Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200
  • hinhCu 1200

Người sưu tập ca dao

Khi Trâm tưới xong hai luống rau, trời vẫn còn rất sớm. Phương đông vừa mới ửng hồng và tiếng chim hót líu lo trên hàng me tây phía sau nhà. Mấy chục gàu nước tưới rau là một bài tập thể dục rất tốt, khiến cô khoẻ hẳn ra. Trâm cuốn gọn dây gàu, đi qua sân trường, trở về phòng ở của mình trong dãy nhà tập thể đang khép mình khiêm tốn trong một góc của khu trường rộng mênh mông. Cô bước đi chậm như người đi dạo. Hai ống quần xắn cao đến gối, để lộ đôi bắp chân trắng, chắc khoẻ. Trâm đưa mắt nhìn vòm cây, đôi môi chúm chím cười như đang nghĩ về một điều gì rất thích thú.

Xem tiếp...

Duyên tình

1.
Vào Sài Gòn học đại học, một người bạn rủ Thông đến trọ tại một ngôi chùa ở đường Vạn Kiếp, Gia Định. Gọi là chùa, chứ thực ra đó cũng như nhà riêng của một vị sư đang là một chức sắc quan trọng của một tỉnh hội Phật giáo ở miền Trung – cất nhà cho hai người em, cũng là tu sĩ, vào học ở Đại học Văn Khoa. Các thầy và Thông tuổi tác tuy chênh lệch khá xa, nhưng học cùng trường, nên quan hệ, nói năng với nhau khá thoải mái. Thông tuy ở chùa, nhưng không theo đạo Phật, không ăn chay được, cơm nước nhờ nhà hàng xóm nấu. Các thầy tuy ăn chay, nhưng học triết, hằng ngày thường xuyên gặp gỡ các bạn nữ sinh viên xinh xắn, nên việc giao tiếp nam nữ cũng bình thường, không có gì khe khắt lắm.

Xem tiếp...

Đâu là khoảng cách

Tôi ở xa quê, cố gắng thu xếp lắm, vài năm mới về thăm nhà được một lần. Kể cũng buồn, nhưng vì hoàn cảnh cả thôi! Gia đình tôi quê gốc ở đây đã bao đời. Vài mươi năm trước đây, tôi là một anh giáo viên cấp hai trường xã, mẹ và vợ là xã viên hợp tác. Ban đầu, hai vợ chồng cùng sống với bà mẹ già, gia đình chẳng dư giả gì, nhưng thu nhập cũng đủ ăn. Khi sinh đứa con gái đầu lòng, cuộc sống bắt đầu khó khăn. Mặc dù thế, năm năm sau vợ chồng tôi quyết tâm kiếm thêm đứa nữa. Đứa thứ hai ra đời, may là con trai để nối dõi tông đường. Vợ chồng tôi mừng húm!

Xem tiếp...

Ngẫm nghĩ bước đi

Cô tôi mất ở tuổi bảy lăm và bây giờ đến lúc dượng tôi đi theo sau khi đã hưởng dương chín mươi năm. Nghe tin dượng mất, tôi thu xếp công việc , vượt vài chục cây số, đến viếng ngay. Ông dượng sống ở quê với vợ chồng người con trai thứ và nghe tin ông mất, con cháu phương trưởng đang làm ăn nơi xa cũng đã cố gắng về tương đối đủ. Tôi vừa ngồi vào bàn khách trước nhà, một cậu thanh niên mặc đồ tang đến chào, mời nước. Tôi không để ý gì nhiều, cũng nhắp qua chén nước, rồi đứng lên đến trước bàn thờ dượng thắp hương, quì lạy, trong tiếng nhạc tang ai oán. Xong việc, tôi đi luôn vào nhà trong, ngồi vào bàn, nói chuyện với các em. Tôi nói lời chia buồn khuôn sáo. Vợ chồng mấy đứa em thản nhiên bảo: Cũng không phải buồn nhiều! Ông sống thế cũng là thọ rồi, vả lại ông cũng chẳng đau bệnh gì, ra đi nhẹ nhàng, thanh thản.Tôi cũng đồng ý thế.

Xem tiếp...

Người cùng quê

Như đã giao hẹn, tuần cuối các tháng lẻ tôi lên Sài Gòn thăm Thương, ngược lại tuần cuối các tháng chẵn, Thương xuống Phú Mỹ thăm tôi. Từ chiều hôm qua, Thương xuống Phú Mỹ, chúng tôi qua đêm ở căn phòng trọ của tôi, và sáng nay tôi chở nàng đi Vũng Tàu chơi. Mấy lần Thương xuống thăm tôi đều như thế. Mỗi lần như vậy, tôi đưa cô ấy đi chơi một thắng cảnh của Vũng Tàu. Khi thì tôi đưa Thương đi Hồ Tràm ở huyện Xuyên Mộc, nghỉ ngơi trong cảnh đẹp của rừng phi lao, thưởng thức những đặc sản biển. Khi thì chúng tôi đến Long Hải với những bãi cát trắng tuyệt đẹp, nước biển lặng và trong xanh, những hàng dương xanh mát. Mũi Nghinh Phong nằm ở phía cực nam, nhô ra biển như một đầu cá sấu khổng lồ, với nhiều tảng đá hình thù kì dị; bãi tắm hẹp nhưng nước rất trong, sóng gió dồn dập trên những vách đá cheo leo.

Xem tiếp...

Một chút nắng mùa xuân

1.
Làm cái nghề bán quán, tất nhiên tôi phải tiếp khách và làm quen với nhiều người. Thú thật, ở cái thị trấn nhỏ bé này, quán của tôi hơi sang một chút. Tất nhiên khi mở quán, người ta phải nhắm vào đối tượng phục vụ của mình. Chả là, có lần tình cờ trong câu chuyện ở nhà người quen, tôi nghe một vị lãnh đạo chủ chốt của huyện than là ở đây không có quán nào cho ra hồn để huyện tiếp khách, cho nên khi rời khỏi biên chế nhà nước tôi bàn với gia đình mở một quán ăn thật ngon để thu hút đối tượng khách là các cơ quan trong huyện, các nhà thầu, những nhà kinh doanh – nói chung là những người cần đãi đằng, ăn uống giao tiếp. Vì thế,tuy sinh sau đẻ muộn, quán của tôi hơn năm qua đã thật sự thu hút đối tượng khách này, khiến cho – ở một mức độ nào đó, các quán phải ganh tị. Nhưng điều đó có gì đáng nói, nó trở thành qui luật của cuộc sống: mạnh được yếu thua! Nói thế, chứ làm cái nghề này có sung sướng lắm đâu. Ngoài chuyện đổ mồ hôi ra mà phục vụ, chiều khách còn hơn chiều cha, còn phải lo đi đòi nợ. Đi nhiều lần, nỉ non rả miệng cho người ta trả nợ ! Trong sổ nợ của tôi, con số nợ luôn vượt trên năm triệu. Nhưng thôi, đó đâu phải là điều tôi muốn nói ở đây, vì không khéo các vị khách quen rời xa, tôi hết đường làm ăn. Chuyện tôi muốn nói là về một người khách lạ.....
       

Xem tiếp...

Ba Tháng Chờ Hưu

Gần đến tuổi sáu mươi, tôi chuẩn bị về hưu. Là một thầy giáo dạy Văn, tôi chờ đợi ngày này bấy lâu nay. Bao nhiêu năm đi dạy, qua những cuộc kiểm điểm hàng năm ở Tổ chuyên môn, bao lần tôi tôi phải dối lòng nói tới lòng say mê nghề nghiệp của mình, sự cố công gắng sức để làm tốt nhiệm vụ cao quí của người giáo viên nhân dân, nhưng thực ra nỗ lực, cố gắng thì có vì nếu dạy dở, chẳng ra gì thì học sinh nó chửi, chứ sự say mê nghề nghiệp thì không hề có. Bởi vậy ba tháng trước ngày hưu nghỉ, tôi cương quyết xin nghỉ chờ hưu theo chế độ mặc dù lãnh đạo nhà trường cũng làm ra vẻ quan tâm, đến tôi, mời tôi tiếp tục dạy theo chế độ hợp đồng đến cuối năm hoặc nếu có thể thì vài năm nữa! Nhưng tôi xin kiếu, ngán đến tận cổ rồi!
        

Xem tiếp...

Thấp thoáng thành phố

LTS. Nguyễn Quang Quân là bút hiệu của anh Nguyễn Huy, quê ở Tuy Phước Bình Định, học Cường Để khóa 60-67. Hiện anh sống và viết ở quê nhà. Cuongde.org rất hân hạnh có anh về sinh hoạt.

1.
Ông Hoàng đang nằm đung đưa trên võng đọc báo thì tiếng nhạc chuông quen thuộc vang lên. Giật mình, ông với tay lấy chiếc điện thoại di động để trên chồng sách cũ. Trên màn hình hiện rõ: Quang đang gọi. Ông bấm nút nhận cuộc gọi.

- Ba nghe đây!

- Ba à! Con đang trên đường đi thành phố Hồ Chí Minh. Con vào đấy chơi mấy ngày, ba có cần thăm hỏi người nào không?

- Không có ai mà thăm hỏi! Con cứ lo chuyện của con đi! Mà chừng nào về vậy?

- Khoảng cuối tuần, con về!

Xem tiếp...