Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • hinhCu 1200
  • NhaGiuXe1200
  • CD4 1200
  • DaiThinhDuong1200

Sông Côn Mùa Lũ - Chương 95

Dù đô đốc Tuyết đã nhắc đi nhắc lại rằng vua Quang Trung không hề giận dữ khi nghe tin quân Bắc Hà đã rút lui về Ba Dội, Ngô Văn Sở vẫn hoang mang e ngại khi phải ra mắt nhà vua. Quan đại tư mã chùng chình chờ đủ mặt nội hầu Phan Văn Lân và thị lang Ngô Thì Nhậm mới chịu cùng đến gặp Nguyễn Huệ. Nhà vua không chờ cả ba yên vị, đã cau mặt trách:

- "Các ngươi đem thân đi theo việc binh, đã lên ngôi tướng súy, ta đã giao cho tất cả mười một tuyên, lại cho tùy nghi làm việc. Giặc đến chưa đánh trận nào, mới nghe thấy tiếng đã ù chạy. Binh pháp nói rằng: "Quân thua thì chém tướng". Tội các ngươi đáng chết một vạn lần mới xứng" (1)

Xem tiếp...

Đọc Thư Anh

Thân tặng anh Lê Văn Ba - tác giả của hai thi tập "Hương sắc trời mây" và "Non nước lãng du"

Thơ anh thao thức nỗi bồn chồn
Những vần thơ của tuổi hoàng hôn
Những niềm thương nhớ buồn xa vắng
Thấp thoáng quê hương chút mộng hồn

Xem tiếp...

Những Bài Thơ Xuân Của Đào Tấn (1845 – 1907)

Ông nguyên có tên là Đào Đăng Tấn, vì tránh quốc húy bỏ chữ Đăng, nên gọi gọn  Đào Tấn. Ông sinh ngày 27 tháng 2 năm Ất Tỵ, tức ngày 3- 4- 1845, Thiệu Trị thứ 5. Quê quán tại làng Vinh Thạnh xã Phước Lộc huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định.

Đào Tấn, tự là Chỉ Thúc, hiệu là Mộng Mai và Tô Giang, biệt hiệu là Tiểu Linh Phong và Mai Tăng. Lúc nhỏ, ông được may mắn thọ giáo cụ Tú Nguyễn Diêu , người làng Nhơn Ân, nay là thôn Nhơn Ân xã Phước Thuận cùng huyện; không những được thầy dạy chữ để đi thi mà còn đào tạo thành một nhà soạn tuồng. Năm 19 tuổi, lúc còn  học với thầy, ông soạn tuồng đầu tay Tân Dã Đồn , nổi tiếng từ ấy.

Xem tiếp...

Thăm Lại Trường Xưa

Tôi về thăm lại trường xưa
Vấn vương nỗi nhớ mấy mùa xa xăm
Sân trường đâu cánh phượng hồng?
Đâu tà áo trắng bâng khuâng thuở nào?
Lỡ làng một giấc chiêm bao
Ngỡ mình hóa bướm bay vào vườn xưa
Giật mình phiêu bạc hồn thơ
Khét mùi tụy lụy, xóa mờ hương yêu !

(Hồi ức thời cầm phấn)
Hồ Sỹ Duy

Hạnh Phúc Và Mùa Xuân Của Bạch Vân Cư Sĩ

LTS. Thầy Hoan nhắn là Thầy gởi bài này để thay lời chúc Tết bạn cũ và học trò cũ ở Qui Nhơn.

Trong tập san Văn hoá Phật giáo số 95, ra ngày 15.12.09, tác giả NguyễnThế Đăng đã mở đầu bài viết Tản mạn về tiếng Việt bằng cách trích dẫn bài thơ vịnh cảnh nhàn của Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

"Một mai một cuốc một cần câu,
Thơ thẩn dù ai vui thú nào.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây ta sẽ nhắp,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao." (1)

Xem tiếp...

Hoài Niệm

Riêng tặng những ai là cựu học sinh Cường Để Qui Nhơn

Có một thưở tôi đã yêu say đắm
Yêu mây chiều, yêu áo trắng đơn sơ
Yêu tuổi thơ ngây, ánh mắt dại khờ
Yêu lối mộng đi về trong đêm vắng

Xem tiếp...

Thế đứng bấp bênh của nhà văn

Nguồn: Giai Phẩm Tây Sơn, trường Trung học Tư Thục Tây Sơn, Qui Nhơn, Bình Định(*)

Nhà văn, ông đứng ở đâu?

Câu hỏi đơn sơ nhưng có thể đã làm cho nhiều người cầm bút kinh ngạc. Đặt câu hỏi như vậy là đã dám nghi ngờ phẩm giá của nhà văn rồi. Nhiều người đã giật mình gắt gỏng: Hỏi gì kỳ vậy? Không thấy sao? Ta đứng ở đằng trước, ở đằng trước đám đông.

Nầy đây, đám người sống chui rúc trong một khoảng trời nhỏ hẹp tối tăm, thức dậy theo mặt trời, chảy mồ hôi cho những miếng ăn và ngủ dài theo bóng tối. Họ có đâu biết thế nào là lễ nghĩa đạo đức. Phải cho họ hiểu lẽ cương thường, tôn ti trật tự. Họ đâu có biết uyên nguyên của đời sống. Từ hỗn mang, thái cực hiện ra như một chân lý độc nhất, nguyên thủy. Rồi thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng...

Xem tiếp...

Đất Và Nước

Nguồn: Bách Khoa, số 346, 1/6/1971.

Đây chỉ là sự pha trộn thực tại và tưởng tượng. Xin đừng đặt vấn đề.

Nắng đổ xuống hai dãy phố xô lệch và bụi bặm. Xe cộ nối đuôi, ì ạch gầm gừ tiến lên vài tấc rồi phanh khựng lại. Mấy chiếc Honda lách ngang lách dọc, mon men tiến về phía trước, nhưng đành chịu thua trước đám đông ù lì, làm ngơ. Người đổ xô ra đường, ngơ ngác, dò hỏi... Cửa tiệm vàng khép vội hai cánh cửa sắt, chủ nhân đứng trong thế phòng vệ. Bụi và khói xăng mù, khét, khó thở. Tiếng họ hục hặc và tiếng xe rồ ga sợ tắt máy dang dở. Tiếng còi đục và nghẹn hú vang, nhưng xe cộ vẫn mắc nghẽn.

Xem tiếp...

Giếng Ước

Nguồn: từ tập truyện ngắn Xuôi dòng, nhà xuất bản Văn Nghệ, Hoa Kỳ, 1987

Hiệu phở buổi sáng thứ tư vắng vẻ hơn những hôm khác. Tôi chọn cái bàn ở góc phòng, nơi có thể nhìn được qua lớp cửa kính những người khách sắp tới. Người bồi bàn bỏ quầy tính tiền đến hỏi:

- Cần thứ gì đây ?

Giọng anh ta cố làm ra thân mật tự nhiên, như hai người bạn đã thân từ lâu nói chuyện với nhau. Anh ta trạc tuổi tôi, khuôn mặt trắng trẻo, để ria mép, đôi mắt biết cười. Tôi đáp:

- Tôi còn chờ một người bạn nữa. Cho tôi một tách cà phê sữa nóng trước đi!

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Thầy Nguyễn Mộng Giác
Số bài viết:
20
Thầy Hồ Sỹ Duy
Số bài viết:
14
Thầy Quang Châu Vinh
Số bài viết:
12
Cô Lê Thị Chân Tú
Số bài viết:
6
Thầy Phùng Văn Viễn
Số bài viết:
7
Thầy Trần Quốc Sủng
Số bài viết:
1
Thầy Dương Minh Ninh
Số bài viết:
1
Thầy Dương Văn Lộc
Số bài viết:
1
Thầy Hà Thúc Hoan
Số bài viết:
18
Thầy Lê Bá Tròn
Số bài viết:
10
Thầy Nguyễn Đăng Liên
Số bài viết:
2
Thầy Phan Bá Trác
Số bài viết:
1
Thầy Tô Minh Tâm
Số bài viết:
1
Thầy Tôn Thất Ngạc
Số bài viết:
2
Thầy Trần Nhất Hoan
Số bài viết:
1
Thầy Võ Hồng Phong
Số bài viết:
1
Thầy Vũ Phan Long
Số bài viết:
1
Thầy Vương Quốc Tấn
Số bài viết:
1
Thầy Đào Đức Chương
Số bài viết:
25
Thầy Lê Văn Ba
Số bài viết:
2
Cô Lê Thị Lĩnh Cơ
Số bài viết:
5
Cô Vương Thúy Nga
Số bài viết:
1
Thầy Nguyễn Hữu Ba
Số bài viết:
1
Thầy Châu văn Thuận
Số bài viết:
2