Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • DaiThinhDuong1200
  • hinhCu 1200
  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200

"hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê"

Son_Nam.14

Nhà văn Sơn Nam tên thật là Phạm Minh Tài, sinh ngày 11 tháng 12 năm 1926, tại làng Đông Thái, quận An Biên, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc xã Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày.

Thuở nhỏ ông học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa cứu quốc tỉnh, phòng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khmer đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khmer, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam). Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá.

Xem tiếp...

Về một quãng đời Trịnh Công Sơn _Kỳ 2

bien-hoang-hon


Trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật Qui Nhơn được ngân sách Mỹ tài trợ, xây cất rất qui mô và tân kỳ. Hai trường nằm gần nhau tại Khu Sáu, sát bờ biển, khoảng giữa đường từ phố Gia Long đến Ghềnh Ráng, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử an nghỉ giấc ngàn thu. Qua khỏi Ghềnh Ráng là làng Qui Hòa, làng dành riêng cho người mắc bệnh cùi. Ở đó có nhiều bà "xơ" hy sinh một đời, tận tụy chăm sóc cho bệnh nhân.

Lúc bấy giờ, 1962, thành phố Qui Nhơn hãy còn tiêu điều xơ xác. Ngay con đường chính Gia Long, chạy dài từ Núi Một (Ga xe lửa) đến bến cảng hãy còn nhiều ngôi nhà vô chủ, đổ nát hoang tàn trong chiến tranh chưa có ai dọn dẹp. Đường Lê Lợi chạy từ trung tâm phố thẳng ra biển còn rất nhiều nhà tranh, vách lá.

Xem tiếp...

Cái lon guigoz

le-phat
Photo : Pham Kim Oanh

Hình như ai đến đây cũng đều giấu đi thân phận và cảm xúc của mình, tôi cũng vậy. Buổi sáng từ 7 đến 8 giờ đoàn xe bus đi gom mọi người cao tuổi ở rải rác quanh vùng chở đến đây và 1 giờ trưa chở về, vì từ 1 giờ trưa đến 6 giờ chiều còn một ca sinh hoạt khác.

Ở Mỹ này có nhiều chuyện ngộ: có nhà giữ trẻ và cũng có nhà giữ người già, mỗi tuần từ thứ hai đến thứ sáu. Thứ bảy và chủ nhật họ ở nhà một mình hoặc có phước có phần ở chung với cháu con!

Tôi nghỉ hưu gần một năm nay, từ Pennsylvania về New Jersey để được gần con cháu. Mấy đứa nhỏ thấy tôi buồn nên xin cho tôi vào đây để gặp gỡ đồng hương cao niên cho vui. Nhưng sau vài tuần tôi muốn “cáo lão qui điền” vì ở đây... chán quá. Ngày nào cũng y chang như vậy: sáng vô điểm danh, ký tên, ngồi vô bàn của mình ăn sáng, rồi tập thể dục nửa tiếng, rồi chơi đá banh thùng, thảy vòng vịt, chơi bingo, nói chuyện dưới đất trên trời... Khoảng 10 giờ đến 10 giờ rưỡi được cho uống sữa, uống juice, ăn kem..rồi chờ ăn trưa, rồi xếp hàng ra xe bus về nhà.

Xem tiếp...

người học trò đạp xích lô

hat-trang

Kết thúc đợt công tác ở Hà Nội, tôi trở về trên chuyến tàu Thống Nhất, đến ga Nha Trang lúc 12 giờ đêm. Chị phát thanh viên đón chào hành khách bằng cái giọng trầm khàn vọng vào đêm sâu làm cho cả con tàu bừng tỉnh giấc. Niềm háo hức của người đi xa, về với nơi thân thuộc gắn bó khiến bước chân tôi nhanh nhẹn lạ thường.
Nhoáng một cái tôi đã ở ngoài phố. Thật yên tĩnh: vườn hoa với những chiếc ghế đá trầm ngâm; con đường thoáng đãng, mải miết chạy dài về phía biển. Tôi gọi xích lô để được về thật nhanh với ngôi nhà ấm cúng, nơi có những đứa con kháu khỉnh, mà những ngày xa lòng tôi nôn nao nhớ. Một người đạp chiếc xích lô tiến lại. Dưới ánh điện nhập nhoà, tôi thấy đó là một thanh niên dáng dong dỏng, mặc chiếc áo sẫm màu vá nhiều miếng to, chiếc mũ lá rộng vành sụp xuống mặt. Cậu ta còn quá trẻ – tôi đoán vậy

-Về phố Cửu Long bao nhiêu em?
Tôi hỏi giá, vì nghe nói giá xe ban đêm gấp đôi ban ngày, vả lại túi tôi đã cạn sau chuyến đi dài.
-Dạ mười ngàn .

Chàng trai đáp một cách từ tốn và rất nhỏ. Tôi nghĩ, không phải đi bộ quãng đường hai cây số, mà chỉ mất chừng ấy tiền thì không nên đắn đo. Nhưng tôi có quyền mặc cả cơ mà:
-Năm ngàn nhé!
-Dạ.

Tiếng “dạ” có vẻ nhỏ hơn. Tôi lên xe, thầm nghĩ chàng trai này dễ chịu thật, loại người chăm chỉ đây, chắc hoàn cảnh khó khăn nên mới phải làm lụng đêm hôm vất vả thế này.

Xem tiếp...

Sông nắng vườn xưa

Tượng Phật
Sông Nắng Vườn Xưa (Gửi mẹ bên kia đời)

Mẹ mất rồi. Nghe được tin đó từ bên nhà, suốt mấy giờ đồng hồ tôi chỉ nghe thấy bên tai mình ba chữ đó. Tôi ra sau nhà cắt vội mấy nhánh hồng rồi vào thắp hương trên bàn Phật. Tôi quỳ xuống nhìn lên pho tượng và lạ lắm, chỉ thấy phảng phất ở đó gương mặt của mẹ. Bà đang nhìn tôi và tôi như nghe rõ ràng một câu nói: Mẹ bình yên rồi, sư đừng buồn. Một chút tàn nhang rớt trên lá y tôi vẫn không hay...

Xem tiếp...

những ngọn lá theo thời gian tồn tại

Hoa Sala
photo triman

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”...

Màu ngọc trúc trong thơ Hàn Mặc Tử sẽ còn xanh biếc đến muôn đời...Vâng, ngọc trúc theo cách gọi của tổ tiên người Huế. “Màu nền” nguyên sơ của những khu vườn – hiếm hoi dần theo nhịp sống xô bồ – vẫn phần nào còn lưu dấu đến ngày nay.

Xem tiếp...

Mẹ tôi

BaHoang Đao
Bà Hoàng Đạo

Tôi không biết phải bắt đầu ra sao khi viết về mẹ tôi, vì có rất nhiều điều để nói. Cũng có thể dưới con mắt chủ quan, tôi nghĩ bà là một trong những người phụ nữ phương Đông tuyệt vời nhất trên cõi đời này. Người mẹ dịu hiền mà tôi được may mắn biết đến, với đầy đủ những đức tính về công, dung, ngôn, hạnh của một người đàn bà Á Đông, đã hy sinh cả một cuộc đời mình cho chồng, cho con và cho những nghĩa cử từ thiện ngoài xã hội với nụ cười luôn trên môi cùng chiếc răng khểnh duyên dáng.

Xem tiếp...

Mẹ Và Con

Người xướng ngôn viên của đài tuyền hình LIttle Sài Gòn bước ra ,tươi cười gật đầu chào khán giả :

-Kính thưa quí khán giả , tôi là Lâm Vân, người điều khiển vả phối hợp chương trình Đoàn Tụ cho đài TV Little Sài gòn . Hộm nay tôi xin giới thiệu bà Nam Phương , giám đốc của công ty Phượng Hoàng , một người rất thành công trên thương trường và rất nổi tiếng trên lãnh vực truyền thông và báo chí qua những hoạt động tích cực trong cộng đồng của chúng ta .

Lâm Vân quay sang bà Nam Phương , một người được chải chuốt cẩn thận từ đầu cho đến chân , trông lịch sự và quý phái , xứng đáng với tước hiệu của bà .

Xem tiếp...

Tiếng hát đêm Giao Thừa

Không ai biết rõ tên thật của ông, chỉ nghe nhiều người quen gọi là “Sáu Nhỏ” , hay có lúc gọi là “Sáu Đẹt”. Với cái tên gọi này có lẽ ai cũng hiểu ra thâm ý của nó khi được gặp ông: Ông gầy ốm, đen điu, nhất là chiều cao không quá một mét ba. Không hiểu chiếc lưng gù của ông có từ lúc nào – từ thời trai trẻ hay qua tháng năm gian khổ với đời sống, với nghề nghiệp – đã khiến cho con người vốn đã thấp bé, lại càng cúi gần mặt đất thêm nữa ! Dường như lúc nào ông đi, mắt không để vượt quá tầm nhìn của thân mình – chỉ cắm cúi bước lẹt đẹt.
Ông Sáu Nhỏ đã nhận quét dọn rác rưởi cho khu phố chợ này rất lâu; có lẽ đã hơn hai chục năm rồi. Ông lầm lũi làm việc, đều đặn, cẩn thận như một robot – dù trời nắng hay mưa – ngay từ lúc chợ chiều vừa tan cho đến tối mịt. Người ta thấy ông lọc cọc kéo chiếc xe cải tiến với chổi, cào, xẻng, giỏ tre – âm thầm trở về nhà …

Cách nay hơn mười hai năm, trong một buổi tối thu dọn rác ở các lều chợ, ông gặp một người đàn bà nằm co ro trên sạp, thân đắp tạm mảnh chiếu đã rách nhiều lỗ; người rét run cầm cập. Tiếng rên ư ử từng chặp nổi lên trong cái yên vắng trống trải của khu chợ, khiến ông chú ý. Ông dừng tay, bước lại gần, lấy cán chổi đập nhẹ lên đôi chân trắng bệch đang thò ra ngoài – lớn tiếng hỏi : “Sao giờ này còn nằm ở đây, hử ?”.
Tiếng đáp lại khàn đục, run run : “Ư ư … tôi đau quá, tôi lạnh quá!”.
-Đau thì về nhà nằm chứ? – ông vẫn lớn giọng.
-Tôi không có nhà – giọng người đàn ba thều thào.
Ông Sáu Nhỏ hơi nhếch môi cười – “Không nhà… không nhà thì từ nhỏ đến lớn, bà sống ở đâu?”.
Im lặng kéo dài.

Xem tiếp...