Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • NhaGiuXe1200
  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200

Facebook và Họp Mặt

Nguyên tác: Facebook has killed the high school reunion - Kerri Sackville



Mười năm trước, tôi đã có một kinh nghiệm mà các con tôi sẽ không bao giờ hiểu được. Một kinh nghiệm mà các thế hệ tương lai sẽ không bao giờ thực sự hiểu nổi. Tôi đã tham dự buổi họp mặt kỉ niệm hai mươi năm học xong trung học.

Tôi bước vào phòng họp mặt, có chừng trên dưới bốn mươi mạng, phần lớn tôi chưa từng gặp mặt lại từ lần họp mặt mười năm. Tôi đã kinh hoàng vì rất nhiều bạn đã thay đổi dữ dội, và còn kinh hoàng hơn nữa vì nhiều bạn nhìn vẫn y như mười năm xưa.

Xem tiếp...

Nghe Mai Khôi hát ở Melbourne


Mai Khôi - Melbourne 23/5/2015


Tôi nghe Mai Khôi hát lần đầu qua cái CD Căn Nhà Nhỏ của ông bạn Mai Xuân Vỹ. Và nghe Vỹ nhắc đến tên cô thường xuyên qua những lần trò chuyện cho nên nghe thấy cái tên cô rất quen. Nhưng tôi không biết nhiều gì về Mai Khôi, tìm trên wiki cũng không thấy tên cô. Vài ba năm về thăm nhà vài ngày thì cũng không gặp dịp để nghe cô hát live. Lâu lâu rảnh vô youtube để nghe cô hát cho biết, trên TV, trong phòng trà ... Giờ nghe cô xuống Melbourne hát thấy vui trong bụng. Nhất là, bạn biết đó, ở Melbourne không được đâu như ở Sài Gòn, tối nào muốn đi nghe nghe nhạc thính phòng thì chỉ cần thay quần áo là đi!

Xem tiếp...

Vài dòng nhớ những người lính tử trận Hoàng Sa 1974

Lứa tụi tôi hơi đặc biệt, thường được gọi là lứa "tú tài IBM", vì là năm đầu tiên và duy nhất bằng tú tài được thi theo lối trắc nghiệm và chấm bằng máy tính điện tử IBM! Năm này chắc cũng như nhiều trường khác, bạn bè cùng lớp ở quê nhà tổ chức họp mặt ăn mừng 40 năm học xong trung học. Có một sự kiện cũng đã 40 năm, đáng nhớ hơn nhiều, và sẽ được nhớ bởi nhiều người và sẽ sống mãi với lịch sử. Đó là trận hải chiến Hoàng Sa tháng 1 năm 1974.



Xem tiếp...

Lời thú tội của một tên nghiện Facebook

Nguyên tác của Robert Simms, Nguyễn Sĩ Hanh phỏng dịch

Trong cuộc hành trình bất tận để tìm kiếm sự "được công nhận" cho bản thân mình trên mạng xã hội, chúng ta quên bẵng chuyện thật sự trải nghiệm và tận hưởng những khoảng khắc của cuộc sống thật, Robert Simms viết.


Ai cũng có những ngày "lên voi" và những ngày "xuống chó", tuy nhiên hình ảnh của chúng ta trên mạng xã hội thường không thể hiện cái thực tế này. (Photo: Reuters) .

Tết là dịp để nhìn lại năm qua, và đặt ra những mục tiêu cho năm mới. Và cũng như nhiều "công dân tốt" của thế hệ "Y", tôi chia xẻ những kế hoạch cho năm mới của mình trên Facebook. Trong khi "tự sướng" với rất nhiều "like" ủng hộ và lời còm cho những kế hoạch của mình, tôi chợt nhận ra một sự thật kinh hoàng: Tôi là một kẻ nghiện Facebook!

Xem tiếp...

Ngọc Ngà Châu Báu Của Trái Tim

Nguyễn Sĩ Hạnh
10.11.2013

Tôi thích tiếng đàn vĩ cầm. Có thể vì nó gợi nhớ lại những ngày thơ ấu, cuối ngày sau giờ làm việc ông già thường hay đem cây đàn vĩ cầm của ổng ra kéo ỉ ôi mấy bài nhạc tiền chiến. Có thể vì tiếng đàn đem âm nhạc len lỏi vào trong tâm hồn và cảm nghĩ của mình một cách sâu sắc mà những nhạc cụ khác hay ngay cả giọng ca của mấy diva cũng không làm được. Khi mới bắt đầu học nghe nhạc classic, tôi lựa nhạc vĩ cầm để nghe trước, và khi được nghe mấy cái concerto nổi tiếng thì thích liền. Hơn hai chục năm qua, mấy concert to viết cho vĩ cầm và dàn nhạc giao hưởng của Beethoven, Brahms, Mendelssohn, Tchaikovski, Bruch, Elgar, Sibelius ... nghe đi nghe lại hoài không chán. Giờ có thêm youtube, lâu lâu lại lên coi để thấy cận cảnh những ngón tay phù thủy của các danh thủ nhảy múa trên phím đàn! Bài này dịch từ một phần của trang Wiki, tôi bỏ qua những phần nói về kỷ thuật vĩ cầm và nhạc thuật vì tự thấy mình không đủ trình độ để dịch. Trong bài hai từ "vĩ cầm "và violin được dùng lẫn lộn, và "violin concerto" thường dùng để thay thế cho "concerto viết cho đàn vĩ cầm và dàn nhạc giao hưởng". Có gì sai sót xin các bạn chỉ giáo - NSH.


Bản concerto cho vĩ cầm và dàn nhạc giao hưởng cung E thứ, Op. 64 của Felix Mendelssohn là tác phẩm lớn sau cùng ông viết cho dàn nhạc giao hưởng. Tác phẩm này là một phần quan trọng trong danh sách biểu diễn của những tác phẩm viết cho vĩ cầm và là một trong những concerto cho vĩ cầm được biểu diễn nhiều nhất từ xưa đến nay [1][2][]3]. Trung bình mỗi lần biểu diễn bản concerto này kéo dài gần nửa tiếng đồng hồ.

Janine Jansen với dàn nhạc giao hưởng BBC Symphony Orchestra.

Xem tiếp...

Lẩm Cẩm Chuyện Mưa Rơi Xứ Huế

Bà xã từ nhỏ tới lớn chưa bao giờ có dịp đi ra phía Bắc, ra tới ngã ba phi trường Phù Cát là hết mức. Đó là may nhờ mấy lần về thăm quê chồng trong mười mấy năm nay, chớ nếu lỡ lấy một ông công tử Bạc Liêu nào đó thì chắc cũng chớt quớt luôn. Thêm vào đó nói chuyện với tụi Úc bã lại cứ nghe tụi nó khen Huế và Hội An nức nở, mà mình là người Việt thì lại không biết mô tê gì cả. Cho nên lần này về thì hạ quyết tâm là sẽ thu xếp đi Huế và Hội An cho được. Khổ một nỗi là kẹt việc làm phép tắc này nọ nên chọn ngày tháng không dễ dàng cho lắm, và chắc xa nhà lâu quá nên quên bẵng là tháng 12 thì vẫn còn là mùa đông ở miền trung ...


Huế, mùa đông 2011

Xem tiếp...

Những Cô Ca Sĩ "Thần Tượng" Thuở Đầu Đời

Tuần qua dọn dẹp mấy trang web, tình cờ nghe lại một chương trình phát thanh về nhạc VN trước 1975 của Hoài Nam. Ông Hoài Nam kể chuyện bài hát Thiên Thai ông nghe hồi còn nhỏ. Nghe thấy cảm động quá xá, vì đại khái giống như ông, tôi cũng có chút kỉ niệm nho nhỏ với bài này, dù rằng không dữ dội như ông vậy.

Hoài Nam - 70 Năm Trong Tân Nhạc Việt Nam - Chương trình 18: Hoàng Trọng
(nói về bài Thiên Thai từ 2:08 tới 2:38)


Số là hồi đó, không nhớ rõ năm nào nhưng chắc cỡ giữa thập niên 60, ông già mua về một cái máy hát băng nhạc, loại băng từ cuộn nào cuộn nấy to như dĩa cơm sườn. Nhạc thì ra mấy tiệm thu băng, ít khi mua cả cuộn băng gốc (tôi đoán là vì mắc) mà thường đọc qua danh sách của những cuộn băng, lựa bài nào muốn thu thì viết tên ra thành một danh sách. Xong tiệm sẽ thu cho, vài bữa sau ra lấy. Đại khái kiểu giống như giờ mình làm playlist trên youtube, hay trên mấy trang web cho nghe nhạc chùa vậy!



Xem tiếp...

Càm Ràm Chuyện Đi Tây

Thời này đi du lịch không chỉ là đi du lịch. Chẳng hạn có người đi về bèn viết nguyên một cuốn sách hướng dẫn du lịch bán trên mạng lai rai. Có người đi tới đâu là quắc một cái hình hay vài hàng status lên Facebook tới đó. Có người đi tới đâu làm một bài thơ vịnh cảnh tới đó. Ai cũng chụp hình nhưng có người về đăng cả ngàn tấm lên năm bảy trang web khác nhau, vân vân và vân vân. Tôi thì tính là đi tới thành phố nào là viết một bài tâm tình về thành phố đó cho xịn. Mới viết được hai bài - về PragueBudapest - thì có người quen đọc xong email chê sao ông ngu quá vậy. Hỏi sao ngu thì trả lời là đi chơi mà không để thì giờ để chơi mà bày đặt viết lách linh tinh! Tôi cụt hứng nên thôi. Về nhà đã hơn nửa tháng nay, jet lag đã hết nên rán viết thêm một bài nữa, gọi là để túm lại chuyến đi.

Xem tiếp...

Budapest Và Những Tượng Đài Lỗi Thời

Budapest không lãng mạn và ướt át như Venice, không có một bề dày lịch sử cỡ như Rome, không phóng khoáng và hiện đại như Berlin, không cổ kính và nhiều người Việt bằng Prague. Nhưng Budapest có suối nước nóng, có dòng sông Danube ( dù rằng sông Danube chảy qua Hungary có 12% chiều dài, nhưng nhắc tới Danube người ta thường nghĩ đến Hungary và Budapest) và nhứt là có Công Viên Tượng Đài Lỗi Thời (Memento Park)!

Sau thế chiến thứ nhất, Hungary ở bên thua cuộc, trở thành một nước cọng hòa nhưng mất hơn hai phần ba lãnh thổ và vấn đề này vẫn còn được bàn cãi sôi nổi cho tới ngày này[1].  


Xe tăng Liên Xô vô Budapest tháng 11.1956

Xem tiếp...

Tản Mạn Prague

Tại sao lại đi thăm nước Tiệp Khắc làm chi cà? Câu trả lời muốn đơn giản thì cũng dễ mà muốn dài dòng phức tạp thì cũng đặng...

Có một hai chuyện đáng nể về người Tiệp Khắc.

Sau thế chiến thứ 2, đảng Cọng Sản Tiệp Khắc với sự lãnh đạo của Liên Xô cai trị Tiệp Khắc từ 1948. Trong thập niên 50, rất nhiều người không cọng sản phải bỏ trốn ra nước ngoài, một số lớn bị bắt lại, vô tù, và nhiều người chết trong những trại tù khổ sai. Tháng 4 năm 1968 tân Bí Thư Thứ Nhất của đảng Cọng Sản Tiệp Khắc, Alexender  Dubcek, bắt đầu chương trình "đổi mới" mà sau này lịch sử gọi là "Mùa Xuân Prague". Chế độ kiểm duyệt bị bãi bỏ, tù nhân chính trị được thả về nhà, và kinh tế trung ương tập trung bắt  đầu được "bung" ra... Liên Xô không hài lòng với kiểu "xét lại" như vậy, nhưng "đồng chí" Dubcek không ngán. Liên Xô tức giận, bèn chơi kiểu "lấy thịt đè người", cho xe tăng qua Prague ngày 20.8.1968, và nối gót theo là 200.000 bộ đội của Liên Minh Warsaw. Chế độ độc tài chuyên chính cọng sản được thiết lập trở lại, nhiều người theo phe cải cách bị trục xuất khỏi đảng, 500.000 đảng viên mất việc. Những người chống đối bị bắt và cho đi học tập cải tạo sặc sừ[1].

Prague1 1968
Xe tăng Liên Xô ở Prague tháng 8.1968 

Xem tiếp...