Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200

Ôi! Cường Để

Cô Lê Thị Chân Tú

Mười một giờ đêm nhận điện thoại của anh Lê Đại Đồng từ Texas. Có điều ngạc nhiên là từ nơi xa xôi ấy, cách Việt Nam hàng vạn dặm lại có một Ban Đại Diện Gia Đình CHS Cường Để & Nữ Trung Học Qui Nhơn, trong khí ấy, qua từng ấy năm, chúng tôi ở Việt Nam không liên lạc được gì với nhau.

Không hiểu sao tôi nằm thao thức mãi không ngủ được. Bật dậy ra khỏi gường, mở tủ sách, lục từ xấp giấy tờ cũ một cuốn học bạ, màu giấy đã phai, nét chữ và khuôn dấu đã nhòe:

Học Bạ Bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp
Họ và tên học sinh: Lê Thị Chân Tú
Trường: Trung Học Cường Để.

Xem tiếp...

Chút tâm tình của một nhà giáo cao niên

Thầy Đinh Thành Bài

Em D,

Sau hơn 1 tháng ở miền Nam Cali, và dự Đại Hội Cựu Học Sinh Các Trường Trung Học Qui Nhơn cũ thật xúc động và vui nhộn, vừa về đến Bắc Cali thầy nhận được ngay của em mấy trang thư và tập san Cường Để 1998. Thầy vội vàng đọc thư em và ngấu nghiếng đọc nửa cuốn tập san trước khi ngủ.

Sau khi điện thoại với em và được biết còn kịp thì giờ, thầy viết bức thư này cho em như một tài liệu có thể dùng, góp vào tập san số hai, năm 1999. Với thầy, một cụ già 77 tuổi, tai điếc 50%, đang chờ hearing aid, trí não không còn là cái máy như thuở hoa niên vì đã một lần đứng trước mặt cô Bạch Liên mà hỏi cô Bạch Yến về người chị bây giờ ra sao, thật khó mà viết được một trang hồi ký với sự kiện rõ ràng. Vậy xin cho phép thầy kể chuyện lung tung, nhớ đâu nói đấy, miễn sao vui là được phải không em?

Xem tiếp...

Kể chuyện về trường cũ 1955

Thầy Vũ Quốc Oai

... Mùa Thu năm 1955, chúng tôi đạp xe từ Đại Học Xá Minh Mạng lên Bộ Giáo Dục ở đường Lê Thánh Tôn để thăm cụ Đỗ Trí Lễ, một vị giáo sư dạy tôi thời Trung Học. Cụ hỏi thăm sự sinh sống của chúng tôi, chúng tôi trả lời là học bỗng chỉ đủ ăn, còn mua sách là một gánh nặng của chúng tôi. Khi đó các sách vở chúng tôi học đều được nhập cảng từ Pháp bỡi các nhà sách Lê Phan và Xuân Thu, rất đắc. Cụ nói là các tỉnh đang thiếu giáo sư, nếu muốn đi dạy thì mang bản sao văn bằng để cụ sắp xếp. Sau khi từ giả cụ, chúng tôi về bàn tính với nhau xem nên đi dạy hay tiếp tục học. Một số quyết định giang hồ một chuyến, trong đó có tôi...

Xem tiếp...

Dòng Sông Nghe Nhiều Tâm Sự

Thuở đó chúng tôi là một nhóm bạn cùng học chung trường Cường Để nhưng khác ban. Phư ơng tiện đi học lúc ấy của chúng tôi là xe đạp. Nhà để xe của trường nép mình sát bờ rào, bên kia đường là nhà phát thanh và truyền hình của Qui Nơn Bình Định, cửa sổ lớp học nào cũng đều hứơng về phía nhà để xe. Kiểng báo hết giờ học của hai tiết đầu buổi sáng vang lên, lớp chúng tôi ùa ra, ai nấy cũng đều hối hã lấy xe ra về, mình tôi còn đứng đó nhìn chiếc xe đạp của mình bị "còng" chung với chiếc xe của ai đó. Thật là bực bội vô cùng, nhưng biết kêu ai và hỏi ai bây giờ?! Đang nghĩ ngợi tôi chợt nhìn thấy từ cửa sổ lớp học cách chỗ tôi đứng ba phòng, có người đưa tay chỉ chỏ về phía tôi và cười. Sau đó một nam sinh đi vòng qua ngã văn phòng và cầu thang đén bên tôi nói lời xin lỗi, tay mở khóa xe, miệng cười toe toét, bảo rằng đi trễ nên khóa nhầm xe. Thấy bạn là người lạ tôi không nói gì chỉ dắt xe đi thảng, miệng không quên rủa thầm: Đồ Quỉ Sứ....Sau nầy tôi mới biết đó là mode nghịch mới của các bạn nam sinh. Không cần biết xe ai để trước, họ đến sau để gần là khóa chung lại, mặc cho khổ chủ tan học trước, ôm cặp đúng nhìn trời mây... còn họ thì ngồi trong lớp quan sát khổ chủ rồi hi hi.. cười với bạn.

Xem tiếp...

Từ Qui Nhơn Bình Định Đến New Orleans Louisiana

Hôm nay mồng một tết. Ngoài trời nắng hanh vàng, rực rỡ, nhưng cái lạnh vẫn còn dai dẳng đến buốt người. Tôi thắp nén nhang lên bàn thờ Ông Bà và lan man nghĩ về những ngày tết ở Việt Nam.

Từ dạo xa xứ, thỉnh thoảng tôi nhớ về quê hương, nhớ cha mẹ anh em, nhớ bạn bè quen biết. Nhớ những vui buồn của "hoa sứ tỉnh lẻ". Đã làm tôi nhớ đến câu thơ: "để khi thức dậy, thấy mình đứng giữa quê hương". Nhớ từng con đường với dấu chân kỷ niệm, nó là một chút gì vẫn còn tiềm tàng trong con người của tôi. Quê hương là cha mẹ anh em, là bạn bè tri kỷ, là những người dân lao động cần cù nhẫn nại, nhưng tình yêu thật bao la khó nói.

Xem tiếp...

Chuyện Từ Qui Nhơn

Mỗi chiều tôi thường đạp xe vòng quanh thành phố Qui Nhơn, khi mặt trời từ từ khuất sau dãy núi phía tây, nơi có ngọn núi Bà Hỏa tròn trịa, những tia nắng màu vàng cam vẫn còn rực rỡ chiếu sáng một góc trời. Nơi đây thường xuất hiện mây " Ngũ sắc" rất đẹp, mỗi lần như thế tôi say mê đứng nắm mây mãi cho đến khi tan mây mới thôi. Hồi còn bé tôi thường nghe cha tôi nói rằng " khi có mây Ngũ sắc là có Phật trên đó", vì thế tôi không cầu nguyện khi thấy sao băng, nhưng luôn cầu nguyện khi nhìn "Mây Ngũ sắc", tôi không cầu giàu sang, không cần thoát nghèo chỉ cầu xin được "Bình an".
 

Xem tiếp...

Thầy Ơi!

LTS: Thầy Phan Lục Tú, giáo sư Nữ Trung Học, Cường Để, Bồ Đề, Trinh Vương và Tây Sơn Qui Nhơn đã từ trần vào ngày 15 tháng 5 năm 2010 tại Toulouse, Pháp quốc, hưởng thọ 70 tuổi.

Thầy Phan Lục Tú, là một khuôn mặt quen thân và khả kính, được nhiều thế hệ học sinh thương mến và kính trọng. Thầy chẳng những đã hết lòng truyền đạt kiến thức, tạo hứng khởi trong sinh hoạt học đường cho học sinh mà còn là một tấm gương sáng về tinh thần phục vụ tha nhân thể hiện qua các công tác thiện nguyện của Hội Hồng Thập Tự và nhiều tổ chức từ thiện khác. Thấy luôn gắng bó với những học trò cũ của mình, đã từng tham dự nhiều kỳ họp mặt của các cựu nữ sinh NTH tại Qui Nhơn, cũng như đã từng tham dự Đại Hội tại Houston TX và viết bài cho ĐS CĐ - NTH. Thầy mất đi, để lại nhiều thương tiếc cho những học trò cũ, thể hiện qua bài viết của một nữ sinh NTH từ Đông Hà Việt Nam mà chúng tôi nhận được chỉ một ngày sau khi thầy qua đời.

Gia Đình CHS & ĐS CĐ - NTH xin chân thành chia buồn cùng Cô và tang quyến, nguyện cầu hương linh người quá cố phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, tỏa đăng giác ngã.

ĐS CĐ - NTH

Thầy ơi! Có những sự ngẫu nhiên hết sức kỳ lạ, kỳ lạ đến mức em chỉ có thể giải thích bằng hai chữ tâm linh mơ hồ. Chỉ vài giờ trước lúc thầy qua đời, trên trang web cuongdequynhon có bài Hải Giang - bên biển - bên sông. Bài báo viết về một địa danh mà dấu chân thầy trò mình đã từng lưu giữ nhiều kỹ niệm...Đọc xong những dòng chữ cuối cùng, tự dưng ruột em thắt lại, nước mắt em ứa ra ướt mặn trên môi...và linh tính nhƣ báo cho em một điều gì rất xấu đang xãy đến. Cũng trong khoảnh khắc ấy, ở một nơi rất xa, em đâu có ngờ, Thầy nhƣ ngọn đèn dầu leo lét đang hắt những tia sáng cuối cùng.

Vậy là thầy vĩnh viễn không còn nữa trên cõi đời này.

Xem tiếp...

thư gởi bạn cũ

Bạn thân thiết ơi.

Lần trước tôi viết Thư Gởi Bạn Cũ là để ôn lại những kỷ niệm, là để nhớ đến từng bạn. Nhưng hôm nay tôi buồn, tôi viết để tâm sự.

Cách đây hơn một năm tôi ra Nha Trang dự một đám cưới mà tôi không quen ai cả. Tôi đi theo bạn để về thăm chốn cũ vài ngày vậy thôi.

Xem tiếp...

thư cho mẹ

Ngày…tháng…năm

Mẹ ơi! Khi con nghe được giọng nói yếu ớt của mẹ từ bên nhà "Con ơi, nếu con không về thăm mẹ sớm, chắc con không gặp được Mẹ lần cuối cùng". Lời nói của Mẹ đã làm con choáng váng, chao đảo tâm hồn. Mẹ ơi! Mẹ đừng vội ra đi sớm thế. Thời gian này là thời gian Mẹ cần kéo dài cuộc sống để được an hưởng tuổi già, để được đền bù lại những tháng năm dài sống khổ đau và vất vả cho chồng con. Mẹ ơi! Con thương Mẹ biết dường nào. Điều bất hạnh lớn nhất của con bây giờ là không được ở bên Mẹ để chăm sóc Mẹ trong những ngày cuối đời của Mẹ. Chỉ vì "miếng cơm manh áo" một từ ngữ thật tầm thường nhưng cũng là một cứu cánh tối cần thiết mà cả một đời người phải lao đao lận đận vất vả vì nó. Lòng con giờ đây rất nhiều mâu thuẫn với chính mình, con muốn bỏ tất cả nơi đây để về chăm sóc bên Mẹ, nhưng mẹ ơi, con còn quá trẻ để quay về, từng ngày con sống nơi đây với những đau xót ngậm ngùi.

Xem tiếp...

Các bài khác...

  1. Lễ hội hoa anh đào