Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200
  • CD4 1200
  • hinhCu 1200

Chỉ mục bài viết

Mộng ngày Xuân
Đã nhiều năm, mỗi khi sắp đón giao thừa là Hoài gọi điện cho Trung, rủ nó ra sân bay nhặt hoa Xuân. Hoài là dân khu II, gia đình nó nhiều đời làm nghề biển. Sau này chính quyền mở con đường dọc bờ biển, nhà nó phải dời lên xóm Tiêu ở rìa núi phía tây thành phố. Muốn tới sân bay nó phải đạp xe vòng vèo gần 4 cây số. Còn thằng Trung, thua con Hoài 2 tuổi, nhà ba má nó ở tận mũi Tấn, dân bến cảng, ở phía đông. Muốn tới sân bay nó cũng phải đạp xe lòng vòng mất quãng đường như Hoài. Một đứa ở đằng tây một đứa ở đằng đông thành phố.
Tết này Hoài vừa 18 tuổi, Trung lên 16. Nhưng trước đây 5 năm, mỗi đứa bao nhiêu tuổi hẳn ai cũng biết. Hoài tuổi thì con gái, khỏe mạnh, gánh hai thúng cá to đi bán tận chợ khu I, vừa đi vừa chạy như mấy cô bán rau sáng sớm, gánh rau xuống chợ phố xưa. Trung thì ốm yếu, ba má nó sợ sau này lao động chân tay không nổi nên cho đi học, năm ấy nó đã học tới lớp Sáu. Hai đứa giống nhau ở chỗ con nhà lao động nghèo.
Tết đến, nhà nào cũng có hoa. Nhà hai đứa chưa đến nỗi không có tiền mua hoa chưng Tết. Nhưng từ khi có Chợ hoa Xuân, nhóm quanh công viên là dân nghèo ở thành phố này có lệ, chờ tới cận giao thừa kéo nhau ra đó lượm nhặt hoa rớt rơi, mà vì lý do nào đó người bán không bán hết, mang về nhà thì tốn công, tốn thêm tiền chở. Đành bỏ lại. Buồn bực ! Nhổ cây, đập chậu, vứt nghiêng ngã bên lề đường.
Dòng đời vô định quá ! Nếu không vì chuyện nhặt bông hoa cuối năm thì chắc không có câu chuyện của hai đứa nhỏ này. Cha mẹ khi sinh ra hai đứa nó cũng không nghĩ có một ngày tụi nó sẽ gặp nhau ở công viên. Để rồi khi Chợ hoa Xuân dời vô khu sân bay cũ hồi chiến tranh thì tình bạn chúng nó như hai chị em con chị em bạn dì, ngày càng gắn bó.
Xin kể tiếp chuyện đêm giao thừa cách đây 5 năm.
Lúc con Hoài khiên được hai chậu cúc đại đóa thật to, khấp khởi bỏ vô thúng chuẩn bị quảy về nhà. Thì thằng Trung cũng khệ nệ một cây cúc nghệ to không kém. Niềm vui còn chan chứa thì nó kịp nhận ra là không thể mang nổi vừa cây vừa chậu về nhà. Đợi ông xích lô đi ngang đã lâu mà không thấy. Mếu máo chực khóc thì con Hoài trờ tới. Thấy thằng em trắng trẻo ốm yếu. Quá tội, Hoài trở gánh quảy giúp nó về tận nhà. Chưa nghe lời cám ơn, chưa kịp thấy cửa nẻo nhà thằng Trung màu gì, Hoài đã vội chạy ngược lại sân bay tìm hai chậu cúc giấu vội đâu đó. Khi con Hoài về tới nhà thì giao thừa đã quá từ lâu.
Một cái Tết qua đi ! Việc mưu sinh tất tả, con Hoài không còn nhớ thằng nhỏ năm ngoái nữa. Rồi một cái Tết sắp tới, Hoài mong đợi xuân này nhà nó sẽ được hai chậu cúc to như năm trước và cũng không nghĩ sẽ gặp thằng Trung ở tối giao thừa.
Thằng Trung thì khác, nó trông gặp cô chị nhanh nhẹn năm trước đã giúp nó. Nó tới đường Hoa từ sớm; ngày Tết người ta gọi con đường bán hoa Xuân này là vậy. Nó nghĩ ra một kế hoạch để lượm được cây hoa đẹp. Năm nay nó không thích bông cúc nghệ nữa, sẫm màu trông buồn lắm (may mà năm ngoái nhà nó không gặp phải chuyện buồn bã gì). Nó quan sát các địa điểm có bán bông cúc. Đánh giá khả năng ế hàng của người bán. Thường họ cố neo hàng về cuối ngày; một được cả, hai là về tay không. Trung ngẫm nghĩ, vậy ra cũng là chuyện hên xui may rủi thôi. Nó cũng cố nhớ lại khuôn mặt của cô chị đã quảy giúp cây cho nó năm trước. Chuẩn bị thôi chứ không vội. Gần giao thừa mới tính chuyện gặp lại ân nhân.
Duyên nợ hay sao ấy. Hai đứa đã gặp nhau. Và ngượng ngùng như sợ nhìn lầm người. Bỡ ngỡ hồi lâu, Hoài buột miệng nói kháy: “A, thằng em ! Năm nay có khiên nỗi cây về nhà không em ?”. Không tự tin lắm, nhưng Trung cũng thật thà thưa lại: “Dạ, chắc không đến nỗi. Có gì em thuê xích lô”.
Mục đích đã rõ. Nên hai đứa cũng không bận tâm chuyện cũ nữa. Chúng chạy qua chạy lại săm soi tìm cây đẹp trong những đụn gạch đất vương vãi. Trong đám nhốn nháo ấy, Hoài vẫn dành cho Trung một sự nhường nhịn hiếm có ở bãi chiến trường xơ xác lá hoa cận Tết này.
Năm đó dù không được một đôi, mỗi đứa cũng có một chậu cúc vừa ý. Và cũng mùng ba Tết năm đó, Trung đạp xe lên khu II thăm Tết nhà con Hoài. Nhà nó nghèo, chỉ có ba người, ông bà nội và Hoài - Má nó đau mất sớm, ba đi biển xa, sau có vợ hai trong Bình Thuận. Ông bà nội già phải nuôi cháu. Con Hoài đãi thằng Trung hột dưa, kẹo thèo lèo và nước xá xị. Ông bà già hỏi han nó bằng một thứ tiếng Việt mà nó không hiểu rõ ràng gì hết. Con Hoài phải cắt nghĩa cho nó. Hoài cười giòn tan khi làm thông ngôn cho Trung, tên học trò trong phố. Ông bà nội Hoài cũng thích thú khi thấy thằng nhỏ trắng trẻo, có học hành này mà sao không rành tiếng Việt. Lớn lên, nhờ quan sát, Trung biết, tuy chỉ cách nhau một con đường mà ở khu II giọng nói người ta khác với người trong phố như Trung, ở bên kia con đường.
Từ đó không đợi gì tới cuối năm đi nhặt cây Tết, mỗi dịp hè về là thằng Trung đạp xe lên nhà con Hoài chơi. Và mỗi bận về là có quà ở biển của chị Hoài; nhiều ốc biển đẹp đủ màu, mấy con sao biển màu sắc lạ; đen tuyền hay đỏ rực như son. Riêng cá ngựa phơi khô là nó thích nhất; to chỉ bằng hai ngón tay và cái đầu giống như đầu con ngựa thu nhỏ, Trung gọi nó là con ngựa búp bê ở dưới nước. Giờ đây sau bao nắng lửa mưa dầu Trung vẫn còn giữ những quà tặng của chị Hoài như là kỷ vật.
Bù lại Trung hay đọc truyện thơ cho ông bà nội con Hoài nghe. Họ thích nghe Chinh phụ ngâm. Tác phẩm văn thơ cổ này thằng Trung vừa mới học ở trường năm trước. Tuy không hiểu hết nghĩa mỗi dòng thơ, nhưng hai chị em đều đồng ý đó là một truyện thơ buồn. Còn giọng đọc thơ của thằng Trung thì như mưa rơi trong thạch động, nhảy múa theo thanh bằng trắc của câu thơ cổ, khi thì trong trẻo cao vút; khi thì ấm áp tự tình. Nhiều năm rồi, Hoài vẫn còn nhớ như in giọng nói như hát của thằng Trung.
Cuối tháng Chạp năm trước, Hai chị em về quê ngoại con Hoài ở tận Thiết Đính, Bồng Sơn để thằng Trung chơi cho biết thôn quê. Năm nào cũng vậy, 28 tháng Chạp là Hoài về quê ngoại để thắp nhang cho má và ông bà ngoại. Thiết Đính là một làng quê đẹp. Rợp bóng dừa và long lanh ánh nước. Có con đường đất nhỏ dẫn sâu vào trong thôn, lối nhỏ toàn một màu lá dừa xanh mỡn và mát rợi không khí mùa Xuân. Đường vào thôn có nhiều con lạch nhỏ, chảy bên dưới chiếc cầu bằng mấy ống tre bắc qua. Thằng Trung không quen đi đường đất ở quê, mấy lần nghiêng ngã phải níu tay chị Hoài. Nhưng nó vẫn thích thú bước đi trên đất thịt ẩm ướt. Nó reo vui khi bắt gặp vài chú ếch con lạc chỗ nhảy xéo qua mương.
Bên đường vào nhà ngoại con Hoài có một cái ao; mặt ao Xuân phẳng lặng, phản chiếu bóng cây gạo nở đầy hoa đỏ đàng xa, trộn lẫn màu xanh của lá dừa thành một màu xanh thẩm long lanh Trungền ảo. Một góc ao nở đầy sen hồng. Mùi thơm nồng của hoa gạo lẫn mùi hương dịu của sen lan tỏa vào không gian làm cho thằng Trung như người say rượu. Với Trung quê ngoại chị Hoài là một khu vườn kỳ ảo.
Nhà ngoại con Hoài giờ chỉ còn ông cậu lo từ đường. Ông tật nguyền, đơn chiếc không làm ruộng được. Quanh quẩn sân vườn với mấy con gà, khóm rau. Không đủ sống, ông làm thêm nghề đan lát độ nhật qua ngày. Hoài về ngoại cũng là giúp cậu quét dọn, xếp đặt đồ đạc trong nhà để cậu đón ông bà về thăm Tết. Thằng Trung là học trò thành phố chỉ biết xớ rớ đâu đó, hay lang thang ngoài vườn, nhìn ngắm cảnh Xuân ở nhà quê.
Ở đây mọi thứ với nó đều lạ, nó như vừa lạc bước vào bức tranh cổ tích đầy ắp màu xanh mọng nước của cây cỏ ruộng vườn. Tương phản với màu vàng chói chan rực nắng ở nhà nó.
Trời đã chiều, hai chị em đón xe bus về lại phố. Đường Xuân đẹp. Gió Xuân hây hẩy, lùa ánh chiều vàng đi khắp nơi. Chiều như sương mù cuốn tung ánh vàng chới với theo cTrungến xe khách mùa Xuân.
Mây năm gần đây đường ven thị trấn đã mở mang, sửa sang lại nhiều. Thị trấn nào cũng có thêm một cung đường tránh bao quanh, để giảm bớt lượng xe lưu thông dễ gây tai nạn. Nhiều khách sạn vùng quê mọc lên, nhà cổ hay nhà giả cổ cũng mọc lên trông sắc màu sang trọng.
Xe đi ngang qua địa phận Bình Dương thì có một chuyện buồn cười, không biết thằng Trung còn nhớ, Hoài thì nhớ mãi. Ven lộ ở Bình Dương*, Phù Mỹ có một đoạn, người dân ở đây sống nhờ vào các cTrungến xe Bắc – Nam, chạy dọc theo Quốc lộ I. Cứ vài chục mét đường là có một tấm bảng to nhỏ khác nhau, thường sơn nền đen, chữ trắng. Không phải là biển hiệu hàng quán. Tất cả đều ngắn gọn một nội dung, nhằm xe cộ qua lại biết chỗ dừng chân khi cần thiết. Tất cả đều ghi: MUI, co tam lon. Nơi thì có dấu trên chữ, chỗ thì không hoặc nó đã từng có nhưng mưa gió làm phôi pha nên giờ đây đã nhập nhằng giữa nghiêm túc với khôi hài. Nhưng chắc chắn trong một chiều Xuân chập choạng rộn ràng hơi Xuân như thế này thì dù có cố gắng mấy thằng Trung cũng chỉ thấy ngần ấy chữ ở trên mà thôi. Không riêng gì cậu học trò Trung mà bất kỳ nhà ngôn ngữ nào từng ngang dọc bắc - nam nếu không tò mò dừng chân lại hỏi han thì sẽ chào thua không hiểu ý nó là gì ? Thằng Trung, lẩm nhẩm đọc từng chữ một. Xe bus chạy qua hết đoạn đường gần cây số có nội dung bí hiểm ấy mà nó vẫn chưa đoán ra là gì. Phải hỏi chị Hoài thôi.
Gần chục năm trước, con Hoài để ý thấy nội dung đầy đủ của chữ MUI là: Tại đây có đổ nước mui. Sau này có lẽ mấy bảng cũ hư hao nên chủ nhân đã thay mới mà không cần thiết phải dông dài nên ngắn gọn: MUI. Thật ra đây chỉ là một tín hiệu để dừng chân thôi. Các bác tài có nhắm mắt cũng cho xe trờ tới đúng chỗ cần đỗ nước mui, nếu không thì “con ngựa sắt” đường xa sẽ bốc khói tận mũi sau chặn đường dài cả ngàn cây số. Con Hoài nghĩ, nếu thay bảng MUI bằng cái vòi nước treo ở phía trước nhà thì mấy bác tài cũng hiểu đó là nơi nào. Khi thằng Trung hỏi tới dòng Co tam lon thì con Hoài thấy tai mình nóng bừng. Nó phải che nỗi thẹn thùng vì thằng em trai hồn nhiên quá. Lại phải giải thích cho thằng nhỏ lắm chuyện này: Thương lái bắc - nam thường chở heo đầy cTrungến. Đường xa, heo phóng uế bốc mùi nồng nặc trên thùng xe nên cần nhiều nước để tẩy rửa. Địa bàn Bình Dương là một trong những nơi dừng chân hợp lý nhất, nên dịch vụ Có tắm lợn đã ra đời. Trung nghe chị Hoài cắt nghĩa kiểu tiếng Việt phi chuẩn như vậy, ra chiều ưng bụng lắm. Một ngày đi về quê với chị Hoài, nó biết nhiều thứ quá. Vậy mà vẫn hỏi dồn: - Sao không viết là Có tắm heo hả chị ?. Hoài không thể giải thích được chỗ heo - lợn này. Một hồi lâu, thằng Trung phỏng đoán: - Chắc mấy bác tài là người xứ bắc nên người Bình Dương phải đổi heo thành lợn cho dễ hiểu. Cậu em giải thích chừng nghe cũng phải.
Xe bus đi ngang qua đường Hoa. Chiều Xuân hoa cúc, vàng rực cả Quảng trường sân bay. Xuân ở quê là Xuân Xanh, Xuân ở phố là Xuân Vàng. Người qua lại nơi này, tấp nập mua hoa, ngắm hoa. Đường Hoa có nhiều loại hoa, nhưng phần lớn vẫn là cúc. Từ lâu con Hoài cũng chỉ thích mỗi cúc vàng, nói chung là màu vàng của hoa cúc. Chiều Xuân, cúc vàng thêm rực rỡ, khác với kTrunga giao thừa, cúc bị bỏ rơi nghiêng ngã một màu vàng xanh lạnh lẽo, tan tác. Trắc ẩn sao ấy, con Hoài nói: “Từ rày về sau, chị em mình đừng rinh cúc giao thừa về nhà nữa. Năm sau đi dạo sớm mua hoa nghe Trung”. Thằng Trung ủng hộ ngay ý kiến của chị Hoài. Vì dù gì nó cũng là học sinh trung học rồi.
Năm nay Xuân không lạnh, trời Xuân không xám mà xanh trong, tiết Xuân ấm áp vội vàng, làm cây cối, lá hoa có phần kém tươi. Năm nay lại nhuần tháng 5 nên Xuân tới muộn. Làm mai ra hoa không đúng độ Xuân về. Hoa cúc có dịp lên ngôi.
3 giờ chiều 28 Tết, thằng Trung đạp xe lên xóm Tiêu chở chị Hoài ra sân bay mua hoa cúc. Nhưng nắng chiều gắt lắm. Đường Hoa thưa bóng người. Để tránh nắng, Trung đạp xe loanh quanh chờ cho chiều dịu hẳn. Nhẩn nha hồi lâu tới dốc Mộng Cầm hồi nào không hay. Trung có ý kiến: “Hay là mình vô đây một lát chờ bớt nắng”. Gởi xe, hai chị em leo dốc Mộng Cầm lên đồi Thi Nhân nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Khuôn viên này bài trí theo kiểu phương Tây, đơn sơ nhưng tao nhã. Cả một không gian xanh, mát rượi gió biển từ khơi xa.
Trên đường đi, Trung Trungên tTrungên mọi thứ trên đời. Nào chuyện trường lớp thầy cô, đến chuyện ăn uống vui chơi với bạn bè. Hoài thì ít nói, một phần vì cuộc sống của nó phẳng lặng và đơn giản nên ngại nói, một phần vì nó thích nghe giọng nói của Trung nên sẵn sàng lắng nghe. Tuy tuổi đời không lệch nhau mấy nhưng Trung hồn nhiên, líu lo suốt. Hoài thì vất vả lo toan cho phận mình, cho cả ông bà.
Ngồi bên mộ nhà thơ vào một chiều Xuân đẹp, tâm hồn Hoài nhẹ nhỏm, nó bâng khuâng nhớ về chuyện cũ…Từ khi gánh chậu bông giùm thằng Trung, nay đã là 5 năm, chừng một năm nữa là Trung vô miền Nam học tiếp. Biết đâu nó cũng gặp một đứa con gái nào đó như Hoài, rồi nó sẽ quên Hoài ở ngoài miền trung này…5 năm yên ả chóng vánh qua đi, đẹp như một giấc mơ Xuân…Hoài rất buồn. Nhưng biển cả cũng gieo cho Hoài một suy nghĩ về cái bất định của cuộc đời. Nên Hoài không bận tâm nhiều tới ngày mai. Mỗi người rồi cũng phải có ngã rẽ riêng.
Hai chị em thơ thẩn đi tiếp đoạn đường nối dài dốc Mộng Cầm, qua bên kia thung lũng Quy Hòa. Hàng cây xanh ven đường nhuộm ánh chiều vàng rực rỡ. Gió biển thấm lạnh hơi Xuân thổi vào làm lao xao sóng biển đằng xa. Chiều xuống chậm dần phía bên kia đồi. Không gian đã thẫm màu. Hoài dừng bước, nó cầm tay Trung níu lại, thầm thì: “Muộn rồi, về đi em !”
Hai đứa quay ra lối cũ. Đàng xa, dưới kia phố đã lên đèn. Tết về, người ta giăng thêm những dây đèn trang trí đủ màu sắc sáng rực cả con đường ven bờ biển. Từ mũi Tấn đến chỗ hai đứa đứng, bờ biển cong tròn làm ánh đèn đường cũng uốn quanh theo lấp lánh như chuỗi ngọc.
Đi bên Trung trong hơi lạnh chiều Xuân, Hoài ngập tràn hạnh phúc bởi mộng đẹp Xuân sang…
29 tháng Chạp


Đ
ã nhiều năm, mỗi khi sắp đón giao thừa là Hoài gọi điện cho Trung, rủ nó ra sân bay nhặt hoa Xuân. Hoài là dân khu 2, gia đình nó nhiều đời làm nghề biển dã. Sau này chính quyền mở con đường dọc bờ biển, cắt ngang khu 2, nhà nó phải dời lên xóm Tiêu ở rìa núi phía tây thành phố. Muốn tới sân bay nó phải đạp xe vòng vèo gần 4 cây số. Còn thằng Trung, thua con Hoài 3 tuổi, nhà ba má nó ở tận mũi Tấn, dân bến cảng, ở phía đông. Muốn tới sân bay nó cũng phải đạp xe lòng vòng mất quãng đường như Hoài. Một đứa ở đằng tây một đứa ở đằng đông thành phố.

Tết này Hoài vừa 18 tuổi, Trung lên 15. Nhưng trước đây 5 năm, mỗi đứa bao nhiêu tuổi hẳn ai cũng biết. Hoài tuổi thì con gái, khỏe mạnh, gánh hai thúng cá đi bán tận chợ khu 1, vừa đi vừa chạy như mấy cô bán rau sớm ở quê, gánh rau xuống chợ phố xưa. Trung thì ốm yếu, ba má nó sợ sau này lao động chân tay không nổi nên cho đi học, năm ấy nó đã học tới lớp Sáu. Hai đứa giống nhau ở chỗ; con nhà lao động nghèo. 

Tết đến, nhà nào cũng có hoa. Nhà hai đứa chưa đến nỗi không có tiền mua hoa chưng Tết. Nhưng từ khi có Chợ hoa Xuân nhóm quanh công viên là dân nghèo ở thành phố này có lệ, chờ tới cận giao thừa kéo nhau ra đó mua hoa rẻ "chợ chiều" hay lượm nhặt hoa rớt rơi, mà vì lý do nào đó người bán không bán hết, mang về nhà thì tốn công, tốn thêm tiền chở. Đành bỏ lại. Buồn bực ! Nhổ cây, đập chậu, vứt nghiêng ngã bên lề đường.

Dòng đời vô định quá ! Nếu không vì chuyện nhặt bông hoa cuối năm thì chắc không có câu chuyện của hai đứa nhỏ này. Cha mẹ khi sinh ra hai đứa nó cũng không nghĩ có một ngày tụi nó sẽ gặp nhau ở công viên. Để rồi khi Chợ hoa Xuân dời vô Khu sân bay cũ hồi chiến tranh thì tình bạn chúng nó như hai chị em con chị em bạn dì, ngày càng gắn bó.
...

Xin kể tiếp chuyện đêm giao thừa cách đây 5 năm. 

Lúc con Hoài khiêng được hai chậu cúc đại đóa thật to, khấp khởi bỏ vô thúng chuẩn bị gánh về nhà. Thì thằng Trung cũng khệ nệ một cây cúc nghệ to không kém. Niềm vui còn chan chứa thì nó kịp nhận ra là không thể mang nổi vừa cây vừa chậu về nhà. Đợi ông xích lô đi ngang qua đã lâu mà không thấy. Mếu máo chực khóc thì con Hoài trờ tới. Thấy thằng em trắng trẻo ốm yếu. Quá tội, Hoài trở gánh quảy giúp nó về tận nhà. Chưa nghe lời cám ơn, chưa kịp thấy cửa nẻo nhà thằng Trung màu gì, Hoài đã vội chạy ngược lại sân bay tìm hai chậu cúc giấu tạm đâu đó. Khi con Hoài về tới nhà thì giao thừa đã quá từ lâu.

Một cái Tết qua đi ! Việc mưu sinh tất tả, con Hoài không còn nhớ thằng nhỏ năm ngoái nữa.

Rồi một cái Tết sắp tới, Hoài mong đợi Xuân này nhà nó sẽ được hai chậu cúc to như năm trước và cũng không nghĩ sẽ gặp thằng Trung ở tối giao thừa.

Thằng Trung thì khác, nó trông gặp cô chị nhanh nhẹn năm ngoái đã giúp nó. Nó tới đường Hoa từ sớm; ngày Tết người ta gọi con đường bán hoa Xuân này là vậy. Nó nghĩ ra một kế hoạch để lượm được cây hoa đẹp. Năm nay nó không thích bông cúc nghệ nữa, sẫm màu trông buồn lắm (may mà năm ngoái nhà nó không gặp phải chuyện buồn bã gì). Nó quan sát các địa điểm có bán bông cúc. Đánh giá khả năng ế hàng của người bán. Thường họ cố neo hàng về cuối ngày; một được cả, hai là về không. Trung ngẫm nghĩ, vậy ra là chuyện hên xui may rủi thôi. Nó cũng cố nhớ lại khuôn mặt của cô chị đã quảy giúp cây cho nó. Tính vậy thôi chứ không vội. Gần giao thừa tìm gặp ân nhân cũng được. 

Duyên nợ hay sao ấy. Hai đứa đã gặp nhau. Và ngượng ngùng như sợ lầm người. Bỡ ngỡ giây lâu, Hoài buột miệng nói kháy: “A, thằng em ! Năm nay có khiên nỗi cây về nhà không em ?”. Không tự tin lắm, nhưng Trung cũng thiệt thà thưa lại: “Dạ, chắc không đến nỗi. Có gì em thuê xích lô chở”.

Mục đích đã rõ. Nên hai đứa cũng không bận tâm chuyện cũ nữa. Chúng chạy lăng quăng săm soi tìm cây đẹp lăn lóc trong những đụn gạch đất vương vãi. Trong đám nhốn nháo ấy, Hoài vẫn dành cho Trung một sự nhường nhịn hiếm thấy ở bãi chiến trường xơ xác lá hoa cận Tết này. 

Năm đó dù không được một đôi, mỗi đứa cũng có một chậu cúc gọi là. Để rồi tới mùng ba, Trung đạp xe lên khu 2 thăm Tết nhà chị Hoài.

Nhà con Hoài nghèo, chỉ có ba người, ông bà nội và nó. Má nó đau mất sớm, ba đi biển xa, sau có vợ hai trong Bình Thuận. Ông bà và cháu gái nuôi nhau. Con Hoài đãi thằng Trung hột dưa, kẹo thèo lèo, nước xá xị. Ông bà già hỏi han nó bằng một thứ tiếng Việt mà nó chỉ hiểu nửa chừng Xuân. Con Hoài phải cắt nghĩa cho nó. Hoài cười khoái chí khi làm thông ngôn cho Trung, tên học trò nhiều chữ hơn nó. Ông bà nội Hoài cũng thích thú khi thấy thằng nhỏ trắng trẻo, có học này mà sao không rành tiếng Việt. Lớn lên, nhờ để ý Trung biết, tuy chỉ cách nhau một con đường mà ở khu 2 giọng nói người ta khác với người trong phố như Trung, ở bên kia con đường.

Từ đó không đợi gì tới cuối năm đi nhặt cây Tết, mỗi dịp hè về là thằng Trung đạp xe lên nhà con Hoài chơi. Mỗi bận về là có quà ở biển của chị Hoài; nhiều loài ốc đẹp đủ màu, mấy con sao biển lạ; đen tuyền hay đỏ rực như son. Riêng cá ngựa phơi khô là nó thích nhất; to chỉ bằng hai ngón tay và cái đầu giống như đầu con ngựa thu nhỏ, Trung gọi nó là con ngựa búp bê ở dưới nước. Giờ đây sau bao nắng lửa mưa dầu Trung vẫn còn giữ những quà tặng của chị Hoài như là kỷ vật. 

Bù lại Trung hay đọc truyện thơ cho ông bà nội con Hoài nghe. Ông bà già thích nghe Chinh phụ ngâm. Tác phẩm thơ cổ này thằng Trung vừa mới học ở trường năm trước. Tuy không hiểu hết nghĩa mỗi dòng thơ, nhưng hai chị em đều đồng ý đó là một truyện thơ buồn. Còn giọng đọc thơ của thằng Trung thì tựa như mưa rơi trong thạch động, trầm bỗng theo thanh bằng trắc của câu thơ cổ, khi thì trong trẻo cao vút; khi thì ấm áp tự tình. Nhiều năm rồi, Hoài vẫn còn nhớ như in giọng nói như hát của thằng Trung.


Cuối tháng Chạp năm trước, hai chị em về quê ngoại con Hoài ở tận Thiết Đính để thằng Trung chơi cho biết thôn quê.

Năm nào cũng vậy, 28 tháng Chạp là Hoài về quê ngoại để thắp nhang cho má và ông bà ngoại. Thiết Đính là một làng quê đẹp. Rợp bóng dừa và long lanh ánh nước. Có con đường đất nhỏ dẫn sâu vào trong thôn, lối đi toàn một màu lá dừa xanh mỡn và mát rợi không khí mùa Xuân. Nhiều con lạch nhỏ cắt ngang, nước trong vắt chảy bên dưới chiếc cầu làm bằng mấy ống tre bắc qua. Thằng Trung không quen đi đường đất ở quê, mấy lần nghiêng ngã níu tay chị Hoài. Nhưng nó vẫn thích bước chân trên đất thịt ẩm ướt. Nó đột nhiên reo vui khi bắt gặp vài chú ếch con lạc chỗ nhảy xéo qua mương. 

Bên đường vào nhà ngoại con Hoài có một cái ao; mặt ao Xuân phẳng lặng, phản chiếu bóng cây gạo nở đầy hoa đỏ đàng xa, trộn lẫn màu xanh của lá dừa thành một màu xanh thẩm lung linh huyền ảo. Một góc ao nở đầy sen hồng. Mùi thơm nồng của hoa gạo lẫn mùi hương dịu của sen lan tỏa vào không gian làm cho thằng Trung như người say rượu. Với Trung quê ngoại chị Hoài là một khu vườn Xuân xanh thơ mộng.

Ao nhà ngoại chị Hoài giống như vầy - An Overgrown Pond (1888)- В.А.Серов

Nhà ngoại con Hoài giờ chỉ còn ông cậu lo từ đường. Ông tật nguyền, đơn chiếc không làm ruộng được. Quanh quẩn sân vườn với mấy con gà, khóm rau. Không đủ sống, ông làm thêm nghề đan lát độ nhật qua ngày. Hoài về ngoại cũng là giúp cậu quét dọn, xếp đặt đồ đạc trong nhà để cậu đón ông bà về thăm Tết. Thằng Trung là học trò thành phố chỉ biết xớ rớ đâu đó, hay lang thang ngoài vườn, nhìn ngắm cảnh Xuân ở quê.

Ở đây mọi thứ với thằng Trung  đều lạ, nó như vô tình chạm phải cái khung tranh, để lạc bước vào bức tranh cổ tích đầy ắp màu xanh mọng nước của cây cỏ, ao vườn. Tương phản với màu vàng rực nắng của phố biển nơi nó ở.

Trời đã chiều, hai chị em đón xe bus về lại phố. Đường Xuân đẹp. Gió Xuân hây hẩy, lùa ánh chiều vàng đi khắp nơi. Chiều như sương mù cuốn tung bụi vàng chới với theo chuyến xe khách mùa Xuân.

Mây năm gần đây đường ven thị trấn đã mở mang, sửa sang lại nhiều. Thị trấn nào cũng có thêm một cung đường tránh bao quanh, để giảm bớt lượng xe lưu thông, dễ gây tai nạn. Nhiều khách sạn, nhà hàng vùng quê mọc lên, nhà cổ hay giả cổ cũng mọc lên, sắc màu trông sang trọng. 

Xe đi ngang qua địa phận Bình Dương thì có chuyện buồn cười, không biết thằng Trung còn nhớ, Hoài thì nhớ mãi. Ven lộ ở Bình Dương*có một đoạn, người dân ở đây sống nhờ vào các chuyến xe Bắc – Nam, chạy dọc theo Quốc lộ I. Cứ vài chục mét đường là có một tấm bảng to nhỏ khác nhau, thường sơn nền đen, chữ trắng. Không phải là biển hiệu hàng quán. Tất cả đều ngắn gọn một nội dung, nhằm xe cộ qua lại biết chỗ dừng khi cần thiết. Bảng ghi như thế này: "MUI - Co tam lon". Nơi thì có dấu trên chữ, chỗ thì không hoặc như đã từng có nhưng mưa gió làm phôi pha, nên giờ đây đã nhập nhằng giữa nghiêm túc với khôi hài. Nhưng chắc chắn trong một chiều Xuân chập choạng, rộn ràng hơi Xuân như vầy, dù cố gắng mấy, thằng Trung cũng chỉ thấy ngần ấy chữ mà thôi. Và không riêng gì cậu học trò Trung mà bất kỳ nhà ngôn ngữ nào từng điền dã bắc - nam, nếu không tò mò dừng chân lại hỏi han thì sẽ chào thua không hiểu ý tứ mấy tấm bảng đó là gì ? Thằng Trung, lẩm nhẩm đọc từng chữ một. Xe bus chạy qua hết đoạn đường gần cây số có nội dung bí hiểm ấy mà nó vẫn chưa đoán ra là gì. Phải hỏi chị Hoài thôi. 

Gần chục năm trước, con Hoài để ý thấy nội dung đầy đủ của chữ MUI là: "Tại đây có đổ nước mui". Sau này có lẽ mấy tấm bảng cũ hư hao nên chủ nhân đã thay mới mà không cần thiết phải dông dài, nên ngắn gọn là "MUI". Thật ra đây chỉ là một tín hiệu để dừng chân thôi. Các bác tài có nhắm mắt cũng cho xe trờ tới đúng chỗ cần đỗ nước mui, không thì “con ngựa sắt” đường xa sẽ bốc khói ra đằng mũi sau chặn đường dài cả ngàn cây số. Con Hoài nghĩ, nếu thay bảng MUI bằng cái vòi nước treo ở phía trước nhà thì mấy bác tài cũng hiểu đó là nơi nào. Khi thằng Trung hỏi tới dòng "Co tam lon" thì con Hoài nghe tai mình nóng bừng. Nó phải e ấp nỗi thẹn thùng vì thằng em trai hồn nhiên quá. Lại phải giải thích cho thằng nhỏ lắm chuyện này: Thương lái bắc - nam thường chở heo đầy chuyến. Đường xa, heo phóng uế bốc mùi nồng nặc trên thùng xe nên cần nhiều nước để tẩy rửa. Địa bàn Bình Dương là một trong những nơi tiện dừng chân, nên dịch vụ Tắm lợn (hay tắm thứ gì tương tự như vậy) đã ra đời. Trung nghe chị Hoài cắt nghĩa mấy tấm bảng tiếng Việt phi chuẩn như vậy, ra chiều ưng bụng lắm. Một ngày về quê với chị Hoài, nó biết nhiều thứ quá. Đã vậy nó còn hỏi dồn: "Sao không viết là Có tắm heo hả chị ?". Hoài không thể giải thích được chỗ heo với lợn này. Một hồi lâu, thằng Trung phỏng đoán: "Chắc mấy bác tài là người xứ bắc nên người Bình Dương phải đổi heo thành lợn cho dễ hiểu". Cậu em giải thích chừng nghe cũng phải.


Xe bus đi ngang qua đường Hoa. Chiều Xuân, hoa cúc vàng rực cả Quảng trường sân bay. Xuân ở quê là Xuân Xanh, Xuân ở phố là Xuân Vàng. Người qua lại nơi này, tấp nập mua hoa, ngắm hoa. Đường Hoa có nhiều loại hoa, nhưng phần lớn vẫn là cúc. Từ lâu con Hoài chỉ thích mỗi cúc vàng, nói chung là màu vàng của hoa cúc. Chiều Xuân, cúc vàng thêm rực rỡ, khác với về khuya giao thừa, cúc bị bỏ rơi nghiêng ngã một màu vàng xanh lạnh lẽo, tan tác. Trắc ẩn sao ấy, con Hoài nói: “Từ rày về sau, chị em mình đừng rinh cúc giao thừa về nhà nữa. Năm sau đi dạo sớm mua hoa nghe Trung”.Trung ủng hộ ngay đề nghị của chị Hoài. Vì dù gì nó cũng là học sinh trung học rồi.

Năm nay Xuân không lạnh, trời Xuân không xám mà xanh trong, tiết Xuân ấm áp vội vàng, cây cối, lá hoa có phần kém tươi. Lại nhuần tháng 5, làm Xuân tới muộn. Nên mai ra hoa không đúng độ Xuân về. Hoa cúc có dịp lên ngôi. 


Bản đồ khu vực Ghềnh Ráng & Quy Hòa có con đường đèo thơ mộng 
nối dốc Mộng Cầm qua thung lũng đẹp Quy Hòa (Nguồn: Ảnh ghép Wikimapia)

 


3 giờ chiều 28 Tết, thằng Trung đạp xe lên xóm Tiêu chở chị Hoài ra sân bay mua hoa cúc. Nhưng nắng chiều gắt lắm. Đường Hoa thưa bóng người. Để tránh nắng, Trung đạp xe loanh quanh đợi chiều dịu hẳn. Nhẩn nha hồi lâu, hai chị em tới chân dốc Mộng Cầm mà không hay. Trung có ý kiến: “Hay là mình vô đây một lát chờ bớt nắng”. Gởi xe, hai chị em leo dốc Mộng Cầm bước lên đồi Thi Nhân, nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Khuôn viên này bài trí theo kiểu cách phương Tây, đơn sơ mà tao nhã. Cả một không gian xanh, mát rượi gió biển từ xa khơi.

Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử trên đồi Thi Nhân (trùng tu năm 2008)
Tượng Đức Mẹ Maria (1959) cải táng mộ thi sĩ từ Quy Hòa về Ghềnh Ráng nay được giữ lại.

Trên đường đi, hạp với tiết Xuân mượt mà đầy sức sống ở đây hay sao ấy, thằng Trung huyên thuyên mọi thứ trên đời. Từ chuyện trường lớp thầy cô, đến chuyện ăn uống vui chơi với bạn bè. Hoài thì ít nói, một phần vì cuộc sống của nó phẳng lặng và đơn giản nên ngại nói, một phần vì nó thích nghe giọng nói của Trung nên sẵn sàng lắng nghe. Tuy tuổi đời không lệch nhau mấy nhưng Trung hồn nhiên, líu lo. Hoài thì vất vả lo toan cho phận mình, cho ông bà.

Một cảnh trong khuôn viên mộ Hàn Mặc Tử. Gợi nên một không gian Tết xưa.

Ngồi bên mộ nhà thơ vào một chiều Xuân đẹp, tâm hồn Hoài nhẹ nhỏm, nó bâng khuâng nhớ về chuyện cũ…Từ khi gánh chậu bông giùm thằng Trung, nay đã là 5 năm. Chừng một năm nữa là Trung vô miền Nam học tiếp. Biết đâu nó cũng gặp một đứa con gái nào đó như Hoài, rồi nó sẽ quên Hoài ở ngoài miền Trung này…5 năm yên ả chóng vánh trôi qua, đẹp như một giấc mơ Xuân…Hoài thoáng buồn. Vì mai này, mỗi đứa rồi sẽ có ngã rẽ riêng. Nhưng biển dã cũng gieo trong Hoài suy nghĩ về cái bèo bọt, mỏng manh của đời người. Nên Hoài không bận tâm nhiều tới ngày mai. Không gìn giữ gì cho ngày mai !

Dốc Mộng Cầm thơ mộng, nối dài (mới làm năm 2008) dẫn qua thung lũng Quy Hòa.
Con đường Tình mùa Xuân của Hoài & Trung.

Hai chị em thơ thẩn đi tiếp đoạn đường nối dài dốc Mộng Cầm, để qua bên kia thung lũng Quy Hòa. Nhìn hai đứa lửng thửng đàng xa, khách đi đường ngỡ là đôi tình nhân đang dạo bước trên con đường tình mùa Xuân. 

Giờ đây hàng cây xanh ven đường nhuộm ánh chiều vàng rực rỡ. Gió biển thấm lạnh tiết Xuân, thổi vào làm lao xao sóng biển đằng xa.

Chiều xuống chậm dần phía bên kia đồi. Không gian đã thẫm màu. Hoài dừng bước, nó cầm tay Trung, giữ lại hồi lâu, thầm thì: “Muộn rồi, về thôi em !”

Bãi biển Thung lũng Quy Hòa nhìn từ Ghềnh Ráng
(Đằng xa là con tàu nước ngoài bị đắm bởi cơn bão tháng 11.2009
Phía trên con tàu, một vệt xanh tối màu từ trái qua phải là đường mới Quy Nhơn - Sông Cầu)

Hai đứa quày ra lối cũ. Đằng xa, dưới kia phố đã lên đèn. Tết về, người ta giăng thêm những dây đèn trang trí đủ màu sắc sáng rực cả con đường ven bờ biển. Từ mũi Tấn đến chỗ hai đứa đứng, bờ biển cong tròn làm ánh đèn đường cũng uốn quanh theo, rực rỡ như chuỗi ngọc. 

Xuân ngả từ vàng - xanh sang tím thẫm, Xuân thấm đượm hồn người...

Chậm rãi đi bên Trung trong hơi lạnh chiều Xuân này, cô gái Xuân thì như ngập tràn hạnh phúc bởi mộng đẹp Xuân sang…

K.Xuân Hiền
29 tháng Chạp.

* Quê hương của nhà văn Kim Tiến 
 
Thêm bình luận


Đăng Nhập / Đăng Xuất