Bãi biển mùa này vắng. Căn biệt thự song lập mà Thanh ở mãi đến hôm nay mới có người. Khách là một phụ nữ. Chiếc mũ rộng vành, cặp kính mát màu đen to bè che kín cả khuôn mặt khiến anh không đoán được tuổi tác. Không quá trẻ nhưng chắc cũng không già. Cứ nhìn phom người cô ta thì biết. Cao dong dỏng. Chiếc quần tây đen ôm lấy đôi chân thuôn dài. Bước đi uyển chuyển, hai chân thẳng hàng. Chiếc áo sơ-mi ôm lấy khuôn hình mảnh mai khác với kiểu ăn mặc hở bụng, hở ngực, khoe mông, khoe đùi của phụ nữ trẻ bây giờ.Tự nhiên Thanh có cảm giác ngờ ngợ hình như đã gặp cô ta đâu đó. Quên cả lịch sự anh nhìn chằm chặp vào khuôn mặt người phụ nữ và chờ cô ta mở mắt kính. Nếu gặp được người quen ở đây càng thú vị chớ sao. Người bồi phòng mở cửa kéo va - li vào. Năm phút hoàn thành thủ tục giao phòng, anh ta bỏ đi. Cửa lại đóng. Cô ta không xuất hiện một lần nào nữa.
Vài lời: Có anh bạn thân Th. T. rủ tôi họa bài thơ nổi danh của cố thi sĩ Hàn Mặc Tử, theo lối "họa thơ" độc đáo chưa hề có trong thơ tự do. Tôi ngần ngại nhưng vì tình bạn già và mối cảm thương người thôn nữ "...áo em trắng quá nhìn không ra" -người tình của cố thi sĩ - và cũng là người chị trưởng trong Gia Đình Phật Tử cùng với tôi ngày xưa, nay cũng đã về cỏi giới bên kia, nên tôi họa, họa để tưởng nhớ hai người: một thi sĩ tài danh mà mệnh bạc và một người chị suốt đời lo cho đạo lý mà chị đeo đuổi.
Sau đây là nguyên tác bài thơ của Hàn Mặc Tử và và bốn bài thơ họa nguyên vận toàn bài thơ này.
Nguyên tác Đây Thôn Vĩ Dạ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc, Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió mây đường mây, Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay... Thuyền ai đậu bến sông trăng đó, Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa khách đường xa, Áo em trắng quá nhìn không ra. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh, Ai biết tình ai có đậm đà?
Nguồn: Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn 2013
Tám năm qua (1998- 2005), tám lần "tựu trường" và phát hành Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, tại thành phố Houston vào tháng 6 hằng năm, đã đề cập trong Phần Một.
Giờ đây, năm 2006, khởi đầu cho Phần Hai, trong "Lời Chào Thứ Chín" của Đặc San, Tòa Soạn đã viết: "Thật vui mừng và cảm động, đoạn đường chúng tôi đi không chỉ một mình, bàn tay chúng tôi rụt rè đưa ra đã có nhiều người nắm lấy, đóm lửa chúng tôi vụng về đốt lên đã có nhiều người tiếp thêm hơi nóng nhiệt tình và từ những khối óc, những trái tim của Thầy Trò Cường Để - Nữ Trung Học ở khắp địa cầu gọi lại, chúng ta đã cùng nhau bước được những bước dài trong nỗ lực gợi nhắc kỷ niệm, gìn giữ truyền thống, kết chặt tình thân ái, chia xẻ những buồn vui gian khó và dốc lòng đào tạo những thế hệ trong tương lai." Với tín hiệu tốt đẹp ấy, tiếp sức cho tờ Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, không những tiến bước vững chắc đến số 15 và còn mãi mãi về sau.
Nguồn: Đặc San Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn 2012
Ngày 22 tháng 2 năm 1998, hơn Sáu Mươi cựu học sinh Cường Để họp mặt tại thành phố Houston, tiểu bang Texas. Buổi "tựu trường" lần đầu tiên của Gia Đình Trung Học Cường Để trên xứ người, không đông nhưng đủ mặt cựu học sinh các niên khóa. "Tha hương ngộ cố tri", tưởng chừng như ngày tựu trường Cường Để lần đầu tiên tại Qui Nhơn của 43 năm về trước. Ngày khai giảng niên khóa 1955- 1956, Trường chỉ vỏn vẹn 8 lớp, gồm: 3 Thất, 2 Lục, 2 Ngũ, 1 Tứ. Và, lần tựu trường đầu tiên ấy, cũng không đông nhưng đủ các lớp Đệ Nhất Cấp.
Những niên khóa sau, Trường Trung Học Cường Để trường thành nhanh chóng, sĩ số càng ngày càng tăng, từ 8 lớp phát triển dần thành 65 lớp. Thì giờ đây, trên bước đường tỵ nạn, Gia Đình Cựu Học Sinh Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, hằng năm, vào tháng 6, rủ nhau về Houston "tựu trường", càng ngày càng đông.
Song song với 15 lần "tựu trường" trên xứ người, 15 tập Đặc San, những đứa con tinh thần của Gia Đình Cựu Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, được phát hành và góp mặt với dòng Văn Học Việt Nam Hải Ngoại.
LTG : Có một lần tôi đến Houston và đi thăm một ngôi chùa khá lớn, sau khi lể Phật tôi nghe tiếng gọi tên mình. Nhìn lại chưa nhận rỏ ra ai thì người kia tự xưng tên. Té ra hắn là bạn học cũ từ thời còn ở tiểu học Thượng Tứ rồi Nguyễn Tri Phương rồi Quốc học. Chúng tôi đã từng đạp nát sân banh Thượng Tứ , Lửa Hồng ...và cả sân banh Quốc học. Hắn đã cùng tôi đuổi theo biết bao nhiêu tà áo trắng ngày xưa . Sau kì hè 1962, tôi vào ĐH, hắn vào Võ bị! Từ đó chúng tôi không còn gặp nhau nữa. Gặp nhau,hắnn kéo tôi ra ngoài sân nói chuyện : Vạn vạn thứ...cuối cùng, hắn cười, chỉ vào một tảng đá lớn trên nền cỏ xanh : Tình yêu của tao là đó... Cảm xúc về sự suy nghĩ và tình huống sâu xa của một người bạn từ thời niên thiếu , gặp lại sau 50 năm xa cáchi, tôi viết một bài thơ tặng bạn mình... Xin được post để mọi người cùng chia xẻ!
Ta ngồi bên bờ Thái Bình Dương Vĩ độ quê hương, mịt mờ thăm thẳm . Tâm hồn ta nghe nhẹ luông hơi ấm, Khi quay về vùng biển mặn Qui Nhơn Nắng bỗng rưng rưng từng giọt oán hờn , Đời ngoảnh mặt cho lòng ta dây sóng !
Mừng Chúa hôm nay lạc xuống phường Xin mời ghé lại nhậu sương sương Vài ly rượu đế ta là đế Một sợi tình vương Chúa cũng vương Mặc kệ Tông Đồ nhoi địa ngục Xênh xang giáo chủ xỉn thiên đường Tân kinh Cựu ước đều gom lại Nổi lửa lên rồi mới dộng chuông
Trần Quốc Sủng
Chú thích: Bài thơ này đã khiến tác giả phải vào tù trong thập niên 1980 (NSH).
Có lần tôi vào đây đọc một bài của anh Nguyễn Sĩ Hạnh nói về ngôi trường mất tên, lại thêm bài viết của một anh thợ làm chìa khóa...Tôi bỗng dưng nhớ về ngôi trường Kiểu Mẫu Huế tôi đang dạy thời bấy giờ cũng bị mất tên chừng mấy tháng rồi bị xóa tên. Tôi được đổi về Quốc Học Huế và không lâu sau đó bị đuổi ra khỏi ngành giáo dục. Trong khu phố tôi ở có người đã đổi chữ "Thầy " thanh chữ "thằng" không một chút ngượng ngập!
Để giết thời gian, và để thể hiện cái năng động của mình, tôi làm nghề hớt tóc, nhưng mà nghề này ngồi một chỗ tay chân ngứa ngáy nên tôi đã bỏ nghề để đi khai khẩn đất hoang thể theo khẩu hiệu của đảng và nhà nước:Với sức người sỏi đá cũng thành cơm!!!
Mỗi sáng tôi đạp xe từ Huế về hướng Bắc khoảng chùng 12km, rồi rẽ về hướng Tây chừng 8km. Hai bên xe cồng kềnh hai bao cây sắn cắt ngắn cỡ chừng gang tay, một cây cuốc thường, một cây cuốc năm răng, cái liềm, cái thùng nhỏ múc nước.
LTG : Tôi viết bài này dưới dạng hồi kí hơn là tham khảo, mong các bạn đọc nó trong tinh thần ấy. Cảm ơn. LBT
Khi tôi còn tấm bé, bé lắm, cở chửng ba. bốn tuổi là cùng, tôi bịnh trên giừơng đã mấy năm, nhưng lạ lùng thay, trí nhớ của tôi vẫn rất trong sáng . Thời bấy giờ là thời Việt Minh kháng Pháp. Thân phụ tôi ban ngày dạy học cho nhóc con trong làng, ban đêm dạy võ cho nhiều người: lớn có, nhỏ có.
Hằng ngày, Mẹ tôi cắt những tàu lá chuối sứ, xé ra từng mảnh cỡ một gang tay rồi phát cho học trò đến lớp, họ dùng lá chuối tươi để tập viết, những anh chị này gọi thân phụ tôi là Thầy.
Hằng đêm, Mẹ tôi vác một bó gậy trúc trao cho thanh niên thiếu nữ trong làng làm dụng cụ tập võ. Họ gọi thân phụ tôi bằng Sư Phụ. Thậm chí có người ban ngày học chữ thì gọi là Thầy, ban đêm hoc võ thì đổi qua gọi bằng Sư phụ một cách trơn tru. Trí não non kém của tôi không thể nào phân biệt được Thầy và Sư phụ khác nhau ở chỗ nào, thôi thì cứ tạm hiểu rằng học văn thì học với Thầy mà học võ thì học với Su phụ vậy.