Đăng Liên
Số bài viết:
2
Thầy Phan Bá Trác
Số bài viết:
1
Thầy Tô Minh Tâm
Số bài viết:
1
Thầy Tôn Thất Ngạc
Số bài viết:
2
Thầy Trần Nhất Hoan
Số bài viết:
1
Thầy Võ Hồng Phong
Số bài viết:
1
Thầy Vũ Phan Long
Số bài viết:
1
Thầy Vương Quốc Tấn
Số bài viết:
1
Thầy Đào Đức Chương
Số bài viết:
25
Thầy Lê Văn Ba
Số bài viết:
2
Cô Lê Thị Lĩnh Cơ
Số bài viết:
5
Cô Vương Thúy Nga
Số bài viết:
1
Thầy Nguyễn Hữu Ba
Số bài viết:
1
Thầy Châu văn Thuận
Số bài viết:
2