Trang thông tin liên lạc của cựu Giáo Sư và học sinh Trung Học Cường Để Qui Nhơn

Trang Facebook của cuongde.org

  • CD4 1200
  • hinhCu 1200
  • NhaGiuXe1200
  • DaiThinhDuong1200

Nhớ về Ba

Ngày nào cũng thấy mình trong gương, tôi có thấy gì đặc biệt đâu. Vậy mà sao bỗng dưng hôm nay tôi bàng hoàng thảng thốt. Hai con mắt sâu hoắm như lọt hẳn vào trong hai hóc mắt của tôi. Dưới đôi mắt là hai vòng đen tròn, mộng nước. Cái mũi hơi to so với khuôn mặt hơi nhỏ của tôi làm tôi giật mình!
Con à, sao hôm nay mẹ thấy mẹ già quá, da nhăn nheo, mí mắt thì sụp xuống trông ghê quá! Mẹ đâu ngờ mẹ xấu quá vậy con!

Cô con gái, với giọng nói như vỗ về, nửa tiếng Mỹ nửa tiếng Việt, đã thỏ thẻ "Mẹ à, mẹ lớn tuổi rồi không thể không già được. Mẹ đừng để ý bên ngoài nữa....Mẹ phải nhìn vào vẻ đẹp bên trong của mẹ chứ".

Tôi quay phắt lại nhìn con. Con tôi đã lớn, lớn bộn rồi, lớn hồi nào mà tôi không hay biết! Con vừa bước đến tuổi 13! Tôi thật tình muốn nhớ lại, năm tôi mười 13 tuổi, tôi nghĩ gì, làm gì? nhưng không nhớ nổi. Vậy mà biến cố thật lớn năm đổi tiền lần thứ nhất năm 1976, năm tôi sắp bước qua tuổi 19 lại làm tôi nhớ về ba tôi nhiều.

Xem tiếp...

Người xa lạ

Hắn lê lết gần ba mươi cây số đường rừng về đến Pleiku trời đã xẩm chiều. Cái lạnh buốt của buổi chiều mù sương cọng thên cái đói làm hắn bủn rủn tay chân. Tiền thì trong túi chỉ còn đủ đón xe về Qui Nhơn. Ôm chiếc balô trong lòng hắn ngồi bên vệ đường đón xe, điếu thuốc cuối cùng đốt lên không làm tan được đói rét đang hành hạ hắn. Hình như quá muộn nên không còn xe Qui Nhơn, chắc phải chờ xe từ Kon Tum xuống mới có cơ về nhà được. Nhìn những cụm khói thuốc bay lảng đảng, hồn hắn chùn xuống buồn như những đám sương mù xa xa. Tay chân rã rời, không buồn nhúc nhích, hắn ngồi chơ vơ trên con dốc ngong ngóng chờ xe. Hoàng hôn se sẽ tắt, sương xuống càng lúc càng dày, buốt càng lúc càng buốt giá hơn. Hắn gục mặt vào hai tay co mùnh như con thú bị thương thảm nảo lạ lùng. Điếu thuốc tàn nóng bỏng đôi môi, hắn ngao ngán búng văng xa. Bất chợt có tiếng động cận kề, hắn ngước lên trông thấy cô gái lạ đang tròn xoe to mắt nhìn hắn. Cô gái mảnh mai như sương, lảng đảng trên đầu dốc như mơ...

Xem tiếp...

Nước mắt chảy xuôi



Già năm nay bao nhiêu tuổi ? Già không còn nhớ rõ, chỉ nhớ một điều là vợ chồng già có nhiều con lắm, 10 đứa con, đứa nào cũng ăn học thành tài. Già rất mãn nguyện với đám con của già, có nhắm mắt xuôi tay, già cũng không ân hận gì. Chắc mấy đứa con già nó bực bội lắm vì ngày nào già cũng nhắc chuyện ngày xưa, chuyện khi chúng còn nhỏ, chuyện khi già làm Trưởng ty Canh Nông, chuyện mẹ chúng tần tảo nuôi heo, nuôi bò, nuôi gà công nghiệp để nuôi đàn con khôn lớn.

Xem tiếp...

Cho thuê phòng


Anh Hai gọi điện thoại từ Thuỵ Sĩ bảo tôi liên lạc với bên môi giới nhà đất tìm mua một căn nhà dưới một trăm ngàn, ngay trung tâm thành phố, lựa địa điểm sầm uất nhất để có thể xin việc làm hoặc đi chợ được dễ dàng, mới hay cũ không thành vấn đề. Tôi nhờ bà môi giới người Mễ chọn nhà ngay khu vực tôi đang ở, khu Spring Branch, bên kia đường cao tốc là Trung tâm Thương mại đồ lưu niệm và khu nhà giàu ở đằng sau khu Thương mại. Chỉ cách một con đường cao tốc mà cả hai thế giới khác nhau, khu vực Spring Branch là khu nhà trung lưu, dành cho người già cả, đã về hưu. Phía bên kia là khu nhà cho tầng lớp cổ trắng, ám chỉ những người giàu có, sang trọng, khác với giai cấp lao động, còn gọi là tầng lớp cổ xanh, phải làm quần quật mỗi ngày để kiếm sống.

Xem tiếp...

Ngày Về



Viết tặng các bậc hiền mẫu ở trong nước.


Tuyết rơi từng đợt nhẹ xuống những cành cây khô trơ trụi, làm trắng xoá cả vùng trời mênh mông hiu quạnh. Tuyết rơi ngập lối, con đường vào nhà đóng băng trơn trợt làm cho tôi e ngại không dám lái xe ra ngoài suốt cả mùa đông.

Về hưu đã được bốn năm nay, tôi lẩn quẩn ở trong nhà suốt ngày ne6n cuồng chân. Không có việc chi làm, hết lau chùi rồi quét dọn nhà cửa, táy máy lang thang trong thế giới ảo vài giờ lại phát chán. Mở TV xem tin tức nghe nói ở quốc nội bị ngộ độc thực phẩm, hằng trăm người sau khi ăn ở nhà hàng phải nhập viện... Bỗng nhiên tôi nảy ra ý tưởng: Tại sao mình không về VN, đem những kiến thức mà mình học hỏi ở đây về quảng bá cho người đồng hương ở trong nước ? Ít nhất, cuối cuộc đời mình cũng làm được điều gì đó có ích cho quê hương, xứ sở, còn hơn suốt ngày giam mình trong nhà ở đây, chỉ biết than vắn thở dài vì thời tiết mùa đông quá khắc nghiệt không đi đâu được.

Xem tiếp...

Đâu đó một lời Yêu

Trưa rực vàng hơi nóng, dưới hàng cây hai bên đường, vòm lá cánh cung ôm nhau che kín khung trời. Phan vẫn có cảm giác mất mát một điều thương yêu nhất. Mai chị Nguyệt sắp đi rồi ! Con đường này thôi từ đây vắng vóc dáng mãnh mai như khói sương của chị. Mấy năm rồi chị trọ học nhà Phan, chị em có điều gì mà không tâm sự với nhau. Cả hai đều yêu quý con đường và vòm lá ôm ấp che khuất mặt trời mùa hạ. Chị lớn hơn Phan bốn tuổi, hình như điều ấy không làm ảnh hưởng đến tâm tình cả hai. Chị kèm Phan học thi tú tài. Rỗi rảnh lại dắt nhau tắm biển, buổi xế trưa. Hay ra con đường này nhìn lá vàng rơi. Phan mười tám, chi hai mươi hai, trong cả hai có một sự cảm thông vô hình. Buồn hay vui nào ai giấu được ai ?

Xem tiếp...

Vườn Cây Xanh



Kinh tế nước Mỹ mấy năm nay càng ngày càng trì trệ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm tiểu thương trong khu buôn bán của người VN. Các tiệm ăn lớn nhỏ, tiệm quần áo, giày dép, son phấn, nữ trang đều than vắn, thở dài. Tiệm nào cũng ế ẩm như chùa Bà Đanh, tiệm nào có khách thì cũng lai rai, không đủ sở hụi. Chủ tiệm đành phải cho người làm nghỉ việc, rồi vợ chồng, con cái phải lăn vào bếp mà nấu nướng, cắt rau, rửa chén. Có tiệm, ông chủ hay bà chủ phải xin đi làm ở hãng xưởng ca ba để có tiền đem về đóng tiền thuê tiệm. Còn ăn uống thì bán cái gì ăn cái đó, bán phở thì ăn phở, bán bún bò thì  ăn bún bò, bán gỏi cuốn thì ăn gỏi cuốn. Ăn đồ cũ đến sặc sừ. Đã vậy, còn có một số người tự tin là mình nấu ngon hơn người khác nên đã bỏ ra một số tiền lớn để xây tiệm mới, mà không biết được rằng đa số khách hàng bị cắt giờ làm, một số khác bị sa thải, cho nên ai nấy cũng e dè trong vấn đề chi tiêu, rồi thì "tưng bừng khai trương để rồi âm thầm đóng cửa ".

Xem tiếp...

Sám hối

http://www.youtube.com/watch?v=wJuQMq2j5rc
  
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Hội thiện nguyện Save Children đã kịp thời di tản 200 em cô nhi ở Cô nhi viện Thánh Tâm ra khỏi nước. Chính hai mắt tròn xoe, ngơ ngác nhìn từng tảng mây trôi lơ lững qua khung cửa sổ máy bay, nó đang tham dự vào một cuộc đổi đời mà trí óc non nớt của một đứa trẻ lên ba làm sao biết được.

Xem tiếp...

Chuyên mục phụ

Nhiều Tác Giả
Số bài viết:
9
Ngô Lạp
Số bài viết:
39
Nguyễn Trác Hiếu
Số bài viết:
1
Phạm Thiên Thu
Số bài viết:
9
Đào Thanh Hòa
Số bài viết:
7
Nguyễn Kim Tiến
Số bài viết:
24
Nguyễn Mỹ Nữ
Số bài viết:
15
Khổng Xuân Hiền
Số bài viết:
2
Truyện Ngắn
Số bài viết:
11
Trần Đông Oanh
Số bài viết:
1
Nguyễn Thị Tê Hát
Số bài viết:
6
Nguyễn Sĩ Hạnh
Số bài viết:
2
Đặng Phú Phong
Số bài viết:
6
Nguyễn Thái Bình
Số bài viết:
1
Nguyễn Quang Quân
Số bài viết:
8
Hồ Ngạc Ngữ
Số bài viết:
6
Trần Thảo Nguyên
Số bài viết:
1
Hà Xưa
Số bài viết:
3
Thanh Nguyên
Số bài viết:
2
Kim Huê
Số bài viết:
1
Nguyễn Mạnh An Dân
Số bài viết:
1
Xuân Phong
Số bài viết:
1
Lan Mai
Số bài viết:
4
Nguyễn Tân
Số bài viết:
1
Nguyên Thùy
Số bài viết:
3
Trần Dzạ Lữ
Số bài viết:
1
Trần Mộng Tú
Số bài viết:
1
Sương Nguyễn
Số bài viết:
39
Đinh Tấn Khương
Số bài viết:
8
Nguyễn Trí Minh
Số bài viết:
6
Huỳnh Thị Thùy Hạnh
Số bài viết:
1
Mang Viên Long
Số bài viết:
1
Nguyễn Trí
Số bài viết:
3
Bùi Diệp
Số bài viết:
4