Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • NhaGiuXe1200
  • hinhCu 1200
  • CD4 1200
  • DaiThinhDuong1200

Ghi chép trong ngày thăm bạn

bau-sen
Ảnh : Bầu Sen-Quy Nhơn

( Thân tặng bạn VXP )

Tôi xa Quy Nhơn đã mấy mươi năm nên hoài niệm về thành phố này chỉ còn là hình ảnh của thời thơ ấu. Bạn bè thuở ấy chẳng biết ai còn ai mất. Có lần ngẫu nhiên trên mạng tôi gặp người bạn học cũ. Đã lâu không liên lạc với nhau nay mới biết anh vẫn ở chốn cũ từ thời chúng tôi học chung lớp. Nhà của gia đình bạn ở ven bàu Sen là căn nhà ngói kiểu vùng quê miền trung với khóm tre xanh sau nhà lả lơi trong gió. Kỷ niệm về những ngày hè của thời thơ ấu trong ngôi nhà này luôn rộn ràng trong tôi. Nhớ những trưa hè ngồi câu cá dưới bóng tre xanh nhìn những đám bèo nở hoa tím dập dềnh trôi. Nhớ lắm, nhớ lắm, đành thầm hẹn sẽ một lần về thăm nơi ấy.

Xem tiếp...

Chùa Từ Hiếu và cõi lặng của Giám quan.

Chua Tu Hieu

Chùa Từ Hiếu -Ảnh Nguyễn Trí Minh.


Cố đô Huế Không chỉ nổi tiếng với các lăng tẩm mà các ngôi chùa cổ cũng là các danh thắng được nhiều người biết đến. Hòa cùng dòng chảy phát triển đất nước, Phật giáo đã lan tỏa khắp vùng đất Thuận Hóa trong thời kỳ các chúa Nguyễn mở cõi. Huế còn được xem là kinh đô của đạo Phật trong thời Nguyễn với trên 200 ngôi chùa tọa lạc rải rác khắp kinh đô. Các ngôi chùa cổ thường gắn liền với các truyền thuyết về sự kiện trùng tu, kiến tạo chùa. Sự tích về nguồn cội của chùa Từ Hiếu là một câu chuyện dân gian đậm chất nhân ái về sự hòa hợp đạo và đời.

Xem tiếp...

Một ngày mưa

Có lần lang thang trên trang nhà tôi tình cờ gặp tấm ảnh người bạn học cũ chụp trong quán càfé của anh. Đã lâu không gặp lại nay mới biết anh vẫn ở chốn cũ từ thời chúng tôi học lớp đệ thất. Kỷ niệm về những ngày hè của thời thơ ấu trong căn nhà ven bàu soi bóng núi lại rộn ràng trong tôi. Nhớ những trưa hè ngồi câu cá  dưới bóng tre xanh nhìn những đám bèo nở hoa tím ngan ngát dập dềnh trôi. Nhớ lắm, nhớ lắm, đành thầm hẹn sẽ một lần quay về nơi ấy. Việc mưu sinh bề bộn cứ lần lựa mãi mà  thời gian trôi đi, trôi mãi cho đến tận hè rồi tôi mới có dịp về thăm phố cũ.

Xem tiếp...

Màu vôi cũ

Khi những cơn gió bấc thổi về, tiết trời se lạnh báo hiệu mùa xuân đang đến. Từng đàn chim én từ khơi xa trở về bay lượn trên bầu trời cuối năm nhiều mây trắng. Những hôm ấy, hoài niệm về những ngày giáp tết nhộn nhịp thời niên thiếu lại xôn xao trong lòng. Khắp nơi ai nấy đều rộn ràng sửa sọạn đón tết. Người ở xa thì gói ghém quà cáp tất bật về quê cho kịp ngày cúng giao thừa. Người ở nhà lo quét tước dọn dẹp, làm mứt, nấu bánh chưng, mua sắm…mỗi người mỗi việc. Bọn trẻ con thì được giao việc nhẹ như lặt lá mai, lau chùi cửa nẻo, đánh bóng chân đèn, lư hương. Các anh chị lớn thì lo nấu bánh, sơn cửa, quét vôi... Màu vôi mới thắm tươi cùng với các chậu hoa kiểng rực rỡ là nét xuân đặc trưng của thị thành ngày tết. Dầu vậy, mỗi khi đứng trước bức tường vôi cũ lòng tôi bồi hồi, biết bao nỗi vui buồn, biết bao niềm thương nhớ…

Xem tiếp...

Chiếc lá bên đường

Lần đó, có việc phải lên một thị xã cao nguyên mà mình chưa đến bao giờ, tôi cảm thấy bồn chồn. Vừa rời Pleiku chừng mươi phút, con đường bắt đầu dốc dần lên. Hai bên đường, những bụi cỏ đuôi chồn héo vàng trải dài đến tận chân đồi hiu quạnh. Tiếng gió vi vu, tiếng máy xe rầm rì hòa với tiếng ong ong trong tai khiến núi đồi nhạt nhòa sau tấm kính xe đang đổ mồ hôi vì lạnh. Con đường trước mặt như treo từ đám mây thấp, đổ nghiêng về phía chiếc xe cũ kỹ đang ì ạch phun từng cụm khói đen nặng nề. Đến đỉnh đèo Chư Pao xe ngừng lại, vài bà khách buôn vội vã thắp hương lên những nấm mồ hoang lạnh lẽo nằm rải rác quanh những xác xe han rỉ. Nghỉ ngơi dăm phút, chiếc xe lại vội vã lướt đi trên con đường mọc đầy những bụi dã quỳ nở vàng. Xa xa trảng cỏ tranh xanh thắm rập rờn trong gió. Phía cuối đường, thấp thoáng dòng Dakbla êm đềm trôi quanh những bãi bồi cát trắng, những rẫy bắp trổ cờ phất phơ trong gió. Dòng sông xanh như vòng tay trìu mến ôm thị xã vào lòng. Đường phố vắng vẻ, yên tĩnh quá khiến tôi thầm nghĩ, ngoài núi rừng cây cỏ, chuyến đi này chắc chẳng có chút gì để nhớ. 

Xem tiếp...

Cầu Vồng

Buổi chiều thứ bảy một ngày mùa hè năm chín mươi, có bà khách bất ngờ ghé nhà tôi. Bà là người bà con xa định cư bên Mỹ khá lâu và là lần đầu về nước. Như mọi cuộc thăm viếng khác, chúng tôi hỏi thăm nhau sức khỏe người này người nọ, chuyện làm ăn sinh sống bên này bên kia. Câu chuyện nhạt dần nhưng bà khách vẫn nấn ná khiến tôi hiểu còn điều gì đó chưa được nói ra. Tôi lặng nhìn chút nắng vàng rọi về từ dãy núi Vũng Chua sau nhà đang tan trong tách trà mà bà khách chưa một lần đụng đến. Trong không khí oi ả của buổi chiều hè, chúng tôi lặng đi trong suy nghĩ riêng tư.của mỗi người. Bỗng tiếng cổng sắt hen rỉ của khu nhà tập thể mở ra rít lên ken két. Âm thanh chói tai ấy báo hiệu ngày đã hết khi những người lao động mệt mỏi trở về qua cánh cổng ấy. Bà khách như chợt tỉnh, vội vàng lấy trong túi xách xấp phong thư đã ố vàng rồi nhờ tôi đưa bà tìm người trong thư. Như đoán được ý định khước từ của tôi khi liếc nhìn địa chỉ, bà nghiêm nghị nói đây là việc cấp thiết mà tôi phải giúp bà. Tiễn khách về, buông mình trên ghế tôi cố hình dung địa chỉ của cô gái ở khu kinh tế mới nào đó. Những năm tháng đầy biến động làm thay đổi nhiều làng quê nên chuyến đi này không mấy hy vọng. Hơn nữa, việc này thật khó khăn và phiền phức khi đi với Việt kiều tìm một người không quen biết ở một nơi hẻo lánh. Nhìn dấu bưu cục và địa chỉ người gửi thì thư được gửi từ một trại tỵ nạn mà lẽ ra phải đến từ mười năm trước. Tôi băn khoăn vì sao hôm nay những lá thư lại quay về từ Mỹ thật muộn màng? Biết còn ai mong chờ lá thư này?

Xem tiếp...