Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • hinhCu 1200
  • DaiThinhDuong1200
  • NhaGiuXe1200
  • CD4 1200

Rừng của ngày qua

Tháng trước, các anh chị cựu “thanh niên xung phong 10-1975 Tây nguyên” gặp mặt thường niên ở Qui Nhơn. Chúng tôi được sống cùng họ mấy ngày.

Tranh: Đức Trí

Xem tiếp...

Người cũ

Tôi không nghĩ đó là ông, ở lần đầu thấy. Thấy ông trước cửa một ngôi nhà vừa xây, một gian hàng tạp hóa vừa khai trương.

Vùng chúng tôi ở không thuộc khu trung tâm nên đường không to, phố không sạch đẹp và nhất là nhà dù ở mặt tiền nhưng xây cất bừa bãi và suốt cả con đường này, không có nổi một căn hộ đẹp. Mấy nơi bán buôn ở đây cũng lẹt xẹt không ra sao. Cứ dòm phía trước bất kể một cái nhà nào, thấy có bao bánh tráng nướng, két nước ngọt, thùng mì tôm loại rẻ tiền, mấy cái bao nhựa treo lủng lẳng mấy bì đường, bột ngọt, tiêu... là biết đó quán. Quán bình dân chứ không giống như cái cửa hàng tạp hóa bề thế của ông. Nhà ông to đẹp và quán của ông cũng không khác gì.

Xem tiếp...

Những Câu Kinh Chấp Chới

Là con nhà có đạo, tôi đã được mẹ dạy cho làm dấu, khi vừa đầy năm và được đọc kinh bổn cùng với học chữ - lớp vở lòng -. Chính vì thế những câu kinh như nằm sẵn trong con người tôi, tuôn chảy trong dòng máu của tôi, len lỏi vào từng thớ thịt của tôi. Kinh bổn theo tôi lớn lên mỗi ngày và lặng lẽ xen vào cuộc sống của tôi - một cách hiện diện hết sức khiêm nhường nhưng đầy uy nghi lẫm liệt - thế mà tôi đã đọc kinh, đã nghe người khác đọc kinh trong sự dửng không, tẻ ngắt ròng rã hằng bao nhiêu năm trời, cho mãi đến khi tôi biết An thì những câu kinh bỗng dưng có sức sống tràn trề, như được phủ trùm lên trên đó tất cả những gì là mới mẻ, lạ lùng và hết sức kì diệu - những câu kinh như rất khác -. Những câu kinh được đọc bởi An và vẳng sang từ ngôi nhà đối diện.

Xem tiếp...

Nhớ Bà

Bố tôi là con trưởng. Trên bố là bác Cả (người bắc gọi chị là bác chứ không phải cô, như trong này) và sau bố là năm người em. Con đông là thế mà ông tôi lại mất sớm nên bà khổ lắm cơ! Nhiều người làng tôi vẫn nhắc về bà với rất nhiều tự hào. Nhắc về cái khỏe, nết siêng làm... Rồi những nào sự rắn rỏi, tính căn cơ... Và sau hết không quên chép miệng: Bà, được tất chỉ phải cái đanh đá sắc sảo quá! Tôi, ngày đã có hiểu biết luôn bào chữa, là: Bà có thế mới giữ được nề nếp nhà, gầy dựng được cả cơ ngơi hẳn hoi và nuôi dạy tất cả con cháu nên người. Không trụ vững có mà liêu xiêu gãy đổ, hư hỏng tứ tán hết chứ còn đâu?

Xem tiếp...

Những Cơn Mưa Và Một Mùi Hương

1.

Huy nói tiếng nẫu chay. Cái gì mà gớm òm, chưng hửng... Cái gì mà dị, mị... khiến tôi không đừng được, phải cười. Mà cứ được cười hoài vì Huy cứ nói hoài. Con trai gì đâu mà ham nói, mê ăn. Cũng phải thôi, vì quê của Huy có nhiều món ngon khỏi chê. Hấp dẫn nhất là các loại bánh. Bánh khô, nổ, táp lô, hồng, rẽ quạt... Rồi bánh tổ, rế, hột xoài... Nội bánh ít mà nhớ cho đủ các loại, đã thấy mệt đừ. Mệt đừ là nói theo tiếng ngoài quê của Huy. Một vùng thuộc về phía bắc tỉnh Bình Định. Trở lại bánh ít. Thì bánh ít lá gai, bánh ít trần, bánh ít bột báng... Nhiều quá, tôi nhớ không nổi. Nhưng Huy thì nói làu làu. Đã nói là Huy có tâm hồn ăn uống mà lại. Huy là em kề của nhỏ bạn tôi. Tôi theo nó về quê chơi. Ở có hơn hai tiếng đồng hồ thì nó nhận được điện phải trở về thành phố gấp, vì có việc cần. Thế là Hoa - nhỏ bạn - hỏi: "Mày ở lại hử? Hay về?". Huy ngồi gần đó, chỏ miệng qua: "Mắc gì về. Ở lại đi". Tôi ngập ngừng: "Sợ... lạ. Sợ... buồn". Cũng Huy: "Mắc mớ gì sợ. Mắc mớ gì buồn. Tròi! Còn tui chi". Vậy là tôi không cùng Hoa quay về thành phố và ngày ngày theo Huy, lê la đi ăn hàng ở hết các chợ quán tại đây. Và cười hoài nữa bởi những tiếng nẫu chay, Huy nói.

Xem tiếp...

Một Nơi Về Rất Cũ

Tôi về thầm lặng. Không thích Hoan đi đón nên đâu có báo. Xe xích lô thả tôi nơi đầu con hẽm. Căn nhà của vợ chồng tôi ở tít sâu trong đó. Chẳng biết lúc này có Hoan?

Ngôi nhà lạï đến bàng hoàng. Tôi đứng ở bên ngoài có đến nửa tiếng để dòm ngó, soát xét lại những xúc cảm của mình và để lặng buồn. Đó không phải là căn nhà mà phía chồng tôi đã cho, được tôi đem theo và ấp giữ trong ngần ấy năm xa xứ. Cũng không phải là nơi tôi đã quắt quay thương nhớ và luôn khao khát trở về. Cũng không phải là căn nhà trong hình dung của tôi khi gửi tiền về cho Hoan xây lại.

Xem tiếp...

Người Hèn Cũng Khổ

Ở đời, phàm đã nghèo thì rất dễ hèn bởi đó người ta hay gộp chung hai từ ấy vào với nhau. Lại thường bảo nghèo chứ chớ có hèn.

Thế mà hắn đích thị là một thằng hèn. Phải hèn đến dường nào hèn trong bao lâu hèn những là bao chuyện, hắn mới hay mình hèn. Lúc đầu cũng quay quắt lắm cơ! Day dứt lắm cơ! Và tự xỉ vả, nhục mạ, đầy đọa mình lắm cơ! Cũng muốn chối bỏ, đẩy xua, ném phẹt nó ra khỏi mình nhưng cũng tự đấy. Tự hèn, hắn chợt hay: Hèn rất sướng. Chỉ cần so sánh một thằng người của hắn ngày trước, khi chưa hèn và sau này, khi đã hèn là rõ ngay thôi mà.

Xem tiếp...

Trăng Thiu

Tôi quen cả hai: Hội và Trường. Hội không phải để được yêu và Trường không phải vì muốn cưới. Vậy mà ưng. Ưng cái nhẹ hều. Một sự chọn lựa khiến ai cũng phải tức cười. Má tôi nói: "Tao thấy tụi bay khác quắc. Sao sống? Trời!!!". Ba tôi đủng đỉnh: "Vầy vậy đôi hồi lại sống bền. Sống được chứ sao không, trời!!!".
  

Xem tiếp...

Ngôi nhà có khoảng sân, cổng và tường

Đã từ rất lâu, tôi vẫn có thói quen: gặp lúc rỗi rãi mà được đi qua một ngôi nhà nào đó có vườn, thì luôn dừng lại để ngắm, nhìn. Có thể chỉ là một thoáng hoặc hơi...lâu lâu. Như hôm qua, sau khi viết xong mấy trang, thấy mệt trí, tôi tắt máy rồi dắt xe ra phố. Đạp loanh quanh mấy ngã đường. Vòng xe quay đều đặn đưa tôi ra ngoại ô và bỗng dừng lại ở một ngôi nhà.
  

Xem tiếp...

Khói Không Bay Lên Trời

Tôi hay nghĩ: "Giọng Hà hay như thế mà cứ quèn quẹt cây ghita cũ nát. Nó phá đi. Uổng chết". Nhưng nghĩ cũng tồi tội. Người đâu mà mê đàn. Mà đánh hoài cũng chỉ bỏ được có mấy cái hợp âm đơn giản. Cây đàn cũ, những hợp âm rất cũ, những bài tình ca cũ và một giọng hát cũ. Là Hà. Hà của những chiều không mưa và ẩm ướt hay quét sân. Gom lá, đốt.

Xem tiếp...