Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200
  • hinhCu 1200

Chùa Từ Hiếu và cõi lặng của Giám quan.

Chua Tu Hieu

Chùa Từ Hiếu -Ảnh Nguyễn Trí Minh.


Cố đô Huế Không chỉ nổi tiếng với các lăng tẩm mà các ngôi chùa cổ cũng là các danh thắng được nhiều người biết đến. Hòa cùng dòng chảy phát triển đất nước, Phật giáo đã lan tỏa khắp vùng đất Thuận Hóa trong thời kỳ các chúa Nguyễn mở cõi. Huế còn được xem là kinh đô của đạo Phật trong thời Nguyễn với trên 200 ngôi chùa tọa lạc rải rác khắp kinh đô. Các ngôi chùa cổ thường gắn liền với các truyền thuyết về sự kiện trùng tu, kiến tạo chùa. Sự tích về nguồn cội của chùa Từ Hiếu là một câu chuyện dân gian đậm chất nhân ái về sự hòa hợp đạo và đời.

Xem tiếp...

Giữa chốn thương đau

Con cò lặn lội bờ sông
Cò ơi sao nỡ quên công mẹ già
Hỏi rằng ai đẻ cò ra
Mà cò lại bỏ mẹ già không nuôi
Nhớ khi đi ngược về xuôi
Mẹ đi bắt tép mẹ nuôi được cò
Cò ơi cò bạc như vôi
Công cha nghĩa mẹ cò còn nhớ không ?

Sương Nguyễn

Xem tiếp...

Lỡ bước sang ngang



Chiếc đò ngang vừa cập bến, Bân đứng ngồi không yên, nó thấp tha, thấp thỏm ngóng nhìn bóng chị Bạch xuất hiện trên cầu ván. Cuối cùng nó thấy chị Bạch tay ôm thúng, nhanh nhẹn bước xuống bến sông, đằng sau chị là anh Tập đang quảy giùm quang gánh giúp chị, Bân chạy a lại ôm chị hỏi.

- Chị có mua quà cho em không ?

- Có chứ, làm sao chị quên mua cho em được - Chị quay lui bảo anh Tập. 

- Anh lấy giúp em món đồ chơi với gói bánh ở thúng sau gánh. 

Xem tiếp...

Lận đận



Khi tôi còn thơ ấu, mỗi buổi trưa mùa hè oi ả, dưới tàn cây cau ở quê nhà. Trên chiếc võng treo ở ngoài vườn, mẹ tôi thường à ơi ru tôi ngủ bằng những bài ca dao thắm thiết:

"À ơi... Gái có chồng như gông đeo cổ, gái không chồng như phản gỗ long đanh. Phản gỗ long đanh em còn giữ được. Gái không chồng chạy ngược, chạy xuôi...à ơi..."
"À ơi... Thân gái mười hai bến nước, trong nhờ đục ...chạy.. à ơi..."

Ấy thế mà những câu ca dao ngày xưa nó vận vào người tôi lúc nào tôi cũng không biết. Nó làm cho tôi lận đận, lao đao, long đong, khổ sở vì những cuộc tình duyên bẽ bàng, gay cấn. Khiến cho tôi dở sống, dở chết chạy trối chết từ quê nhà, chạy sang cho đến xứ Hoa Kỳ này.

Xem tiếp...

Một ngày mưa

Có lần lang thang trên trang nhà tôi tình cờ gặp tấm ảnh người bạn học cũ chụp trong quán càfé của anh. Đã lâu không gặp lại nay mới biết anh vẫn ở chốn cũ từ thời chúng tôi học lớp đệ thất. Kỷ niệm về những ngày hè của thời thơ ấu trong căn nhà ven bàu soi bóng núi lại rộn ràng trong tôi. Nhớ những trưa hè ngồi câu cá  dưới bóng tre xanh nhìn những đám bèo nở hoa tím ngan ngát dập dềnh trôi. Nhớ lắm, nhớ lắm, đành thầm hẹn sẽ một lần quay về nơi ấy. Việc mưu sinh bề bộn cứ lần lựa mãi mà  thời gian trôi đi, trôi mãi cho đến tận hè rồi tôi mới có dịp về thăm phố cũ.

Xem tiếp...

Tiếng hát đêm Giao Thừa

Không ai biết rõ tên thật của ông, chỉ nghe nhiều người quen gọi là “Sáu Nhỏ” , hay có lúc gọi là “Sáu Đẹt”. Với cái tên gọi này có lẽ ai cũng hiểu ra thâm ý của nó khi được gặp ông: Ông gầy ốm, đen điu, nhất là chiều cao không quá một mét ba. Không hiểu chiếc lưng gù của ông có từ lúc nào – từ thời trai trẻ hay qua tháng năm gian khổ với đời sống, với nghề nghiệp – đã khiến cho con người vốn đã thấp bé, lại càng cúi gần mặt đất thêm nữa ! Dường như lúc nào ông đi, mắt không để vượt quá tầm nhìn của thân mình – chỉ cắm cúi bước lẹt đẹt.
Ông Sáu Nhỏ đã nhận quét dọn rác rưởi cho khu phố chợ này rất lâu; có lẽ đã hơn hai chục năm rồi. Ông lầm lũi làm việc, đều đặn, cẩn thận như một robot – dù trời nắng hay mưa – ngay từ lúc chợ chiều vừa tan cho đến tối mịt. Người ta thấy ông lọc cọc kéo chiếc xe cải tiến với chổi, cào, xẻng, giỏ tre – âm thầm trở về nhà …

Cách nay hơn mười hai năm, trong một buổi tối thu dọn rác ở các lều chợ, ông gặp một người đàn bà nằm co ro trên sạp, thân đắp tạm mảnh chiếu đã rách nhiều lỗ; người rét run cầm cập. Tiếng rên ư ử từng chặp nổi lên trong cái yên vắng trống trải của khu chợ, khiến ông chú ý. Ông dừng tay, bước lại gần, lấy cán chổi đập nhẹ lên đôi chân trắng bệch đang thò ra ngoài – lớn tiếng hỏi : “Sao giờ này còn nằm ở đây, hử ?”.
Tiếng đáp lại khàn đục, run run : “Ư ư … tôi đau quá, tôi lạnh quá!”.
-Đau thì về nhà nằm chứ? – ông vẫn lớn giọng.
-Tôi không có nhà – giọng người đàn ba thều thào.
Ông Sáu Nhỏ hơi nhếch môi cười – “Không nhà… không nhà thì từ nhỏ đến lớn, bà sống ở đâu?”.
Im lặng kéo dài.

Xem tiếp...

Tiếng hát đêm Giao Thừa

Không ai biết rõ tên thật của ông, chỉ nghe nhiều người quen gọi là “Sáu Nhỏ” , hay có lúc gọi là “Sáu Đẹt”. Với cái tên gọi này có lẽ ai cũng hiểu ra thâm ý của nó khi được gặp ông: Ông gầy ốm, đen điu, nhất là chiều cao không quá một mét ba. Không hiểu chiếc lưng gù của ông có từ lúc nào – từ thời trai trẻ hay qua tháng năm gian khổ với đời sống, với nghề nghiệp – đã khiến cho con người vốn đã thấp bé, lại càng cúi gần mặt đất thêm nữa ! Dường như lúc nào ông đi, mắt không để vượt quá tầm nhìn của thân mình – chỉ cắm cúi bước lẹt đẹt.
Ông Sáu Nhỏ đã nhận quét dọn rác rưởi cho khu phố chợ này rất lâu; có lẽ đã hơn hai chục năm rồi. Ông lầm lũi làm việc, đều đặn, cẩn thận như một robot – dù trời nắng hay mưa – ngay từ lúc chợ chiều vừa tan cho đến tối mịt. Người ta thấy ông lọc cọc kéo chiếc xe cải tiến với chổi, cào, xẻng, giỏ tre – âm thầm trở về nhà …

Cách nay hơn mười hai năm, trong một buổi tối thu dọn rác ở các lều chợ, ông gặp một người đàn bà nằm co ro trên sạp, thân đắp tạm mảnh chiếu đã rách nhiều lỗ; người rét run cầm cập. Tiếng rên ư ử từng chặp nổi lên trong cái yên vắng trống trải của khu chợ, khiến ông chú ý. Ông dừng tay, bước lại gần, lấy cán chổi đập nhẹ lên đôi chân trắng bệch đang thò ra ngoài – lớn tiếng hỏi : “Sao giờ này còn nằm ở đây, hử ?”.
Tiếng đáp lại khàn đục, run run : “Ư ư … tôi đau quá, tôi lạnh quá!”.
-Đau thì về nhà nằm chứ? – ông vẫn lớn giọng.
-Tôi không có nhà – giọng người đàn ba thều thào.
Ông Sáu Nhỏ hơi nhếch môi cười – “Không nhà… không nhà thì từ nhỏ đến lớn, bà sống ở đâu?”.
Im lặng kéo dài.

Xem tiếp...

Nhớ Lại Một Câu Hỏi

Trước đây – trong một thư thăm, nhiều bạn văn có hỏi tôi một câu: “ Cuộc đời đã đưa đẩy thế nào để anh đến với cái nghề ” không thể nghĩ ra là ”Sửa Khóa và Làm Chìa”  mà anh đã gắn bó gần suốt cuộc đời còn lại?”- tôi đã “phơt lờ” luôn – vì chưa thể tâm tình cùng bạn lúc ấy!
Đã nhiều năm qua – nhiều bạn văn cũng lại có “thắc mắc” vui tương tự vậy mỗi khi gặp nhau bên tách cafe ( hay ly rượu khề khà tán gẩu) – nên hôm nay, ngồi “không” mà bổng dưng nhớ lại! Xin đươc có đôi điều chia sẻ cùng anh em – cho vui!

Được trở về quê nhà vào năm 78  - phải rời trường Trung học Tổng hợp Nguyễn Huệ ( Tx Tuy hòa – Phú Yên) là nhiệm sở đang công tác - sau khi đã đôi lần “nuối tiếc’ cái nghề cầm phấn và bảng đen ( vì thực ra tôi cũng chưa có một cái nghề “tay trái” nào lúc ấy để có thể kiếm sống qua ngày giữa thời buổi rất lận đận và khó khổ đó cả, lúc trong tay không có chút tài sản náo có thể đổi…cơm áo cho con và bản thân) – nên đành lui tới Ty GD ( chưa thành lập Sở GD)  để hỏi han tin tức về chuyện xin dạy trở lại, mà không có chút hứa hẹn nào – tôi biết là đã đến lúc phải “mất dạy” luôn rồi! ( Dạy văn thì “không được” – còn Anh văn thì…cũng “không thể” nốt! - nhà trường lúc bấy giờ chỉ dạy một sinh ngũ Nga văn  thôi).

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Nhiều Tác Giả
Số bài viết:
9
Ngô Lạp
Số bài viết:
39
Nguyễn Trác Hiếu
Số bài viết:
1
Phạm Thiên Thu
Số bài viết:
9
Đào Thanh Hòa
Số bài viết:
7
Nguyễn Kim Tiến
Số bài viết:
24
Nguyễn Mỹ Nữ
Số bài viết:
15
Khổng Xuân Hiền
Số bài viết:
2
Truyện Ngắn
Số bài viết:
11
Trần Đông Oanh
Số bài viết:
1
Nguyễn Thị Tê Hát
Số bài viết:
6
Nguyễn Sĩ Hạnh
Số bài viết:
2
Đặng Phú Phong
Số bài viết:
6
Nguyễn Thái Bình
Số bài viết:
1
Nguyễn Quang Quân
Số bài viết:
8
Hồ Ngạc Ngữ
Số bài viết:
6
Trần Thảo Nguyên
Số bài viết:
1
Hà Xưa
Số bài viết:
3
Thanh Nguyên
Số bài viết:
2
Kim Huê
Số bài viết:
1
Nguyễn Mạnh An Dân
Số bài viết:
1
Xuân Phong
Số bài viết:
1
Lan Mai
Số bài viết:
4
Nguyễn Tân
Số bài viết:
1
Nguyên Thùy
Số bài viết:
3
Trần Dzạ Lữ
Số bài viết:
1
Trần Mộng Tú
Số bài viết:
1
Sương Nguyễn
Số bài viết:
39
Đinh Tấn Khương
Số bài viết:
8
Nguyễn Trí Minh
Số bài viết:
6
Huỳnh Thị Thùy Hạnh
Số bài viết:
1
Mang Viên Long
Số bài viết:
1
Nguyễn Trí
Số bài viết:
3
Bùi Diệp
Số bài viết:
4