Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200
  • hinhCu 1200

Đặc San Trường Cường Để Và Nữ Trung Học Qui Nhơn - Phần Ba (2013-2016)

Nguồn: Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn 2016.

Đặc San Trường Cường Để và Nữ Trung Học Qui Nhơn, Phần I, giới thiệu 8 số niên san, từ năm 1998 - 2005. Phần II, giới thiệu tiếp 7 số từ 2006 - 2012. Phần III, kỳ này, lẽ ra phải đợi đến năm 2020, để có 7 số từ 2013 - 2020, mới cân xứng với hai phần trước. Nhưng năm 2015 không phát hành, và đến năm 2016 này, Ban Tổ Chức qua 19 năm hoạt động, thành phần nhân sự mỗi ngày một cao tuổi... Chính Lá Thư Tòa Soạn của Đặc San, vào năm 1913, nơi trang 11, cũng đã nhìn nhận: “Chúng ta không thiếu những tấm lòng, chúng ta không ngại ‘chiến đấu’ và vượt qua những tất bật áo cơm của cuộc sống để chia xẻ, để gánh vác, tuy nhiên không ai trong chúng ta cầm giữ được nhịp bước của thời gian và tuổi tác cùng sức khỏe luôn là những lực cản khó vượt qua, khó cưỡng chống. Thực tế này đã buộc những người có trách nhiệm điều hành tổ chức phải suy nghĩ.” Vì thế, lần “tựu trường” năm nay, cố gắng tổ chức thật bài bản “Một Lần Cho Mãi Mãi” để khắc sâu vào ký ức của chúng ta. Có thể nói, lần Tổ Chức Đại Hội này phải to lớn hơn, đông đảo hơn mọi lần. Và tập Đặc San số 18 phải mang ý nghĩa là tập kỷ yếu của 19 năm nhìn lại sự hoạt động của Gia Đình Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn. Rồi sau đó, có lẽ không còn giữ lệ hằng năm nữa, mà tùy theo hoàn cảnh và sức lực. Bởi vậy, bài “Đặc San Trường Cường Để và Nữ Trung Học Qui Nhơn, Phần III” cũng vội vã lên đường cùng với Đại Hội 2016, giới thiệu nốt những Đặc San Trường Cường Để và Nữ Trung Học Qui Nhơn còn sót lại.

Xem tiếp...

Chùa xưa


chua-xua-

Có những ngôi chùa xưa chỉ còn tồn tại trong sử sách hay thơ văn vì đã bị giặc ngoại xâm hủy hoại, thiên tai tàn phá hay chịu sự đổi thay theo lẽ vô thường. Một trong những cổ tự có số phận như thế là chùa Đọi đã được ghi tả qua bài thơ Đường luật dưới đây của Nguyễn Khuyến:

" Già yếu xa xôi bấy đến nay,
Làng chơi loáng thoáng lại buồn thay!
Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá,
Sư cụ nằm chung với khói mây.
Dặm thế ngõ đâu tầng trúc ấy,
Thuyền ai khách đợi bến dâu đây.
Chuông trưa vẳng tiếng người không biết,
Trâu thả sườn non ngũ gốc cây".

Xem tiếp...

Bài học khôn của thằng Bờm

bai-hoc-cua-bom


1.Thằng Bờm là bài ca dao gần gũi với tâm hồn trẻ em nông thôn Việt Nam. Chúng tôi đã thuộc lòng bài thơ dân gian này khi còn học lớp Hai tại một trường làng ở quê hương miền Trung. Cuối năm 2009 vừa qua, đọc báo Văn Hóa Phật Giáo, chúng tôi gặp lại câu chuyện trao đổi cái quạt mo của Bờm qua bài viết Thằng Bờm trong tâm thức của người dân quê Việt Nam của tác giả Võ Văn Lân.

Xem tiếp...

Tự tin để biến đổi Thế Giới

tu-tin-bien-doi-the-gioi
Cách đây một vài năm, tôi bắt đầu cộng tác với Lạt-ma Zopa Rinpoche trong việc viết một cuốn sách có đề tài làm thế nào người ta có thể khắc phục được cách nhìn tiêu cực về giá trị bản thân và có thể phát triển lòng tự tin để biến đổi thế giới thành một cõi tốt đẹp hơn qua việc giúp đỡ tha nhân. Lý do khiến tôi nghĩ đây là một đề tài thú vị một phần là vì lòng tự tin của cá nhân Rinpoche trong việc thực hiện nhiều dự án lớn lao để giúp tha nhân quả thật phi thường.

Xem tiếp...

Hạnh phúc và mùa xuân của Bạch Vân cư sĩ

hanh-phuc-mua-xuan-Bachvan-cusi


Trong tập san Văn Hóa Phật Giáo số 95, ra ngày 15/12/09, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã mở đầu bài viết Tản mạn về tiếng Việt bằng cách trích dẫn bài thơ vịnh cảnh nhàn của Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bình Khiêm:

"Một mai một cuốc một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào,
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao,

Thu ăn măng trúc đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao,
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao".

Xem tiếp...

5 trong một

vietbang
Học trường Quốc Học-Huế từ năm 1956 đến năm 1959, tôi được may mắn thụ giáo nhiều vị thầy giàu kiến thức và đức hạnh. Qua hình ảnh quý thầy, tôi yêu nghề dạy học và thi vào Đại học Sư phạm để trở thành thầy giáo dạy Việt văn ở trung học và đại học. Sống và làm việc nhiều năm trong ngành sư phạm, tôi luôn luôn thao thức với câu hỏi: Một nhà giáo mẫu mực, đúng tiêu chuẩn phải hội đủ những phẩm chất gì? Gần đây, khi đã đến tuổi hưu trí, qua một lần nói chuyện nghề nghiệp với một cựu giáo chức Quốc Học là anh Nguyễn Đức Đồng, tôi đã nhận ra cái "sơ đồ" phác thảo cho mình cái chân dung nhà giáo: Như năm ngón tay trên một bàn tay, có năm mẫu người cùng tồn tại trong một nhà mô phạm là học giả,tu sĩ, lực sĩ, nghệ sĩ và cảnh sát viên.

Xem tiếp...

Thị Nại Trong Lịch Sử

Bờ biển tỉnh Bình Định có chiều dài 134 km, nếu tính cả hệ số quanh co là 148 km. Dọc theo đoạn bờ biển ấy, từ Bắc xuống Nam có ba đầm lớn: đầm Trà Ổ ở huyện Phù Mỹ, có khúc sông Châu Trúc thông ra biển bằng cửa Hà Ra; đầm Nước Ngọt nằm giữa hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát, với con ngòi thông ra biển bằng cửa Đề Gi. Còn đầm Thị Nại [1] ở phía Đông Nam của tỉnh, trải dài từ cực Bắc huyện Tuy Phước đến thành phố Qui Nhơn. Đầm này không những lớn nhất tỉnh mà còn có tầm quan trọng bậc nhất về mặt lịch sử, địa lý, phong thủy, quân sự, kinh tế, thắng cảnh... nên ca dao miền này có câu:

Bình Định có hòn Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có Cù lao Xanh.

image001 Custom
H 1: Bản đồ do Trung Tâm Kỷ Thuật, Dịch vụ Địa Chánh xuất bản tháng 7 năm 2003.

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Thầy Nguyễn Mộng Giác
Số bài viết:
20
Thầy Hồ Sỹ Duy
Số bài viết:
14
Thầy Quang Châu Vinh
Số bài viết:
12
Cô Lê Thị Chân Tú
Số bài viết:
6
Thầy Phùng Văn Viễn
Số bài viết:
7
Thầy Trần Quốc Sủng
Số bài viết:
1
Thầy Dương Minh Ninh
Số bài viết:
1
Thầy Dương Văn Lộc
Số bài viết:
1
Thầy Hà Thúc Hoan
Số bài viết:
18
Thầy Lê Bá Tròn
Số bài viết:
10
Thầy Nguyễn Đăng Liên
Số bài viết:
2
Thầy Phan Bá Trác
Số bài viết:
1
Thầy Tô Minh Tâm
Số bài viết:
1
Thầy Tôn Thất Ngạc
Số bài viết:
2
Thầy Trần Nhất Hoan
Số bài viết:
1
Thầy Võ Hồng Phong
Số bài viết:
1
Thầy Vũ Phan Long
Số bài viết:
1
Thầy Vương Quốc Tấn
Số bài viết:
1
Thầy Đào Đức Chương
Số bài viết:
25
Thầy Lê Văn Ba
Số bài viết:
2
Cô Lê Thị Lĩnh Cơ
Số bài viết:
5
Cô Vương Thúy Nga
Số bài viết:
1
Thầy Nguyễn Hữu Ba
Số bài viết:
1
Thầy Châu văn Thuận
Số bài viết:
2