Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • hinhCu 1200
  • CD4 1200
  • DaiThinhDuong1200
  • NhaGiuXe1200

Thơ

Hoa mơ nở rộ ở nhiều nơi trên nước Nhật vào tháng hai ngay vào lúc giao mùa giữa cuối đông và đầu xuân. Khi hoa mơ bắt đầu tàn thì hoa anh đào bắt đầu chớm nụ. Hoa mơ và hoa anh đào đều đẹp và thanh tao. Cả hai đều mang một sắc thái đặc thù trong văn hóa Nhật: Hoa mơ là biểu tượng  cho sự nhẫn nại, chịu đựng trong khi đó, hoa anh đào tượng trưng cho sự vô thường “mono no aware”.

Rất dễ lẫn lộn giữa hai loài hoa khi mới chợt nhìn thoáng qua. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ, chúng ta có thể thấy được sự khác nhau : hoa mơ nhỏ hơn, thường có năm cánh viền tròn với màu trắng, đỏ hay hồng điểm vài sắc tím. Cánh hoa mơ dài và nhỏ. Ngược lại, hoa anh đào lớn hơn,  có nhiều màu sắc, mềm mịn, nở nhiều búp hơn và có khe nhỏ ở đầu cánh.

thien image003
Hình bên trái: Cây hoa mơ Tobiume (- cây hoa mơ biết bay) nằm ở trước cửa chính  của đền Dazaifu Tenmangu (太宰府 天満) thuộc thành phố Fukuoka.
Hình bên phải: Hoa mơ Tobiume đang vào thời kỳ nở rộ. (Google Images)

Sự tích của cây hoa Tobiume này có liên quan đến ông  Sugawara no Michizane (菅原 道真845 –903) – vị thần học vấn với tên là Tenman- Tenjin  (天満天神)  hay còn gọi hay gọi tắt là Tenjin trong đạo Thần học.  Vào đầu mùa xuân, có rất nhiều học sinh, phụ huynh từ nhiều nơi trong nước đến đây để cầu xin sự may mắn trong việc thi cử của con mình. 

Tục truyền rằng khi bị giáng chức vì sự tranh chấp quyền lực trong triều đình của hoàng đế Uda và thuyên chuyển về Daizaifu (tỉnh Fukuoka, Kyushu), ông Sugawara cảm thấy rất buồn vì biết rằng ông sẽ không còn được cơ hội thấy lại cây hoa mơ trong vườn nhà ông ở Kyoto nữa. Tức cảnh sinh tình, ông sáng tác bài waka dưới đây:

‘東風吹かば にほひをこせよ 梅花   主なしとて 春を忘るな’
(Kochi fukaba/nioi okoseyo/ ume no hana/ aruji nashi tote/ haru o wasuru na)

(Này những bông hoa mơ. Khi ngọn gió đông thổi về, nhớ nở rộ và mang lại hương thơm nhé! Cho dù người chủ không còn nữa, đừng có quên mùa xuân đang về!).

“Gió đông” là gió từ vùng Kyoto- kinh đô của Nhật thời bấy giờ. “Người chủ”ở đây là chính ông Michizane. Theo truyền thuyết, sau khi ông mất, chỉ trong vòng một đêm, cây hoa mơ trong vườn nhà ông đã bay từ Kyoto đến Kyushu để đoàn tụ với ông. Cái tên “Tobiume”/cây hoa mơ biết bay” ở Dazaifu  được đặt ra dựa vào truyền thuyết này.

Tenmangu no haru
fukaku shimitoru
kane no oto
(ngày xuân Tenmangu
tiếng chuông ngân vang điệu  thánh thót
thấm sâu vào cõi lòng)
(1974) 

umefubuki
karen na hanaemi
shibafu no ue ni
(cánh trắng như bông tuyết
hoa mơ với nụ cười dễ thương
tung tăng trên thảm cỏ)
(1977)

miageru to
hi to kumo to sora
miwatasu to
mizuiro to kaori
no utsurikawari
(ngước nhìn lên trời cao
thấy  mặt trời, mây và bầu trời
đưa mắt về phía xa
hương hoa  cỏ cây và màu nước
thiên nhiên theo dòng thời gian  trôi)
(1977)

suginamiki
no sobieru sandou wo
kiyoi chinmoku
(con đường đến chánh điện
ẩn hiện dưới hàng cây tuyết tùng
lối đi vào tĩnh lặng)
(1976)

uguisu naku
iwatsutsuji saku
nori no bambutsu
(chim sơn ca hót vang
hoa đỗ quyên nở rộ nơi khe đá
Pháp quy của vạn vật)
(1974) 

kaa kaa to
naku karasu mure
kumorizora
(một đàn quạ bay ngang
vang lên tiếng kêu
kạt- kạt“
bầu trời chợt xám đen)
(1977)

uraraka hi
uma boku boku ya
mizu toku toku
(vào một ngày rợp nắng
đàn ngựa đi quanh theo nhịp điệu
vòi nước tiếng lộp độp!)
(1974)

gachin gachin no
furikodokei no oto
satori* no okosu
(trở về vùng tỉnh thức
khi nghe tiếng đồng hồ quả lắc
đinh.. đông…)
(1975) 

*) 悟り

tsukimisoba*
wo tabenagara
mado no tsukiyo
(vừa ăn tô bùn tsukimi
vừa nhìn ánh trăng khuya hiu hắt
rọi qua cửa sổ phòng)
(1975)

*) 月見そば: tô bún nước với tròng đỏ quả trứng nổi lên trên trông giống như mặt trăng. 

Yataimura* ni
rakuyoo no oto
amadare no oto
(làng Yataimura
từng chiếc lá lả tả rơi rơi
tiếng mưa rơi xào xạc)
(1975)

*) Làng yataimura (屋台村). Có nhiều quầy bán thức ăn và đồ uống. Nằm ở Nakasu- một đảo nhỏ nằm giữa lòng thành phố Fukuoka. Nakasu được bao bọc bởi hai dòng sông  Nakagawa và Hakatagawa. 

Trần Trí Năng

Đăng Nhập / Đăng Xuất