Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200
  • NhaGiuXe1200

Đốt Cháy Mùa Hè

Nguyên tác: Taras Prokhasko
Phỏng dịch: Nguyễn Sĩ Hạnh (qua bản dịch tiếng Anh của Olha Rudakevych)

Ngày thứ nhất

Một chuyện gì đó đã thay đổi. Mọi chuyện đã thay đổi, như ngày hôm qua. Mùa hè bỗng dưng trở thành cuối hè. Dường như cơn mưa hoàn toàn không giống mưa mùa hè, bụi gió ẩm ướt, sẽ không ngừng trước khi mùa thu. Những cây dẻ vỏ méo mó nhìn giống như những dòng suối kỳ cục chảy ra từ nước mưa.

Tôi không ngăn được nước chảy khi nhúng tay xuống một dòng suối như vậy — nước tự động chảy rẽ qua một hướng khác.

Nhưng tôi sẽ nắm bắt mùa thu này. Sẽ không để nó thoát qua tay.

Xem tiếp...

Khu Vườn Của Chị Tôi

Nguyên tác: Vasyl Gabor, “Potrapyty v sad,” trong “Knyha ekzotychnykh sniv ta real’nykh podii” [A Book of Exotic Dreams and Real Events], Lviv: 1999, trang 13–17.
Nguyễn Sĩ Hạnh phỏng dịch từ bản dịch tiếng Anh của Patrick Corness và Natalia Pomirko, “Finding the Way to the Garden”.

(cho Natalia)

Khu vườn đã có ở đó từ lâu rồi, nhưng không ai tới được, và điều này làm cho thiên hạ mất vui vô cùng.

Những ý tưởng này chợt lóe lên trong trí nhớ của tôi, tôi biết rất rõ vì sao lại như vậy và điều này càng làm tôi thêm đau lòng. Niềm đau còn dữ dội hơn vì nơi chốn và thời điểm khi những ý tưởng này bất chợt đến với tôi. Khu vườn cũ này nằm ở ngoại ô thị trấn. Trời đang cuối thu, ấm áp gắng gượng kiểu mùa thu, và tôi đang nhặt táo chín bỏ vô cái túi lính bạc màu. Dưới những tàn cây, mặt đất phủ đầy táo trắng xóa. Dưới ánh sáng mặt trời, vỏ của những trái táo nhìn thấy mỏng tanh và trong suốt. Tôi nhớ lại là mình đã không cưỡng lại được cái cám dỗ hái táo ở trên cây, mặc dù tôi đã hứa với bà lão chủ vườn rằng tôi sẽ không làm như vậy. Tôi bứt những trái táo một cách nhẹ nhàng nhưng mấy ngón tay tôi vẫn để lại những dấu ấn nhanh chóng trở thành những vết lở lạt màu. Khi tôi ăn táo, nước táo sủi bọt trắng đục chảy ra dính bết đầy tay, nên tôi chùi tay mình lên bãi cỏ ẩm ướt gần với sát mặt đất. Đây rõ ràng là những giống táo mùa hè, mặc dù tôi chưa bao giờ thấy táo mùa hè nào mà vẫn còn trái trên cây vào cuối mùa thu, khi những đám mây tuyết màu nâu phủ đen bầu trời buổi tối chiều và cái lạnh thấu xương như thể tuyết sắp bắt đầu rơi tới nơi, và bao phủ trái cây trên cây và mặt đất.

Xem tiếp...

Một thuở yêu người

Đa Lạt
Ảnh : Thung Lũng tình yêu 07/2018-Triman
Chàng đứng trên cao nhìn xuống cái hồ nước bốc khói dưới kia, lòng chợt thấy nhói đau vì một chùm kỷ niệm xưa bất chợt ùa về và bóp nghiến lấy trái tim bệnh tật của chàng. Chàng thấy mình vẫn còn đang là một chàng trai ba mươi hai tuổi, mạnh mẽ, yêu đời, nét mặt lúc nào cũng trầm tư như một triết gia. Còn nàng là cô bé mới hai mươi tuổi tràn đầy sức sống và đang yêu đủ thứ: nàng yêu văn thơ, yêu tiểu thuyết, yêu những bản nhạc Hoa lời Việt lúc đó đang rất thịnh hành. Và nàng cũng đang yêu chàng say đắm.

Xem tiếp...

"hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê"

Son_Nam.14

Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày.

Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam). Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá.

Xem tiếp...

Về một quãng đời Trịnh Công Sơn _Kỳ 2

bien-hoang-hon


Trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật Qui Nhơn được ngân sách Mỹ tài trợ, xây cất rất qui mô và tân kỳ. Hai trường nằm gần nhau tại Khu Sáu, sát bờ biển, khoảng giữa đường từ phố Gia Long đến Ghềnh Ráng, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử an nghỉ giấc ngàn thu. Qua khỏi Ghềnh Ráng là làng Qui Hòa, làng dành riêng cho người mắc bệnh cùi. Ở đó có nhiều bà "xơ" hy sinh một đời, tận tụy chăm sóc cho bệnh nhân.

Lúc bấy giờ, 1962, thành phố Qui Nhơn hãy còn tiêu điều xơ xác. Ngay con đường chính Gia Long, chạy dài từ Núi Một (Ga xe lửa) đến bến cảng hãy còn nhiều ngôi nhà vô chủ, đổ nát hoang tàn trong chiến tranh chưa có ai dọn dẹp. Đường Lê Lợi chạy từ trung tâm phố thẳng ra biển còn rất nhiều nhà tranh, vách lá.

Xem tiếp...

Cái lon guigoz

le-phat
Photo : Pham Kim Oanh

Hình như ai đến đây cũng đều giấu đi thân phận và cảm xúc của mình, tôi cũng vậy. Buổi sáng từ 7 đến 8 giờ đoàn xe bus đi gom mọi người cao tuổi ở rải rác quanh vùng chở đến đây và 1 giờ trưa chở về, vì từ 1 giờ trưa đến 6 giờ chiều còn một ca sinh hoạt khác.

Ở Mỹ này có nhiều chuyện ngộ: có nhà giữ trẻ và cũng có nhà giữ người già, mỗi tuần từ thứ hai đến thứ sáu. Thứ bảy và chủ nhật họ ở nhà một mình hoặc có phước có phần ở chung với cháu con!

Tôi nghỉ hưu gần một năm nay, từ Pennsylvania về New Jersey để được gần con cháu. Mấy đứa nhỏ thấy tôi buồn nên xin cho tôi vào đây để gặp gỡ đồng hương cao niên cho vui. Nhưng sau vài tuần tôi muốn “cáo lão qui điền” vì ở đây... chán quá. Ngày nào cũng y chang như vậy: sáng vô điểm danh, ký tên, ngồi vô bàn của mình ăn sáng, rồi tập thể dục nửa tiếng, rồi chơi đá banh thùng, thảy vòng vịt, chơi bingo, nói chuyện dưới đất trên trời... Khoảng 10 giờ đến 10 giờ rưỡi được cho uống sữa, uống juice, ăn kem..rồi chờ ăn trưa, rồi xếp hàng ra xe bus về nhà.

Xem tiếp...

Quê mình

Hang_Rai
Hang Rái -Photo triman

Quê quán tôi Phan rang, Ninh Thuận. Nghe, bạn bảo, ờ " nắng như phang, gió như rang" chớ gì. Thì đó, bởi do nhiều người nhất là các văn nghệ sĩ bổn xứ thường vẫn thích đưa vào cụm tính từ đằng sau tên quê quán của mình. Hình như người ta thích như vậy lắm. Người ta thích định danh, định tính (tôi muốn nói tính chất chứ không phải chỉ tên họ) một cách dễ dãi như vậy.

Xem tiếp...

Bạn

doi_ban
photo : buổi sáng ở Hòn Thiên

Đời tôi may mắn biết bao, từ tuổi thiếu niên tôi đã có được vài người bạn chí thân và tốt bụng cho mãi đến bây giờ, tôi đã thọ nhận ở họ những món quà vô giá, đó là tình bạn vô tư chân thành. Và tôi vô cùng nhớ ơn những người bạn!
Tôi chắc bạn cũng vậy. Ta cảm thấy hạnh phúc và biết ơn bạn bè đã đối đãi nhau chí tình chí nghĩa. Bởi quan hệ bạn bè luôn là mối tương quan lỏng lẻo, một liên kết không ràng buộc nên dễ bị tổn thương và hủy diệt. Ta thích nhau, hợp nhau, thương mến nhau thì lâu mấy, khó mấy, xa mấy cũng còn nhau. Còn nếu..., sẽ mất nhau một cách dễ dàng và chỗ trống ấy sẵn sàng được bổ khuyết! Ngẫm ra, tình bạn tuy dễ tìm nhưng khó giữ!

Đó là T. Năm chúng tôi thi vào lớp 10, hai đứa là bạn thân cùng bàn, tôi đậu còn bạn rớt. Đường đến trường cấp 3 cách nhà gần 10 cây số, đường đi nhiều đoạn còn hoang vu. Lúc đó, sau 1975, nhà tôi không có nổi một chiếc xe đạp nên tôi chưa biết đi xe đạp. Những ngày đầu tôi ôm cặp sách chạy bộ đến trường. Sau đó thì T. biết và nhiều lần, nhiều ngày lấy xe đạp chở tôi tới trường rồi... quay về. Thấy tôi khó xử, bạn cười xòa, "không sao đâu, mày vào học đi, tao về, chiều tao qua đón mày".
Đó là Đ. Năm tôi vì chuyện gia đình mà phải về quê, làm dang dở năm cuối đại học. Đ là lớp trưởng đã ân cần và tha thiết gửi thư khuyên tôi nên thu xếp trở lại trường (thư đúng nghĩa viết tay trên giấy, gửi bưu điện). Sau đó, thấy tôi vẫn chưa trở lại, mặc dù lúc đó cả lớp đã ra trường nhưng bạn vẫn làm thủ tục xin nhà trường bảo lưu kết quả học tập cho tôi có cơ hội tiếp tục. Đến ngày tôi cưới vợ ở quê, bạn đại diện cả lớp gửi quà và thư chúc mừng. Vào thời đó, thư và quà của các bạn quả là niềm an ủi và chia sẻ thật quý báu với một người kém may mắn như tôi.

Xem tiếp...

Hương hàng xóm

buc-tuong

Cây me già trong ngõ

Hoa lá đổ về khuya
Mùi hương lối xóm bay đi tràn trề
(Phạm Duy)

1. Đêm qua trò chuyện với con gái ở Thủ Đức. Nghe tiếng chó sủa, rồi gà gáy. Tiếng gà tre é é e nghe gần lắm. Hỏi con. Nó bảo của nhà bà cố đó ba. À, tôi nhớ ra. Mấy lần có dịp vào thăm con gái, lúc xuống nhà dưới chỗ phòng khách tôi có thấy mấy con gà đuôi tôm chạy nhảy lung tung. Chợt nghĩ, Sài Gòn nhiều chuyện cũng khác chi quê mình. Gà qué, mèo chó nhà này chạy sang nhà khác tùm lum. Ờ, hàng xóm với nhau mà!

"Bà cố" hàng xóm vói con tôi là một cụ bà ngoài tám mươi, lưng còng nhưng trông còn khỏe và khá vui tính. Bà gốc Bắc vào Nam độ 54. Nghe kể đời bà nhiều lận đận. Cuối cùng sống với 2 cháu nội. Cô cháu gái đã có con. Hàng xóm gọi bà là bà cố vì bà có cháu cố. Con gái tôi quý bà vì bà vừa vui tính vừa luôn quan tâm hàng xóm. Buổi tối gặp con gái tôi vừa làm về, bà hỏi, cô cơm chiều chưa. Dạ chưa, vậy sao chưa nấu cơm. Dạ, con chuẩn bị nấu đây. À, cô mới đi làm về à. Ăn ngoài hả. Dạ không. Vậy cô ăn gì chưa. Dạ chưa. Nếu chưa sao không chịu nấu cơm. Dạ. Ừ chắc cô chưa ăn cơm ha? Cứ thế, bà cụ lẩn quẩn mãi, kiểu người già mà cũng dễ thương!

Xem tiếp...

người học trò đạp xích lô

hat-trang

Kết thúc đợt công tác ở Hà Nội, tôi trở về trên chuyến tàu Thống Nhất, đến ga Nha Trang lúc 12 giờ đêm. Chị phát thanh viên đón chào hành khách bằng cái giọng trầm khàn vọng vào đêm sâu làm cho cả con tàu bừng tỉnh giấc. Niềm háo hức của người đi xa, về với nơi thân thuộc gắn bó khiến bước chân tôi nhanh nhẹn lạ thường.
Nhoáng một cái tôi đã ở ngoài phố. Thật yên tĩnh: vườn hoa với những chiếc ghế đá trầm ngâm; con đường thoáng đãng, mải miết chạy dài về phía biển. Tôi gọi xích lô để được về thật nhanh với ngôi nhà ấm cúng, nơi có những đứa con kháu khỉnh, mà những ngày xa lòng tôi nôn nao nhớ. Một người đạp chiếc xích lô tiến lại. Dưới ánh điện nhập nhoà, tôi thấy đó là một thanh niên dáng dong dỏng, mặc chiếc áo sẫm màu vá nhiều miếng to, chiếc mũ lá rộng vành sụp xuống mặt. Cậu ta còn quá trẻ – tôi đoán vậy

-Về phố Cửu Long bao nhiêu em?
Tôi hỏi giá, vì nghe nói giá xe ban đêm gấp đôi ban ngày, vả lại túi tôi đã cạn sau chuyến đi dài.
-Dạ mười ngàn .

Chàng trai đáp một cách từ tốn và rất nhỏ. Tôi nghĩ, không phải đi bộ quãng đường hai cây số, mà chỉ mất chừng ấy tiền thì không nên đắn đo. Nhưng tôi có quyền mặc cả cơ mà:
-Năm ngàn nhé!
-Dạ.

Tiếng “dạ” có vẻ nhỏ hơn. Tôi lên xe, thầm nghĩ chàng trai này dễ chịu thật, loại người chăm chỉ đây, chắc hoàn cảnh khó khăn nên mới phải làm lụng đêm hôm vất vả thế này.

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Nhiều Tác Giả
Số bài viết:
9
Ngô Lạp
Số bài viết:
39
Nguyễn Trác Hiếu
Số bài viết:
1
Phạm Thiên Thu
Số bài viết:
9
Đào Thanh Hòa
Số bài viết:
7
Nguyễn Kim Tiến
Số bài viết:
24
Nguyễn Mỹ Nữ
Số bài viết:
15
Khổng Xuân Hiền
Số bài viết:
2
Truyện Ngắn
Số bài viết:
11
Trần Đông Oanh
Số bài viết:
1
Nguyễn Thị Tê Hát
Số bài viết:
6
Nguyễn Sĩ Hạnh
Số bài viết:
2
Đặng Phú Phong
Số bài viết:
6
Nguyễn Thái Bình
Số bài viết:
1
Nguyễn Quang Quân
Số bài viết:
8
Hồ Ngạc Ngữ
Số bài viết:
6
Trần Thảo Nguyên
Số bài viết:
1
Hà Xưa
Số bài viết:
3
Thanh Nguyên
Số bài viết:
2
Kim Huê
Số bài viết:
1
Nguyễn Mạnh An Dân
Số bài viết:
1
Xuân Phong
Số bài viết:
1
Lan Mai
Số bài viết:
4
Nguyễn Tân
Số bài viết:
1
Nguyên Thùy
Số bài viết:
3
Trần Dzạ Lữ
Số bài viết:
1
Trần Mộng Tú
Số bài viết:
1
Sương Nguyễn
Số bài viết:
39
Đinh Tấn Khương
Số bài viết:
8
Nguyễn Trí Minh
Số bài viết:
6
Huỳnh Thị Thùy Hạnh
Số bài viết:
1
Mang Viên Long
Số bài viết:
1
Nguyễn Trí
Số bài viết:
3
Bùi Diệp
Số bài viết:
4