Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200

Một thời cắp sách...

Không biết bao nhiêu lần rồi, tôi ngồi vào bàn, bật máy tính, chủ ý mỗi ngày viết vài dòng cho Đặc san. Còn khỏang non một tháng nữa, tức là 30 mgày, mỗi ngày cho là 10 dòng đi, cộng, trừ nhân chia nhẩm tính khoảng 300 dòng, "dư sức qua cầu ". Nhưng mưu sự tại tui, thành sự cũng...tại tui luôn! Tính viết về vụ gì đây? Tìm đề tài để viết, khó lắm bạn ơi! Chuyện năm nẳm, năm xưa, đã khui ra hết rồi (gần hết). Tôi than thở với ông bạn, ông ta nói:

- Nếu không nghĩ ra đề tài gì, thì viết về nhân sinh quan, về sinh hoạt cuộc sống, thiếu gì chuyện để viết, hễ muốn là được.

Xem tiếp...

Qui Nhơn Trong Ký Ức...

Một ngàn sợi tóc bay bay
Để đời một nửa có hay không đời?.
..

Thấm thoát đã trên ba chục năm trôi qua, từ ngày tôi từ giã thành phố Qui Nhơn ra đi. Hai phần ba cuộc đời, sống bôn ba nơi hải ngoại. Rồi một hôm:

"..Tình cờ đất khách gặp nhau. Mấy cái đầu đều bạc, nếu chẳng quen lung, đố có nhìn ra được..."

Xem tiếp...

Món Ngon Qui Nhơn

Theo các nhà nghiên cứu về trí nhớ J. Randal, S. Ferris, D. Krech thì vào khoảng tuổi từ 50 đến 60, con người thường dễ quên và khó có trí nhớ tốt lành. Y học gọi đó là sự suy thoái về trí nhớ liên hệ tới tuổi. Thế mà tôi, bất chấp sự suy thoái này, lại thích viết, nhắc lại những chuyện Qui Nhơn xưa cũ, chứ để một mai này,lỡ sao quả tạ chiếu trúng đầu, xuôi tay, thẳng gìo, biết có còn nhớ nổi nữa hay không. Kỷ niệm thì đã xa xưa lắm rồi, nó phai mờ dần với thời gian, nó nằm chồng chéo lên nhau, phải thả hồn về những ngày tháng cũ mới từ từ lần ra. Khi nhắc đến tên một địa danh như Gành Ráng,Suối Tiên, Đầm Thị Nại, Cầu Đá....chợt thấy những ngày xa xôi cũ như hiện về. Cũng như nghe đến tên cá liệt, cá ngạnh, cá rựa, cá khoai, bún sứa..lại liên tưởng đến những bữa cơm thân mật, những bửa cơm thiếu thốn, những bữa ăn tưng bừng với bạn bè, với những người thân.

Xem tiếp...

Xóm Cọng Hòa

Tôi sợ nhất là viết thư, mà đã viết rồi thì không bao giờ đọc trở lại cả. Ý tưởng vừa viết ra đó, chỉ vài phút sau, thấy sao mà "ngố" quá đổi. Nếu "sơn sửa" lại, đọc cho xuôi tai thì cả tuần sau, thư vẫn chưa chịu xuất gia đến thùng thư. Bởi vậy, nên thư vừa viết xong, vội vàng dán lại, gửi đi ngay. Tú tài I học ban B, tú tài hai ban A. Sau "hai Tú" lại "phải" theo học khoa học kỹ thuật. Văn không có, chương lại quên, chữ nghĩa lỏng bỏng...Tôi phục lăn mấy ông cầm bút, chuyện có ít, lại xít cho nhiều. Tài thật! Ngồi chưa nóng đít, tôi phải đứng dậy đi cái đã.

Xem tiếp...

Hai Người Cũ, Hai Chuyến Đi

9 giờ sáng sớm.. .

Chuông cửa reo,

- Ja, bitte! (Xin lỗi, Ai ?)

- Pakett (Có gói đồ) tiếng trả lời.

Tôi vội vàng mở cửa, ông phát thơ bưu-điện trao tôi một thùng gởi đồ nho nhỏ. Không biết là cái gì đây? Vội vàng mở ra xem. Trong thùng có ba quyển sách, được chèn giấy báo cẩn thận để khỏi bị sốc. Đặc-san Cường-để- Nữ Trung Học Qui-nhơn của những năm 98, 99 và 2000. Anh Nguyễn Chí Hoài-Sơn (cũng là cựu học sinh Cường Để) ở Karlsruhe gởi cho tôi mượn đọc, vì biết tôi là người có tâm sự rất nhiều với Qui-nhơn, anh nói để tôi đọc, để tôi tưởng nhớ mùi hương...Mùi hương kỷ-niệm của những năm tháng xa xưa, mùi hương của thành phố nhỏ ven biển nóng nực, mù bụi, muốn điên lên, khi ngọn gío Nam thổi tới, dễ chịu hơn, lúc có ngọn gío Nồm thổi về, mùi hương của bạn cũ, trường xưa.

Xem tiếp...

Lan man về tình yêu

LTS. Anh Bùi Đăng Khoa người Quy Nhơn, học ở Bồ Đề và Cường Để, thi tú tài 2 khóa 1969. Anh đi du học ở Cộng Hòa Liên Bang Đức từ 1969 và hiện sống ở bên đó. Xin hân hạnh giới thiệu anh Khoa với bạn đọc.

Cách đây mấy năm, trong Đặc san năm 2000 chị Lưu Ly và anh T.T.T. có lan man về cây si. Anh bạn cựu HSCĐ cắc cớ của Lưu Ly đã gửi những câu hỏi đến các cựu HSCĐ khác là:

- Trong quá khứ, bạn đã từng là cây si ? Nếu có thì bạn trồng nó ờ đâu ?

Câu thứ nhất nhận được 99% trả lời là Có! và câu thứ nhì cũng được 99% trả lời là:

- Tôi trồng cây si trước cửa nhà ông bà nhạc.

Xem tiếp...