Huế Quê Tôi
- Chi tiết
- Thứ năm, 25 Tháng 2 2010 04:43
- Thầy Dương Văn Lộc
- Lượt xem: 2661
Từ An Cựu đi qua Đông Ba
Từ Gia Hội ngược lên Kim Long
Đi mô tôi cũng ngắm
Đi mô tôi cũng nhìn
LTS. Bài này đã đăng trên Đặc San CĐ-NTH, cuongde.org xin chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Mộng Giác đã cho phép đăng lại ở đây.
Năm 1995 lần đầu về thăm quê hương sau mười bốn năm xa cách, tôi hỏi các cháu trong nhà "Ông Tám Khùng bây giờ ra sao?". Các cháu tôi ngơ ngác, đứa này đưa mắt hỏi thầm đứa kia, không biết trả lời thế nào. Đứa lớn nhất đáp mơ hồ"Chắc ổng chết lâu rồi cậu".
Tim tôi đau thắt! Tám Khùng chết rồi! Nhưng tôi trấn tĩnh được ngay. Phải, nếu tính nhẩm tuổi đời của Tám Khùng thì chuyến về thăm Qui Nhơn lần này tôi không gặp Tám Khùng nữa, cũng phải. Ông ấy đã lớn tuổi, lại sống theo cách sống như thế, làm sao...
Tám Khùng (ảnh Đặng Ngọc Vân)
Tám Khùng và Nguyễn Trác Hiếu (1997)
Vì biết trước việc đi Mỹ với Dale sẽ không gặp khó khăn gì, vấn đề là thời gian mau hay chậm, nên Quỳnh Như vui vẻ ra Qui nhơn nhận việc. Nàng thấy mình may mắn. Mọi sự an bài để Quỳnh Như bước đến đâu là chiếu hoa trải đến đấy, mỏi chân thì gặp ngay ghế ngồi. Ra Qui nhơn, nàng đã có chỗ trọ chờ sẵn. Căn nhà bà Văn thuê ở ngay trước mặt ngôi trường nàng sắp tới dạy. Như có chuẩn bị trước, số mệnh dành phần ưu tiên cho Quỳnh Như.
"...Thuận đấy à? Mình nói chuyện thoải mái được không? Cô thì lúc nào cũng ậm ừ, nhưng mặc kệ, cuối năm anh phải điện thoại chúc Tết cô. Không điện thoại sớm, cô bận nghe những lời chúc khác văn chương hơn, bay bướm hơn, cô quên anh đi. Cười! Không thật thế à! Năm mới cô muốn anh chúc gì nào? Khang an thịnh vượng, già quá! Dồi dào sức khoẻ? Thừa! Cô thì lúc nào không dồi dào sức khoẻ, chẳng thế mà lúc nào cũng có hàng tá những anh tình nguyện chở các cháu đi học, đi shopping, đi ăn kem, đi cắm trại. Lại cười! Thôi, anh chỉ xin chúc cô một năm mới hoàn toàn như ý. Cho cô hoàn toàn tự do lựa chọn, muốn gì được nấy. Phần anh, cuối năm bận lu bù. Hết cuộc họp tất niên này đến cuộc họp tất niên khác. Anh mới đi ăn tất niên ở hội đồng hương về đây. À, có chuyện này anh kể cho cô nghe. Tính anh vẫn thế, ưa nói ngược. Bạn bè anh đua nhau tán tụng cái đất địa linh nhân kiệt, hãnh diện là người đồng hương của ông này bà nọ. Anh, anh bảo anh hãnh diện làm người đồng hương của Tám Khùng. Vâng, Tám Khùng, người điên nổi tiếng của thành phố Qui nhơn. Mọi người trố mắt nhìn anh. Cô biết anh giải thích sao không? Nhưng trước hết anh phải cho cô biết Tám Khùng là ai đã chứ. Hồi đó anh từ quê xuống Qui nhơn học. Thành phố sau chiến tranh chỉ là một bãi cát đầy dây kẽm gai và vài chục túp lều tranh trên bờ biển. Gia đình Tám Khùng đã ở đó rồi. Bọn học trò rắn mắt, trong đó có anh, ngoài cái thú tắm biển, đi xem phim Tarzan ở cái rạp xi- nê duy nhất Tân Châu, chỉ còn cái thú chọc ghẹo Tám Khùng. Mỗi lần bị chọc, Tám Khùng la khóc bai bải, luôn miệng chửi "Cha mày Xe, mẹ mày Bành", rồi chạy đi tìm một hòn đá, một miếng gạch...Ồ không, không phải để ném vào bọn anh đâu. Tám Khùng lấy đá gạch đập vào ngực mình, đập hết lực, miệng vẫn không thôi lải nhải "Cha mày Xe, mẹ mày Bành". "Xe, Bành" là tên cha mẹ của Tám Khùng, cô thấy có lạ không? Ông ấy oán trách cha mẹ đã sinh ra mình để mình phải khổ như thế chăng? Kẻ gây khổ cho ông ấy là bọn anh, nào phải cặp vợ chồng ngư phủ già ở xóm lưới! Tại sao ông ấy lại lấy đá tự đập vào ngực mình mà không ném cho vỡ đầu bọn anh? Khó hiểu chứ! Như ông ấy muốn bảo "lỗi tại tôi lỗi tại tôi mọi bề", quá lắm chỉ dám đổ lỗi cho cha mẹ. Ông ấy điên, nhưng có khác gì ông thánh.
Thăm bạn hiền, bước lên xe mất ví
Bên ghế ngồi, chợt thấy nữ sinh quen
Thơ như suối quên đường xa trưa tối
Vai dẫu gầy, đầu hãy tựa...thưa em !
LTS: Thầy Vương Quốc Tấn, dạy Lý-Hóa ở Cường Để Quy Nhơn vào những năm 1960-1970. Thầy được nhiều thế hệ học sinh kính mến và ngưỡng mộ ở tài năng sư phạm và kiến thức âm nhạc uyên bác. Nay đã vui thú điền viên nhưng thầy thường quan tâm tới các hoạt động văn nghệ của học trò. Nay thầy có bài viết về Âm nhạc, lần đầu tiên gởi lên cuongde.org, Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
1. Về bản Concierto de Aranjuez: Số concerto viết cho guitar không nhiều, và bản Cd’A (Concierto de Aranjuez) là hay và dễ nghe nên rất được phổ biến. Vậy mà nghệ sĩ guitar Việt
Cảm nhận của KXH về mỗi đoạn nhạc là phù hợp với nhiều người, nhưng khi đọc được chi tiết về nỗi vô vọng do mất con, thì mới rõ tại sao đoạn 2 buồn đến thế và dài đến thế. Thông thường, đoạn 2 ngắn hơn. Thí dụ hai bản Concerto kinh điển cho violin:
1.Cung Ré trưởng, Op.61 của Beethoven, thời lượng phân bố cho mỗi đoạn là 21-9-9 phút;
2.Cung Mi thứ, Op. 64 của Mendelssohn là 11-7-6 phút,
Vậy mà bản Cd’A của J.Rodringo là 6-10-6 phút. Đoạn 2 quả thật là buồn và kéo dài. Vì bè đệm hay quá, lấn lướt tiếng guitar do đó người nghe thường không kiên nhẫn để nghe hết đoạn, thường nhảy qua nghe đoạn 3. Có một điều lý thú là trong đọan 2, ở phút thứ 8, ta nghe một khúc cadenza, vậy là không theo khuôn mẫu của một bản concerto, lẽ ra cadenza phải ở trong đoạn 1 (Bản Concerto số 1, viết cho piano của Tchaikovsky cũng có đặc điểm là bè đệm hay quá làm chìm đi tiếng Piano). Người nghe phải biết quên đi phần đệm, chỉ “chiết ra” phần guitar để nghe, mới thấm thía cái tinh tế của bản nhạc.
LTS. Bài này đã đăng trên trang web của Đại Học Huế (thiếu phần chú thích). Cuongde.org xin chân thành cám ơn Thầy Hoan đã cho phép đăng lại ở đây.
Viện đại học Huế khai giảng khóa đầu tiên vào mùa thu năm 1957, đã mở ra một chân trời cao rộng cần thiết cho sự bay nhảy của những học sinh nghèo mà hiếu học ở Thừa Thiên - Huế và các tỉnh miền Trung. Tác giả bài này được đào tạo tại Đại học Huế trong bốn năm, sau đó là mười bốn năm làm giảng viên ở Đại học Sư phạm Huế. Nhân Lễ kỉ niệm năm mươi năm thành lập và phát triển Đại học Huế, chúng tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn trường xưa, tưởng nhớ thầy và bạn cũ, đồng thời trao đổi với các bạn đọc ngày nay một ít thông tin về thi cử, học tập, giảng dạy và nghiên cứu ở Đại học Huế trong những năm trước và sau ngày đất nước thống nhất.