Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200

Bác sĩ Margaret Neave, một đời tận tụy


Bác sĩ Margaret Neave (1920-2007)

(Nhật ký)
Washington DC, ngày 29 tháng 12 năm 2010

Từ Orlando, Florida tôi về Washington DC nghỉ lễ và thăm cháu ngoại 10 ngày.

Đêm qua, tôi vào mạng toàn cầu tìm tin tức của mấy bác sĩ và y tá quen người Tân Tây Lan từng phục vụ ở bệnh viện Đa Khoa Qui Nhơn từ năm 1969 đến năm 1975. 

Phải nói ngay là tôi rất vui mừng khi hình ảnh của bác sĩ Margaret Neave (MN) và y tá Bernadette O'Neil (Bernie) hiện lên trên khung ảnh của chiếc laptop tôi mang theo. Phút vui mừng chưa dứt thì tôi lại buồn vì được biết bác sĩ Margaret Neave đã qua đời cách đây 3 năm, năm 2007 ở tuổi 87. Tôi biết tin nầy khi đọc bài viết của phóng viên Diana Dekker của tờ Dominion Post ở Wellington, New Zealand, viết ngày 20 tháng giêng năm 2007 về bác sĩ Margaret Neave. Bài viết bằng Anh ngữ của Diana Dekker tại link: Margaret Neave sẽ giúp các bạn biết thêm về cuộc đời của bác sĩ Margaret Neave, một đời hiến dâng cho trẻ em nghèo khó và bệnh tật. 

Xem tiếp...

Một Chuyến Đi Đông Âu - Nhật Ký

Ngày 8 tháng 6 năm 2010

Hôm nay, ngày chót của chuyến viéng thăm Đông Âu 14 ngày. Rời tàu River Explorer (RE) trên sông Danube, chúng tôi đi Bucharest bằng xe bus tiện nghi. Bucharest là thủ đô của Romania, khá lớn, đông dân. Cả đoàn mấy trăm khách dừng chân tại khách sạn Intercontinental 5 sao. Đoàn được huớng dẫn đi xem thành phố trong đó có nơi mà năm 1995 dân Romania nổi dậy lật đổ chính quyền chuyên chế CS Romania và xử bắn tên lãnh tụ sắt máu đã cai trị Romania gần 40 năm. Đoàn cũng được xem Parlement Palace được xây cất từ năm 1982 đến năm 1995, tốn kém ngân quỹ quốc gia Romania khoảng 10 tỉ đô la Mỹ. Toà nhà quốc hội được xây bằng marble trắng, gồm 1000 phòng lộng lẫy. Người hướng dẫn đoàn cũng cho biết trong thời gian xây cất tốn kém như vậy thì dân Romania có nhiều người chết đói vì thiếu ăn và nhiều triệu người khác nghèo khổ cùng cực.

Xem tiếp...

Những Giọt Máu Đào

Tôi đang ngồi xem football Mỹ trong phòng giải lao của sinh viên thì điện thoại reo.
Y tá trực báo: - Có hai ca xuất huyết. Anh xuống phòng sanh gấp!

Tôi chạy bộ xuống cầu thang. Dạo ấy, tôi đang học năm cuối của bảy năm học y khoa, đang thực tập tại khu Sản Phụ Khoa, bệnh viện Nguyễn Văn Học, Gia Định, đã gần 6 tháng. Đêm ấy tôi trực.

 

Xem tiếp...

Bà Thọ

Ngày tháng vẫn trôi. Cuộc sống của một y sĩ vẫn bận bịu, tôi thỉnh thoảng mới có chút thì giờ gọi thăm bà Thọ. Bà cũng đã bớt buồn và dần dần cố gắng trở lại nếp sống bình thường như trước khi ông Thọ qua đời.

Một ngày đầu năm 2005 bà Thọ đến thăm chúng tôi ở phòng mạch. Bà ngõ ý muốn thay mặt ông Thọ thực hiện những gì ông chưa làm được cho cô nhi và học sinh nghèo ở Việt Nam trước khi ông qua đời. Tôi mừng lắm và nhận trách nhiệm mang món quà thật lớn của ông bà về Việt Nam phân chia cho các em.

 

Xem tiếp...

Ông Thọ

Chiều thứ sáu. Đồng hồ điểm 5 giờ. Một tuần dài làm việc đã đi qua. Tôi nhẹ nhỏm thu xếp ra về. Vừa bước ra đến cửa phòng mạch thì một bà lớn tuổi bước vào.  Tôi nhận ra ngay bà là bà Thọ. Tôi là bác sĩ gia đình của ông và bà Thọ đã nhiều năm. Tôi chào bà. Bà nói, "Xin lỗi bác sĩ, hôm nay tôi không bị bệnh. Tôi đợi đến giờ nầy mới đến vì tôi muốn nói chuyện với bác sĩ, tôi không muốn làm mất thì giờ của bác sĩ khi bác sĩ đang có bệnh nhân."

Tôi mời bà Thọ vào phòng đợi lúc đó không còn bệnh nhân. Tôi chưa kịp hỏi bà đã nói ngay, "Tôi đến báo cho bác sĩ biết nhà tôi vừa qua đời." Tôi giật mình hỏi, "Chuyện gì đã xảy ra cho ông nhà?".  Bà Thọ buồn buồn kể, "Chúng tôi mới đi nghỉ hè ở Âu Châu về thì nhà tôi bị té trong buồng tắm. Ông bị gãy xương đùi, được đưa vào bệnh viện điều trị. Ông nằm bệnh viện được 3 tuần thì lại bị nóng ho, viêm phổi. Bệnh ông trở nặng rất nhanh vì ông yếu sức và ông đã qua đời sau 4 tuần lễ nằm bệnh viện" Tôi vội an ủi bà Thọ. Bà nói, "Như bác sĩ biết, nhà tôi tuy lớn tuổi nhưng không bị bệnh gì nặng. Ông ra đi thình lình làm tôi chới với". Tôi lại an ủi bà thêm một lúc nữa và nói lời chia buồn với gia đình bà. Bà đứng lên từ giã, "Chúng tôi cảm ơn bác sĩ đã săn sóc nhà tôi nhiều năm. Chúng tôi rất quý mến bác sĩ". Tôi đáp, "Chúng tôi cũng rất quý mến ông bà. Chúng tôi rất buồn khi ông ra đi thình lình như vậy." Tôi đưa bà Thọ ra cửa. Bà cũng đã lớn tuổi nhưng vẫn còn lái xe được.

Xem tiếp...

Ly Rượu Mạnh

Tôi ăn xong bữa trưa ở cafeteria lúc 12 giờ 30. Tôi còn nửa giờ để nghỉ ngơi trước khi làm thêm 4 tiếng vào buổi chiều. Tôi trở lại phòng làm việc của tôi, mặc nguyên áo choàng trắng của bác sĩ, đẩy lưng chiếc ghế dựa thẳng ra, nằm gác chân lên bàn viết nghe nhạc. 

Mùa thu đã trở lại, thời tiết êm ả.  Cây lá vẫn xanh tươi như đang mùa xuân.  Những bản nhạc cổ điển dìu dặt chẳng mấy chốc ru tôi vào giấc ngủ.  Tôi vừa thiu thỉu thì chợt nghe có tiếng gõ cửa mạnh và gấp rút. Tôi tỉnh giấc. Một y tá thò đầu vào cửa phòng tôi báo cáo:
-  Có cấp cứu bác sĩ!

Xem tiếp...

Nụ Hôn Gành Ráng

Bài Hai Trái Ổi tôi viết sáng 15 tháng 7 năm 2009, nhân khi được nghe lại bản nhạc Ngày Xưa Hoàng Thị, được nhiều bạn thích, nhất là các bạn bên Nữ Trung Học và các em, các cháu tôi. Bài được đăng trên cuongde.org hôm 11 tháng 9  mà đến hôm nay 3 tháng 10 năm 2009, đã đạt đến 463 lần đọc. Ngoài sự mong ước của tôi. Nhiều bạn lại khuyến khích tôi viết tiếp những mẫu chuyện mèo dài đuôi.

Cảm ơn sự khuyến khích của quý bạn. Âu cũng là một dịp để tôi gắng viết, trước hết để chia sẻ với bạn bè, sau cũng để dành cho con cháu đọc sau nầy. Có lần tôi tự hỏi sao ba má tôi đã không kể hết hay viết nhiều về cuộc đời mình cho con cháu biết, như nhạc mẫu tôi đã làm trước khi trở về với cõi tịnh. Thật là thích thú được biết những vui buồn trong đời sống của cha mẹ mình từ tuổi thơ đến khi con cái khôn lớn.

Xem tiếp...

Ngây Ngất

Ngày Hội Ngộ Cường Để-Nữ Trung Học Quy Nhơn lần đầu tiên, 21 tháng 6 năm 1998, tại Houston, Texas, qua nhanh quá.  Quá nhanh.

Nhóm cựu học sinh Cường Để cư ngụ tại tiểu bang Florida chúng tôi có 7 người đi tham dự.  Chúng tôi bay từ Orlando, Florida đến Houston vào tối thứ sáu ngày 19 tháng 6 năm 1998.  Bạn bè từ các tiểu bang khác trên đất Mỹ hay Canada cũng lần lượt bay về khá đông.  Trước ngày hội ngộ chúng tôi email cho nhau hay gọi nhau ơi ới, nhắc nhở nhau mua vé máy bay sớm và rủ rê thêm bạn bè.  Tôi và Bạch Yến rủ được 14 thầy bạn khắp các nơi.  Từ Canada có vợ chồng Đỗ Trọng-Nguyễn Phương Thảo (cựu giáo sư Nữ Trung Học Quy Nhơn).  Hai bạn nầy đã tu tập lâu   năm, ít khi đi du lịch xa nhà nhưng nhớ bạn bè nên bằng lòng tham dự.  Từ California có thầy Phạm Ngọc Hài và phu nhân là chị Lê Thị Bạch Liên, chị Phạm Thị Quang Ninh, chị Trần Thị Quang Phúc, chị Phạm Ánh Mai, anh Phan Ngọc Tuấn …  Từ Wasington DC có Nguyễn Văn Tần.  Từ New Jersey có vợ chồng Trần Quán Niệm.  Từ Tennessee có thầy Hoàng Thế Diệm.  Thầy Diệm chỉ được chúng tôi báo trước có vài hôm nhưng cũng chịu mua vé máy bay cao giá về gặp đồng nghiệp và học trò.  Cựu học sinh CĐ-NTH cư ngụ ở Texas thì rất đông, mấy chục người như Đinh Thị Kim Liên, vợ chồng Phạm Văn Nộ-Nguyễn Thanh Thủy, vợ chồng Võ Trọng Em-Nguyễn Cửu Duệ, ... Quý thầy cô thì có thầy Tôn Thất Ngạc, Phan Bá Trác, Nguyễn Đăng Liên, Phan Bang, cô Vương Thúy Nga...

Xem tiếp...

Thầy Tôi

Tôi về đến Quy Nhơn đã quá trưa và bụng đã đói.  Tôi thảy hai chiếc va li vào phòng khách sạn rồi ra phố.  Người lái xe ôm quen mặt, một cựu binh sĩ trước năm 1975, mừng rỡ chào tôi:
-  Chào anh Hai!  Anh mới về?  Anh về ăn Tết Quy Nhơn?
-  Không em!  Anh đi công chuyện như mọi năm, em đã biết.  Em khỏe không Hiền?
-  Dạ em khỏe.  Anh ăn trưa chưa, em đưa anh đi ăn nhé, anh muốn ăn gì, cơm hay phở?

Xem tiếp...

Trường Cũ Bạn Xưa

Orlando ngày 28 tháng 8 năm 2008       

Em,       

Anh về qua lối cũ   
Tìm em cổng trường xưa   
Phượng hồng nay cổ thụ   
Nắng vàng rơi lưa thưa...


Sáng nay, anh vừa ăn sáng vừa nghĩ ra được mấy câu thơ năm chữ trên đây.  Muốn kể cho em nghe chuyện cũ.  Năm 2004, anh trở lại thăm ngôi trường trung học của chúng ta lần thứ tư.  Lần đầu vào năm 1997.  Anh đã viết bài Trường Cũ đăng trong đặc san Cường Đễ kèm theo bài thơ ngắn.  Anh không còn nhớ từng chữ của bài thơ vì đã 11 năm trôi qua.

Xem tiếp...